V-League bệ rạc thế này, có 10 HLV Miura cũng bó tay

HLV Miura đang là tâm điểm của những chỉ trích nhưng thực tế phải nhìn lại cả một nền bóng đá, nhất là giải V- League đang có chất lượng ra sao, chứ cứ thế này thì có 10 HLV Miura cũng bó tay?

HLV Miura đang là tâm điểm của những chỉ trích nhưng thực tế phải nhìn lại cả một nền bóng đá, nhất là giải V- League đang có chất lượng ra sao, chứ cứ thế này thì có 10 HLV Miura cũng bó tay?
 

Nhiều người đổ lỗi cho Miura vì tuyển Việt Nam yếu, nhưng cần phải tính đến cái nền V-League quá yếu. Ảnh: VTC

 
Nếu nói rằng, cầu thủ của Việt Nam có ưu điểm là kỹ thuật tinh tế hợp với lối chơi bóng nhỏ rất thích hợp thì điều này e chưa chuẩn hoặc nhìn nhận phiến diện và chưa phải trên bình diện rộng. Khi nói rằng chúng ta có ưu điểm kỹ thuật, thì kỹ thuật ấy có bằng các cầu thủ Thái Lan hay không? Chắc chắn là chưa bằng. Dù lối chơi có thiên về kỹ thuật nhưng sức mạnh phải đảm bảo cho lối chơi kỹ thuật vận hành đủ 120 phút chứ không phải là chỉ 90 phút.
 
Lối chơi kỹ thuật đúng nghĩa, phối hợp nhỏ khéo léo đòi hỏi sức mạnh rất lớn chứ không phải xem nhẹ yếu tố này. Thực tế thì cầu thủ Việt Nam nằm giữa hai yếu tố này, kỹ thuật thì cũng không hẳn siêu đẳng và thể hình thì không phải là ưu điểm hàng đầu, chơi bóng cao, bóng bổng thì không thể vượt qua Thái Lan, Malaysia, Singapore, còn chơi kỹ thuật thì nói là ưu điểm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
 
Khi các đội tuyển tập trung HLV Miura được lợi gì từ một giải V-League mà hầu hết các cầu thủ ngoại chiếm những vị trí trọng yếu như tiền đạo, tiền vệ trung tâm. Đó là chưa kể có quá nhiều trận cầu mà các đội làm tuồng với nhau. Một khi giải vô địch quốc gia lắm bệnh thì làm sao có một đội tuyển quốc gia mạnh được.
 
Việc vừa qua U-19 Việt Nam của HLV Hoàng Anh Tuấn thua U-19 Thái Lan 0-6 trong trận chung kết U-19 Đông Nam Á đã thể hiện rất rõ bức chân dung bóng đá Việt Nam. Một tập thể U-19 Việt Nam chẳng có gương mặt nào đá V-League, ngược lại cả một đội hình U-19 Thái Lan hầu hết là những cầu thủ ở những CLB mạnh đá ở Thai-League và các học viện.
 
Một ưu điểm mà ở thời HLV Miura thể hiện là cầu thủ tăng được phần sức mạnh và sức bền. HLV Miura cần xây dựng một nền tảng sức mạnh cần thiết rồi mới nghĩ đến yếu tố chơi bóng giàu kỹ thuật như kiểu bóng đá Nhật. Còn ở thời điểm hiện nay, cái gọi là “chất tinh tế” và “kỹ thuật” của cầu thủ Việt Nam thì vẫn chưa rõ ràng và rất manh mún. Không thể đòi hỏi HLV trưởng đội tuyển quốc gia kéo cả một “con tàu” của nền bóng đá quốc gia đi lên được.
 
Chẳng hạn như hầu hết hiện nay các CLB chuyên nghiệp thì khối lượng tập luyện nó phải cao hơn cả trận đấu giải, nhưng bóng đá Việt Nam thì ngược lại. Chính vì thế cầu thủ Việt Nam chỉ chạy được đúng nghĩa trong một trận đấu chỉ chừng 60 phút. Yếu tố này lẽ ra HLV trưởng đội tuyển quốc gia phải được hưởng từ cách thức tập luyện ở các CLB nhưng với bóng đá Việt Nam thì HLV trưởng phải dày công và mất thời gian để làm việc này.
 
HLV Miura có thể bị chệch choạc vì ông phải củng cố lại quá nhiều thứ mà cầu thủ lên tuyển còn thiếu, thiếu cả những điều ban nhất. Có lần U-23 tập trên sân Thống Nhất mà ông còn nổi quạu khi thị phạm cầu thủ ném biên vì cầu thủ cứ ném gần mà nhằm vào mặt đồng đội mà ném. Ông Miura phải thị phạm ba đến bốn lần như thế. Đó là nói về điều nhỏ nhất còn tư duy chiến thuật, nền tảng thể lực, sức bền thì sẽ khối vấn đề.
 
HLV Lê Thụy Hải chê ông đồng nghiệp Miura là ở chỗ không đưa ra cách chơi thích hợp với thể tạng cầu thủ Việt Nam và hai năm nay cũng thế. Tuy nhiên điều này không phải dễ một sớm một chiều nâng cấp đủ thứ được.
 
Có điều là hLV Lê Thụy Hải cũng thừa nhận có HLV lừng danh thế giới đến làm đội tuyển Việt Nam cũng thế thôi vì con người nó chỉ như thế, mặt bằng cầu thủ chỉ như thế.

Theo Một thế giới


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.