Bệnh tay chân miệng hoành hành ở TP HCM

Đã có thêm 3 trẻ  ởTP HCM chết vì bệnh này trong vài tuần qua, nâng tổng số tử vong từ đầu năm đến nay lên 9 ca. Khó khăn lớn nhất là chưa có vaccnie phòng bệnh.

Đã có thêm 3 trẻ ởTP HCM chết vì bệnh này trong vài tuần qua, nâng tổng số tử vong từ đầu nămđến nay lên 9 ca. Khó khăn lớn nhất là chưa có vaccnie phòng bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ,Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, cho biết: Từ đầu năm đếnnay, toàn thành phố đã có hơn 1.200 ca mắc tay chân miệng (TCM), tănggần 100% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện có 225/322 xã, phường thuộc 24quận/huyện có trẻ mắc TCM, trong đó các quận Tân Bình, Bình Thạnh, TânPhú, Gò Vấp có số trẻ mắc bệnh cao nhất.

Nguy cơ lây lanmạnh

Bệnh tay chân miệng hoành hành ở TP HCM

Trẻ mắc chân tay miệng đang điều trị.

Ghi nhận tại hai bệnhviện Nhi Đồng TPHCM, số trẻ mắc TCM nhập viện ngày một tăng cao. Tạikhoa Nhiễm Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, có gần 100 trẻ sống tại TPHCM và các tỉnh lân cận đang điều trị TCM. Hơn 20 trẻ nguy kịch bởi biếnchứng thần kinh phải cấp cứu. Số trẻ nằm viện điều trị TCM ở khoa NhiễmBệnh viện Nhi đồng 2 cũng hơn 80 trường hợp; trong đó gần 10% bé bị biếnchứng thần kinh. Theo Trung tâm y tế dự phòng TP HCM, chỉ tính riêngtrong tháng 4, đã có khoảng 595 trường hợp trẻ mắc TCM phải nằm viện(tăng 92% so với tháng 3 và tăng 97% so với cùng kì năm 2010). Hầu hếttrẻ mắc bệnh đều có biến chứng nặng.

Bác sĩ Thọ cho biết, chukì bệnh TCM vào đỉnh dịch khoảng tháng 3 - 5 và tháng 9 - 11 hằng năm.Hiện nay là thời điểm phát triển mạnh của bệnh do thời tiết nắng nóngbất thường, vệ sinh không đảm bảo. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnhtăng lên nhanh chóng. Với đà tăng của dịch TCM như hiện nay, đỉnh dịchkhông dừng lại theo đúng chu kỳ như hằng năm mà có thể sẽ kéo dài sangcả tháng 6, 7.

Chưa có vaccinephòng bệnh

Theo cảnh báo của Trungtâm Y tế Dự phòng TP HCM, khó  khăn lớn nhất đối với bệnh TCM là chưacó  vaccine phòng bệnh, đồng thời phụ huynh không thấy  được mầm bệnh đểđề phòng. Đáng lo ngại là virus gây bệnh TCM xâm nhập vào cơ thể trẻbằng đường tay miệng, dễ lây qua đường hô hấp và tiêu hóa.

Một bà mẹ (ngụ tại TPHCM) có con 7 tháng tuổi mắc TCM đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1chia sẻ: “Mấy hôm trước thấy cháu sốt, nổi lấm tấm đỏ ở tay, ngực, cứtưởng nắng nóng nổi sẩy. Ai ngờ vô bệnh viện mới biết mắc TCM”.  Trướcđó, một em bé ở quận 4 tử vong do nhập viện trong tình trạng bệnh đã trởnặng với những biến chứng thần kinh. Nguyên nhân nhập viện trễ, theongười nhà, là do bé không có biểu hiện bệnh một cách rõ ràng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh,Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, cảnh báo: Biểu hiệncủa bệnh là trẻ nổi các bóng nước có kích thước 2-10 mm, màu xám, hình ôvan, thường xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân vàthường ấn không đau. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ragây những vết loét trong miệng.

Theo bác sĩ Thọ, vì chưacó vaccine phòng bệnh TCM, cũng chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, nguồngây bệnh lại khó nhìn thấy nên biện pháp ngăn ngừa duy nhất là phòngbệnh.  Hiện Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cũng vừa biên soạn tài liệuchẩn hướng dẫn cách phòng bệnh. Chuẩn hướng dẫn đã được gửi đến cáctrường mầm non và chính quyền địa phương để tuyên truyền cho người dân.Theo đó, biện pháp duy nhất để phòng bệnh TCM là thường xuyên dùng dungdịch Cholamine B để rửa sạch những vật dụng mà trẻ hay cầm nắm và thường xuyên rửa tay cho trẻ. Đối với phụ huynh, trước khi cho trẻ ănhoặc tiếp xúc với bé thì  nên rửa tay thật sạch.

Sở  Y tế TP HCM cũng cảnhbáo phụ huynh và giáo viên các trường mầm non phải thực hiện đầy đủhướng dẫn phòng bệnh. Trường hợp phát hiện trẻ  có dấu hiệu TCM như nóngsốt, lừ đừ, đi loạng choạng, TCM nổi bóng nước, thì nên đưa trẻ đến cácbệnh viện chuyên khoa như Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Bệnh Nhiệt Đới TPHCM.

Theo Ngô Đồng
Đất Việt



Người đàn ông bị đánh hội đồng dã man tại cây xăng
Công an thành phố Lai Châu đang điều tra vụ việc người đàn ông bị đánh hội đồng dã man ở một cây xăng trên địa bàn. Người dân và cộng đồng mạng rất bất bình về tính côn đồ, hung hãn của nhóm người sau khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.