Bi kịch được báo trước

Sau bi kịch của Huỳnh Mai chưa được bao lâu, đầu năm 2008, người dân miền Tây lại đón nhận thêm một cái chết thảm của Trần Thị Thanh Lan, ngụ quận Cái Răng TP Cần Thơ, khi cô rơi từ tầng 14 khu chung cư nhà chồng ở Hàn Quốc. Tương tự Thạch Thị Hoàng Ngọc, Lan cũng mới đặt chân đến xứ sở kim chi làm dâu chưa được một tuần thì cuộc sống đã chấm dứt

Với nhiềugiađình có con lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, hoàn cảnh nghèo khó luôn làlý docửa miệng của hầu hết các bậc cha mẹ, bất chấp nhiều rào cản về tuổitác,ngôn ngữ, văn hóa.


 

Hôm tiếp xúc với ông Thạch Sang và bà Trương ThịÚt, cha mẹ của Thạch Thị Hoàng Ngọc - cô gái bị chồng hành hạ và giết hạitại Hàn Quốc mới đây, đại diện các ban, ngành chức năng ở TP Cần Thơ đã tỏra rất bất ngờ khi nghe họ tâm sự rằng do hoàn cảnh khó khăn, ít đất sảnxuất nên đã để mặc cho con gái lấy chồng Hàn Quốc thông qua môi giới.

Bất đồng ngôn ngữ

Cuối tháng 4-2007, lầnđầu tiên dư luận tại VN bàng hoàng trước thông tin một cô dâu Việt chếtthảm tại Hàn Quốc. Nạn nhân là Lê Thị Kim Đồng, 21 tuổi, một cô gái xinhđẹp ngụ tại huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ. Kim Đồng đã tử vong khi cố tìmcách trốn khỏi địa ngục ở nhà chồng và bị rớt xuống từ ban công tầng 9.

Bi kịch được báo trước
Trần Thị Thanh Lan, một trong bốn cô dâu Việt chết thảm nơi xứ Hàn chỉ trong vòng 3 năm qua

Tiếp đó, tháng 8-2007, dưluận trong nước lẫn Hàn Quốc lại phẫn nộ trước cái chết thương tâm củaHuỳnh Mai, 19 tuổi, ngụ tại Kiên Giang, bị người chồng Hàn Quốc giết rồigiấu thi thể dưới tầng hầm căn nhà. Trước khi bị giết hại, Huỳnh Mai đãviết lá thư đẫm nước mắt kể về những mâu thuẫn với chồng do bất đồngngôn ngữ, điều mà gia đình và cả cô đã biết từ trước nhưng bất chấp tấtcả khi đồng ý lấy chồng ngoại.

 Cũng chính vì khôngtiếp xúc được với chồng bằng tiếng Hàn nên cuộc sống của cô gái trẻ nàyngày càng bế tắc và đã kết thúc một cách bi thảm. Trong bức thư, HuỳnhMai còn thừa nhận rằng lúc còn ở quê nhà, cô làm việc rất vất vả nhưngcũng không đủ tiền cho sinh hoạt hằng ngày. Chính vì thế, Huỳnh Mai muốnlấy chồng và sang xứ Hàn để mong thoát khỏi cảnh nghèo khó của mình.

Sau bi kịch của Huỳnh Maichưa được bao lâu, đầu năm 2008, người dân miền Tây lại đón nhận thêmmột cái chết thảm của Trần Thị Thanh Lan, ngụ quận Cái Răng - TP CầnThơ, khi cô rơi từ tầng 14 khu chung cư nhà chồng ở Hàn Quốc. Tương tựThạch Thị Hoàng Ngọc, Lan cũng mới đặt chân đến xứ sở kim chi làm dâuchưa được một tuần thì cuộc sống đã chấm dứt. Nguyên nhân cái chết củaThanh Lan cũng được cho là do bất đồng ngôn ngữ với gia đình chồng.

Mơ mộng hão huyền

Bốn nạn nhân nêu trên đềucó một điểm chung là xuất thân từ gia đình nghèo khó. Cũng như gia đìnhhọ, từng tiếp xúc với nhiều gia đình có con gái lấy chồng Hàn Quốc, ĐàiLoan khác, chúng tôi thấy hoàn cảnh nghèo khó là lý do cửa miệng của hầuhết các bậc cha mẹ khi chấp nhận con mình lấy chồng ngoại, bất chấpnhiều rào cản về tuổi tác, ngôn ngữ, văn hóa.

