Obama làm gì mới ‘đánh gục’ được Iran trên bàn đàm phán?

Nếu muốn giành chiến thắng tạivòng đàm phán sắp tới với Iran, qua đó củng cố được ghế Tổng thống, ông Obamanên từ bỏ lối suy nghĩ cũng như cách triển khai chiến lược hiện tại.

Nếu muốn giành chiến thắng tạivòng đàm phán sắp tới với Iran, qua đó củng cố được ghế Tổng thống, ông Obamanên từ bỏ lối suy nghĩ cũng như cách triển khai chiến lược hiện tại.

Canh bạc chính trị của Obama

Nhận rõ những nguy cơ tiềm ẩn của việc cùng Israel tham chiến với Iran, Tổngthống Obama vội vàng chấp thuận ngồi vào bàn đàm phán với quốc gia Hồi giáo vớihy vọng “ghìm chân” Israel cũng như thể hiện khả năng kiểm soát tình hình củamình.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc chấp nhận tái đàm phán với Tehran có thểđược xem là một canh bạc chính trị của ông Obama trong giai đoạn vận động tranhcử hiện nay.

Ngay từ năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống, ông Obama phải nhận không ít lờichỉ trích từ phe chủ chiến, thân Israel trong cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.Vì thế, nếu đàm phán thành công thì đây sẽ là một chiến thắng ngoạn mục về ngoạigiao của chính quyền Obama. Nó sẽ giúp ông dập tắt những lời ong tiếng ve ởWashington.

Trong viễn cảnh ngược lại, ông Obama sẽ hứng chịu "búa rìu" nặng nề hơn trước từphía các chính trị gia trong và ngoài đảng. Ngoài ra, nếu thất bại trước Irantrên bàn thương thuyết thì sẽ càng làm gia tăng mối lo ngại của các cử tri Mỹ vềmột cuộc chiến dầu mỏ mới có thể khiến cuộc sống của họ, vốn đã rất khó khăntrong hai năm qua, càng bi đát hơn. Theo đó, cánh cửa trở lại Nhà Trắng của ôngObama sẽ càng khép lại.

Khả năng này không phải không thể xảy ra bởi lịch sử các cuộc bầu cử Mỹ chothấy, những thất bại trong nỗ lực đàm phán từng là yếu tố khiến nhiều Tổng thốngphải từ bỏ giấc mộng nối dài nhiệm kỳ của mình.

Obama làm gì mới ‘đánh gục’ được Iran trên bàn đàm phán?
Chấp nhận đàm phán với Iran, Tổng thống Obama (phải) đang chơi nước cờ mạo hiểm.

Trước ông Obama, năm 1980, CựuTổng thống Jimmy Carter để lỡ một nhiệm kỳ tiếp theo bởi thất bại trong các cuộcđàm phán nhằm phóng thích các công dân Mỹ bị bắt làm con tin tại đại sứ quán Mỹở Iran.

Do đó, ứng viên đảng Cộng hòa Ronald Reagan giành được chiến thắng, trở thànhTổng thống mới của Mỹ. Sau này, khi những cuộc tiếp xúc bí mật giữa một giáo sĩngười Iran với William Casey, một thành viên chủ chốt trong đội vận động tranhcử cho ông Reagan bị lộ, nhiều người ngờ rằng đây chính là nguyên nhân gây rathế bế tắc cho các cuộc đàm phán của chính quyền Jimmy Carter với những kẻ bắtngười Iran. Hệ quả tất yếu là sự thất bại của ông Jimmy Carter trong mùa bầu cửTổng thống Mỹ năm đó.

Một cấp dưới thân tín của cựu Tổng thống Carter sau đó là Gary Sick - nay làGiáo sư ĐH Columbia, trong cuốn sách mang tên “Nỗi kinh ngạc tháng 10” xuất bảnnăm 1991, khẳng định mối ngờ vực trên khi cáo buộc chính Casey xúi giục ngườiIran trì hoãn việc phóng thích các con tin khiến cựu Tổng thống Carter phải chịuthua đau trước đối thủ Ronald Reagan.

Tương tự, tháng 5/1968, chính quyền cựu Tổng thống Lyndon Johnson cũng bắt đầubước vào tiến trình đàm phán hòa bình ba bên với mục đích kết thúc cuộc chiếntranh ở Việt Nam bao gồm miền Bắc Việt Nam, miền Nam Việt Nam và Mỹ ngay trướcthềm bầu cử của nước này.

