“Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Khi “Phật sống” hầu tòa

Sau Vương Hưng Phu, cảnh sát Trung Quốc lật tẩy thêm một “Phật sống” giả mạo khác. Tất cả đối tượng liên quan trong cả hai vụ việc đều phải hầu tòa và nhận bản án thích đáng.

Ngoài trường hợp của Vương Hưng Phu, cảnh sát cũng phanh phui chân tướng của một “Phật sống” giả mạo khác ở thành phố Thâm Quyến, thuộc tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.

Dương Hồng Thần (Yang Hongchen), nghi phạm chính trong vụ án ở Thâm Quyến, sinh ra ở phía đông bắc Trung Quốc. Người này đi tu trong một ngôi chùa nhỏ có tên Hongye ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc vào cuối những năm 1990.

Sau đó, y đến Tu viện Labrang ở tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc, ngụy tạo giấy chứng nhận "Phật sống" và giấy tờ tùy thân là người Tây Tạng. Với danh tính mới, Yang quay trở lại chùa Hongye và bắt đầu lừa dối người dân trong vùng.

Để thu hút nhiều tín đồ hơn, Dương tự nhận mình là cựu lãnh đạo Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc và là hóa thân của nhà sư yêu nước Sherab Gyatso – người rất được tôn kính ở nước này.

Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Khi Phật sống” hầu tòa-1

“Phật sống” giả Dương Hồng Thần. Ảnh: Tân Hoa xã

Theo lời kể của nhiều nạn nhân, ban đầu họ tin vào câu chuyện của Dương. Nhưng các nhà sư ở Labrang khẳng định Dương chưa bao giờ là một nhà sư trong tu viện, chứ đừng nói là một vị Phật sống. Theo lời người dân ở quê nhà của Yang, y thậm chí còn không phải là một nhà sư.

Trước năm 2017, Dương có hàng chục tín đồ. Y cũng hãm hiếp nhiều nữ tín đồ và khiến một người mang thai.

Bị Yang thao túng tâm lý, những nữ tín đồ này sợ bị “Phật sống” nguyền rủa, hoặc có người tin rằng họ đang cống hiến cho sự phát triển của tôn giáo. Không ai trong số họ tố cáo hành vi đồi bại của Yang.

Cuối cùng, đời sống trụy lạc của Yang khiến một tín đồ nghi ngờ. Người này đã tố cáo với cơ quan chức năng ở Thâm Quyến để can thiệp.

Phiên tòa công lý

Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Khi Phật sống” hầu tòa-2

Vương Hưng Phu trong “lễ tấn phong” bất hợp pháp, vi phạm quy định của Phật giáo Tây Tạng vào năm 2008. Ảnh: Hoàn cầu Thời báo

Vương bị kết án 25 năm tù giam và bị phạt 20 triệu nhân dân tệ (tương đương 3,1 triệu USD, 71 tỉ đồng) vì các tội danh tổ chức và lợi dụng mê tín dị đoan để vi phạm pháp luật, lừa đảo, cưỡng hiếp và tham ô. Lurong bị kết án 6 năm tù và phải nộp phạt 5 triệu nhân dân tệ (khoảng 17 tỉ đồng).

Yang phải ngồi tù 18 năm và bị phạt 150.000 nhân dân tệ (khoảng 500 triệu đồng) vì lợi dụng mê tín dị đoan để vi phạm pháp luật, lừa đảo, cưỡng hiếp và tham ô. Trong cả hai phiên tòa, y đều không nhận tội, thậm chí còn đổ lỗi cho các tín đồ của mình.

Nhà chức trách Trung Quốc cho rằng trong cộng đồng hiện nay vẫn còn nhiều kẻ lợi dụng tôn giáo để trục lợi như vậy. Nhưng do nạn nhân thường bị thao túng tâm lý, nên các cuộc điều tra gặp rất nhiều khó khăn.

Li Hanying - cựu quan chức cấp cao về các vấn đề tôn giáo tại Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, thuộc Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – cảnh báo rằng, để nhận diện các đối tượng như vậy, người dân có thể tra cứu danh tính của một "vị Phật sống" tại hệ thống truy vấn trực tuyến của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo. Hoặc người dân có thể xác minh với cơ quan chức năng tại địa phương.

Cựu quan chức này cũng lưu ý Phật giáo là tôn giáo của lý trí và trí tuệ. Do đó, tín đồ không nên mù quáng tuân theo một ai vì lòng sùng kính. Người dân cần xác lập được “đức tin đúng đắn”, cũng như cần có khả năng phân biệt giữa thiện và ác.

Một khi phát hiện ra một "vị Phật sống" đáng ngờ, người dân cần nhanh chóng thông báo cho cơ quan chức năng, ông Li nhấn mạnh.

Những trường hợp giả mạo nhà sư để trục lợi như trên cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các ban ngành chính phủ. Cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát, ngăn chặn hành vi lừa đảo nhân danh tôn giáo và nâng cao nhận thức về những tội ác như vậy.

Chuyên gia Laxianjia đề xuất các trường học giảng dạy kiến thức chung về tôn giáo.

“Không phải là truyền giáo trong nhà trường, mà là để học sinh nhận thức được bản chất, kiến thức về tôn giáo, nhằm hướng tới những giá trị đúng đắn, tránh bị lừa gạt”, Laxianjia phân tích.

Trong vụ án trên, Lurong và một số nhà sư Tây Tạng cũng là đồng phạm với Wang, làm xấu đi hình ảnh của Phật giáo Tây Tạng. Các chuyên gia cho rằng giới tăng lữ Phật giáo nên giữ gìn danh tiếng cho tôn giáo của họ, tuân thủ nghiêm quy định của Phật giáo Tây Tạng và giữ kỷ luật với bản thân.

Theo Lao Động

Xem link gốc Ẩn link gốc https://laodong.vn/tu-lieu/phat-song-gia-mao-o-trung-quoc-khi-phat-song-hau-toa-993092.ldo?fbclid=IwAR3ZFgnpAV0AOWBbo4sDDsPO4Wx5TW5ggyDe5p5h4TO8y9MFMvyd037rhSg

Nhà sư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.