#

Nếu như Huỳnh Mai, HoàngNgọc và Kim Đồng may mắn hơn do có đủ mẹ cha thì Thanh Lan lại thiếutình thương của cha khi còn trong bụng mẹ. Cô lớn lên bằng tình thươngcủa ngoại và mẹ. Hằng ngày, Lan phải đội thúng bánh bò rao bán khắp nơiđể kiếm tiền đổi gạo sống qua ngày. Cái nghèo đã đẩy cô gái xinh đẹp nàygật đầu lấy chồng Hàn Quốc để mong có tiền lo cho mẹ và bà ngoại giàyếu. Ngày hôn lễ, mẹ cô chỉ nhận được số tiền 3,2 triệu đồng từ ngườimôi giới. Trong đó, trừ chi phí thuê xe lên dự cưới ở TPHCM đã hết 1,2triệu đồng.

Kim Đồng cũng vậy. Trướcngày cưới, gia đình cô còn mang số nợ trên 50 triệu đồng nhưng khôngbiết khi nào mới trả dứt. Tuy nhiên, cái “giá” của cô gái trẻ này khichấp nhận lấy chồng Hàn Quốc chỉ là 300 USD do người môi giới trao lạisau ngày cưới và 300 USD cô gửi về sau khi đã theo chồng sang xứ người.

Với cái chết của Ngọc,nhiều người tỏ ra thương xót nhưng cũng có người không đồng tình với sựđổ lỗi do nghèo của cha mẹ cô. “Cha Ngọc có một người con lấy chồngĐài Loan đang sống vất vả nơi xứ người, một người bị sát hại dã man ởHàn Quốc và giờ lại có một người tiếp tục lấy chồng xứ Đài. Cha Ngọc đổlỗi vì mình nghèo không lo lắng cho con cái được; con làm gì, ở đâu cũngchẳng biết thì thật khó chấp nhận. Đến bao giờ thì các cô gái trẻ VN mớihết mơ mộng hão huyền về sự đổi đời chóng vánh khi lấy chồng ngoại? Việclấy chồng ngoại, sống khổ sở, thậm chí bị thiệt mạng ở xứ người đã đượccảnh báo rất nhiều nhưng ít ai quan tâm. Không thể viện lý do khó khăn,nghèo khổ để biện minh cho việc nhắm mắt đưa chân lấy chồng Đài Loan,Hàn Quốc, dù bi kịch đã được báo trước” – một cán bộ phụ nữ ở CầnThơ nhận xét.

Ngoài ra, dư luận cũngđang đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan chức năng ở địaphương trong việc hướng dẫn, tuyên truyền cho các cô gái có ý định lấychồng ngoại. Trên diễn đàn của một tờ báo mạng, một bạn đọc đặt ra câuhỏi khá gay gắt: “Các cán bộ phụ nữ ở địa phương đâu rồi, sao để hậuquả của tình trạng lấy chồng ngoại thông qua môi giới cứ diễn ra ngàycàng tồi tệ thế này?”. Một bạn đọc khác đề nghị: “Cán bộ tư phápnơi các cô dâu Việt đến đăng ký kết hôn nên quan tâm tư vấn cho họ nhiềuhơn, để đừng diễn ra những cái chết đau lòng như Thạch Thị Hoàng Ngọcnữa”.

Vừa đính hôn đã bị giết hại

Tháng 8-2007, tại phường Trường Lạc, quận Ô Môn - TP Cần Thơ cũng đã xảy ra cái chết thương tâm của một cô gái vừa mới đính hôn với người chồng Hàn Quốc được một tuần. Nạn nhân là Nguyễn Thị Dễ, SN 1984, bị hung thủ giết chết rồi buộc bao cát vào thi thể để thả xuống sông.
 
Lực lượng Công an TP Cần Thơ đã vào cuộc điều tra và sàng lọc các đối tượng nghi vấn. Tuy nhiên, dù đã 3 năm trôi qua và cha mẹ Dễ đã nhiều lần kêu cứu khắp nơi để mong sớm tìm ra nguyên nhân cái chết của con gái mình và truy tìm hung thủ nhưng mọi việc hiện vẫn còn trong vòng bí ẩn.

 

Theo Phạm Công
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.