Tuy nhiên, thời điểm đó, miền Nam Việt Nam tìm mọi cách trì hoãn ký thỏa thuậnhòa bình. Cho đến ngày 9/12/1968 các cuộc đàm phán bị đình trệ hoàn toàn bởi mộtlý do cực kỳ nhỏ nhặt được chính thức đưa ra đó là các bên không thể thống nhấtvề hình dạng của chiếc bàn đàm phán.

Sự thất bại của cuộc đàm phán năm 1968 kéo theo sự thất bại của chiến dịch táitranh cử của cựu Tổng thống Lyndon Johnson. Ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòaRichard Nixon, do đó, giành được chiến thắng và ngay sau khi lên nắm quyền, bắtđầu khởi động lại tiến trình đàm phán.

Lịch sử dường như đang bắt đầu lặp lại khi Tổng thống Obama, trước thềm bầu cửMỹ năm 2012, nỗ lực đàm phán để tìm giải pháp chính trị với Iran. Và nếu khôngcẩn trọng trong vòng đàm phán sắp tới này, ông Obama có thể phải chia tay chiếcghế quyền lực tại Nhà Trắng sớm hơn mong đợi.

Hiến kế cho Obama

Vấn đề đặt ra đối với ông Obama lúc này là làm thế nào để ông có thể giành thắnglợi trên bàn đàm phán mang tính quyết định cho vận mệnh chính trị này của mình.

Với hy vọng có thể giúp Tổng thống Obama trả lời câu hỏi này, giới phân tích đãđưa ra nhiều sách lược khác nhau dựa trên chính những thiếu sót trong các vòngthương thảo trước kia giữa Washington và Tehran.

Theo Trita Parsi, tác giả của cuốn “Chính sách ngoại giao của Obama với Iran”,ông chủ Nhà Trắng không nên để những biến động chính trị trong nước ảnh hưởngđến chiến lược ngoại giao của mình.

Cuộc xung đột giữa Mỹ và quốc gia Hồi giáo đã trải qua ba thập kỷ và nó đangngày càng trở nên căng thẳng bởi chính những diễn biến chính trị ở mỗi nước.Thực tế để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, thời gian qua chính quyền Obamakhông chỉ phải đối phó với quốc gia Hồi giáo mà còn phải “nhìn thái độ” của cácthế lực trong nước.

Tương tự, thực trạng này cũng xảy ra với giới lãnh đạo Iran. Do đó, chiến lượcngoại giao của hai bên dành cho đối phương luôn bị giằng xé giữa các lợi íchkhác nhau, dẫn đến sự bất nhất và kéo theo là sự căng thẳng kéo dài.

Obama làm gì mới ‘đánh gục’ được Iran trên bàn đàm phán?
Theo ông Trita Parsi, Tổng thống Obama (trái) cần tách biệt giữa nền chính trị trong nước với chiến lược ngoại giao với Iran.

“Một trong những sai lầm lớn củaTổng thống Obama là ông không thể tạo cho mình một khoảng không chính trị để tựmình xử trí vấn đề Iran. Ông luôn cố gắng hài hòa mọi lợi ích với hy vọng vấn đềIran không trở thành đề tài gây tranh cãi cản trở chiến dịch tranh cử của ông.Tuy nhiên, thực tế bất chấp mọi nỗ lực của ông, các đối thủ chính trị vẫn khôngngớt lời chỉ trích. Trong khi đó, cơ hội đàm phán để giải quyết triệt để vấn đềlại bị chính ông thu hẹp bởi tham vọng trung hòa các quan điểm khác nhau tại Mỹ.Vì vậy, sắp tới, ông phải tách biệt giữa môi trường chính trị trong nước vớichiến lược ngoại giao với Iran. Có như vậy ông mới dễ dàng đưa ra những quyếtđịnh nhất quán giúp giải bài toán hạt nhân này”, ông Trita Parsi khẳng định.

Trong khi đó, một chuyên gia khác của Mỹ đưa ra lời khuyên, theo đó, ông Obamacần mở rộng phạm vi đàm phán bên ngoài chương trình hạt nhân của Iran.

Theo ông, sự thù địch kéo dài vài thập kỷ liên quan đến chương trình hạt nhân đãđủ khiến cả hai bên mệt mỏi và giờ câu chuyện lại tiếp diễn với hồ sơ hạt nhânsẽ chẳng thể giúp mở ra lối thoát. Do đó, hai bên nên bắt đầu vòng đàm phán bằngnhững vấn đề khác mà cả hai cùng chia sẻ lợi ích và có thể hợp tác, sau đó mớilà những khúc mắc hạt nhân.

