Ly kỳ về chiếc vương miện hoàng gia

Những chiếc vương miện xuất hiện sớm nhất được tạo từ những cành nguyệt quế ở thời La Mã và Hy Lạp cổ đại, là phần thưởng danh dự dành tặng cho các vận động viên xuất sắc.

Những chiếc vương miện xuấthiện sớm nhất được tạo từ những cành nguyệt quế ở thời La Mã và Hy Lạp cổ đại,là phần thưởng danh dự dành tặng cho các vận động viên xuất sắc. Mãi về sau,hoàng thất mới bắt đầu áp dụng hình thức đội vương miện để khẳng định vị trí uyquyền của mình.

Quá trình tiến hóa của vươngmiện

Quốc vương Babylon cổ đại bắt đầudùng kim loại quý thuần khiết để tạo thành cái nón giáp làm vương miện, có khảmnạm ngọc trai và bảo thạch lên trên. Trong lịch sử, lễ đội vương miện của quốcvương lần đầu tiên được tổ chức là vào năm 800, khi ấy nước Pháp đã đánh bạihàng loạt các quốc gia khác, nhập các vùng đất xâm chiếm được vào bản đồ quốcgia. Giáo hoàng La Mã đã đội vương miện cho quốc vương Pháp, đồng thời tuyên bốmột hoàng đế mới của La Mã đã chính thức hiện diện.

Từ sau thế kỷ XVI, vương miện bắtđầu được gắn những viên kim cương quý để thay thế các loại bảo thạch khác, tượngtrưng cho sự tôn quý và quyền lực của hoàng thất. Nhiều quốc gia không ngại ngầnhuy động lực lượng lớn dân chúng khai thác mỏ, cố gắng tìm cho được những viênkim cương lớn nhất, đẹp nhất để gắn lên chiếc vương miện của vị vua.

Ly kỳ về chiếc vương miện hoàng gia
Ly kỳ về chiếc vương miện hoàng gia

Đến thế kỷ XVIII, quan niệm thẩmmỹ của con người đã có sự thay đổi lớn: những thứ to lớn, cầu kỳ dần bị thờ ơ,thay vào đó là những thiết kế giản dị và tinh xảo. Vì vậy, những viên kim cươngđược khảm nạm trên vương miện của quốc vương cũng được chú trọng về thiết kế vàcông nghệ khảm nạm. Quốc vương, vương phi và công chúa tại nhiều quốc gia đãchạy theo trào lưu này, mời những người thợ ngự dụng mài cắt những viên kimcương thành những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo và mới lạ hơn để gắn lên vươngmiện.

Vào thế kỷ XIX, nghệ thuật kimhoàn của châu Âu phát triển mạnh mẽ, trình độ của các thợ thủ công làm đồ trangsức cũng cao hơn hẳn so với trước đây. Họ tỉ mỉ, kỳ công làm ra những chiếcvương miện cho hoàng thất ngày càng đẹp hơn. Những hoàng tộc tại Đông Nam Á vàTrung Đông thậm chí không ngại đường xa vạn dặm, đến tận châu Âu để đặt làmnhững chiếc vương miện cho họ cùng những cây trượng và các bộ châu báu khác.

Ly kỳ về chiếc vương miện hoàng gia

Đến đầu thế kỷ XX, những ngườithợ trang sức bắt đầu thử nghiệm bạch kim quý giá, có tuổi thọ lâu đời hơn đểlàm nguyên liệu chính cho chiếc vương miện, làm tăng thêm vẻ cao quý bất phàmcho vật tượng trưng cho giá trị cao nhất của hoàng thất và tất nhiên là nâng caocả uy quyền cho chủ nhân của nó.

Ngày nay, tuy chế độ vua chúakhông còn tồn tại nhiều như xưa, nhưng có một số quốc gia vẫn tiếp tục thực hiệnnhững buổi điển lễ đội vương miện vô cùng long trọng cho các vị quốc vương mới.Vào khoảnh khắc chiếc vương miện được đặt lên đầu chủ nhân của nó, dân chúng cảmnhận được sự cao quý của vị hoàng đế mới và hết sức tôn kính con người này.

Ly kỳ về chiếc vương miện hoàng gia

Chiếc vương miện quý nhất

Bảo thạch là thành phần tô điểmkhông thể thiếu của vương miện. Mối duyên tơ giữa bảo thạch và vương miện đượcngười đời truyền lại cho nhau thông qua nhiều truyền thuyết ly kỳ.

Ở Nam Phi, vào một buổi sángtháng 1 năm 1905, khi mặt trời chói sáng như đổ lửa, viên giám sát FrederickWells tại mỏ đá kim cương Cullinan trong lúc đi xem xét hoạt động của nhân côngbỗng phát hiện dưới đất có một vật gì đó chiếu sáng lấp lanh. Tò mò, ông ta dùngcon dao nhỏ moi vật kỳ lạ ấy lên và phát hiện ra đó là một viên đá kim cương tobằng... một nắm tay! Viên kim cương đó trong suốt, tinh khiết, lấp lánh nhữngvầng ánh sáng nhẹ màu xanh. Khi cân, trọng lượng viên đá lên tới 3.024,75 carat.

Ly kỳ về chiếc vương miện hoàng gia

Chính Wells đã không biết rằngviên đá mà ông phát hiện ra được xem là viên kim cương lớn nhất thế giới cho đếntận ngày nay. Sau đó viên đá này được gọi tên là "Ngôi sao Phi châu". Nhân ngàysinh nhật của quốc vương nước Anh Edward VII *9/12/1907), Nam Phi đã dâng viênđá quý này cho hoàng đế nước Anh. Quốc vương Edward VII vô cùng phấn khởi, đãnhanh chóng đưa "Ngôi sao Phi châu" đến thành phố nổi tiếng nhất về nghiên cứuvà gia công kim cương là Amsterdam của Hà Lan để thuê cắt gọt, mài giũa, chấpnhận trả công cho các thợ thủ công Hà Lan 80.000 bảng Anh.

Những người thợ nổi tiếng của HàLan đã phải tốn mấy tuần để nghiên cứu "Ngôi sao Phi châu", đưa ra hàng loạtphương án cắt viên đá này và cuối cùng đã thành công khi cắt viên đá làm đôi.Sau đó, ba người thợ có tay nghề giỏi nhất, mỗi ngày đều phải làm việc 14 giờ vàliên tục tám tháng cuối cùng đã cho ra đời chín viên kim cương lớn, trong đóviên lớn nhất - "Ngôi sao Phi châu I" - nặng 530,2 carat. Vì nó có hình trái lênên quốc vương Anh đã quyết định khảm nạm nó trên cây trượng của mình. Viên"Ngôi sao Phi châu II" nặng 317,4 carat được chọn để gắn lên chiếc vương miệncủa quốc vương.

Ly kỳ về chiếc vương miện hoàng gia

Chiếc vương miện được hoàngthất truyền từ đời này sang đời khác và vẫn giữ được giá trị vô cùng cao quýcủa nó. Trải qua bao sóng gió, thăng trầm, triều đình này sụp đổ, triều đìnhkhác lên ngôi tiếp tục trị vì giang sơn, song vương miện luôn được xem làbáu vật đáng trân trọng nhất vì nó là biểu tượng của quyền lực và sự uynghiêm của người đứng đầu quốc gia. Công nghệ chế tác tinh xảo và chất nghệthuật hoàn mỹ khiến nó tạo được sức mê hoặc đối với tất cả mọi người.

Theo Dương Thanh Vân
Ly kỳ về chiếc vương miện hoàng gia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.