“Những lợi ích của một vòng đàm phán mở rộng là quá rõ ràng. Nó có thể tạo ramột môi trường hợp tác mới, qua đó tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và cuối cùnglà giúp gạt bỏ mọi trở ngại đối với nỗ lực giải bài toán hạt nhân”, chuyên gianày nhấn mạnh trên tạp chí Time.

Ngoài ra, một sáng kiến khác được đưa ra, đó là đưa các trung gian hòa giải vàocuộc thương thuyết sắp tới. Cơ chế đàm phán giữa Iran và nhóm P5+1 lâu nay khôngtỏ ra hiệu quả bởi không có sự tin cậy giữa đôi bên. Chính quyền Obama từ trướcđến nay luôn tìm mọi cách để đoàn kết nhóm các cường quốc tham gia vòng đàm phánnày chống lại Iran với hy vọng Tehran không thể kích động các thành viên P5+1chống lại nhau.

Tuy nhiên, càng lôi kéo các nước này lại gần Mỹ, bất chấp những khác biệt trongquan điểm về bản chất của chương trình hạt nhân Iran, thì chính quyền Obama càngtự bó hẹp khả năng đối phó với Tehran. Theo đó, các vòng đàm phán diễn ra trongkhông khí ngờ vực.

Vì vậy, để mang lại triển vọng tích cực hơn cho vòng thương thảo sắp tới, cácthành viên cần sự trợ giúp của những nước có mối quan hệ gắn bó và tin tưởng vớicả hai bên, như Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil.

Những trung gian hòa giải này có thể giúp mang lại thái độ tin cậy hơn cho tiếntrình đàm phán. Thực tế cho thấy hai nhà hòa giải này đã thể hiện vai trò rấttích cực trong việc mang lại những đột phá lớn trong vấn đề hạt nhân Iran, trongđó có thỏa thuận trao đổi hạt nhân hồi năm 2010.

Tuy nhiên, Tony Karon, nhà bình luận chính trị của Time cho rằng, mọi giải pháprất có thể trở nên vô hiệu nếu chính quyền Obama không khẩn trương dỡ bỏ cáclệnh trừng phạt đối với Iran. Do đó, ông đề xuất một giải pháp mà ông cho làthen chốt, đó là giải thoát quốc gia Hồi giáo khỏi các gói trừng phạt.

Lâu nay phương Tây yêu cầu Iran thể hiện sự chân thành bằng cách ngay lập tứcngừng hoạt động làm giàu uranium cấp độ 20% và tiêu hủy toàn bộ số uranium đãđược làm giàu ở cấp độ đó. Tuy nhiên, đổi lại, Mỹ và đồng minh lại chưa đưa rađược đề xuất đáp lễ thỏa đáng nào cho sự nhượng bộ này của quốc gia Hồi giáo. Đóchính là mấu chốt của vấn đề, khiến hai bên cứ giằng co mãi trong các điều kiệnđàm phán.

“Nếu để ý sẽ thấy thời gian ông Obama dành để gây sức ép với Iran nhiều hơnkhoảng thời gian ông ấy dùng để đối thoại với quốc gia Hồi giáo. Thực tế các nỗlực ngoại giao chỉ thực sự được chú trọng trong ba tuần gần đây trong khi sức épliên tục đè nặng lên Tehran suốt ba năm qua. Dĩ nhiên là các lệnh trừng phạt cóthể là giải pháp đỡ tốn kém nhất song chưa chắc đã hiệu quả nhất. Để đàm phánvới Iran tiến triển, chính quyền Mỹ cần giảm bớt sức ép, đặc biệt từ các lệnhtrừng phạt, và thể hiện thiện chí hơn nữa. Có như vậy Washington mới có thể đạtđược điều mình mong muốn”, Tony Karon nhận định.

Quả thực, nếu phân tích những đề xuất trên sẽ thấy đây đều là những điều mà Mỹchưa làm được hoặc chưa muốn thực hiện trong suốt thời gian qua. Thời gian khôngcòn nhiều cho Tổng thống Obama bởi cuộc bầu cử sắp tới. Vì vậy, ông cần thử sứcvới tất cả những sáng kiến trên cùng lúc nếu không muốn vấn đề Iran chặn đứngcon đường trở lại Nhà Trắng của mình.


Theo Trà My
         Đất Việt




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.