Cô học trò chạy bộ 15 km đến trường thi

Khi chúng tôitìm đến nhà Võ Thị Thanh Trúc (thôn 7, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, PhúYên) là lúc Trúc đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học cận kề, khinhận được tin mình được xét đặc cách tốt nghiệp THPT.

Khi chúng tôitìm đến nhà Võ Thị Thanh Trúc (thôn 7, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, PhúYên) là lúc Trúc đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học cận kề, khinhận được tin mình được xét đặc cách tốt nghiệp THPT.

Nhớ lại hôm thi tốtnghiệp đó, cô học trò nhỏ đã phải chạy bộ 15 km đến trường thi vì xe đạpbị hư...

Con đường từ ChíThạnh chạy dọc bờ sông Ngân Sơn về hướng thắng cảnh Gành Đá Đĩa làmột trong những con đường quê đẹp nhất ở vùng đồng bằng duyên hảiNam Trung bộ. Nhưng nó bỗng trở thành nỗi ám ảnh suốt mấy tuần quavới cô học trò nhỏ Võ Thị Thanh Trúc (Trường cấp II-III Võ Thị Sáu,huyện Tuy An), khi em chạy trên con đường này hụt hơi mà vẫn trễ giờthi 30 phút vì xe đạp hư.

Chiếc xe đạp giở chứng

Ngày 27-6, ông PhạmVăn Cường, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Yên, cho biết lãnh đạo sở đã cóquyết định đặc cách tốt nghiệp cho trường hợp của thí sinh Võ ThịThanh Trúc. “Sở cũng đã báo cáo các trường hợp được xét đặc cách tốtnghiệp cho Bộ GD-ĐT biết và có ý kiến chỉ đạo nếu thấy cần thiết” -ông Cường nói.

Ngày thi tốt nghiệpTHPT đầu tiên, buổi sáng thi môn văn, buổi chiều thi môn hóa, trongkhi nhiều thí sinh khác có cha mẹ, người thân đón đưa, ăn nghỉ tạinhững nơi gần trường thì Thanh Trúc phải nôn nóng đạp xe về nhà cáchnơi thi gần 15 km.

Cô học trò chạy bộ 15 km đến trường thi

Thanh Trúc với chiếc xe đạp đã bị hư vào đúng ngày thi, trên đường đi học về - Ảnh: Huỳnh Hiếu

Ở đó, ba đứa em nhỏcùng mấy con heo và đàn gà đang chờ chị Hai Trúc vì ba mẹ đã đi làmxa. Nấu cơm xong và cho heo gà ăn, em đạp xe quay lại nơi thi làTrường THPT Trần Phú, giữa đường đến đồng lúa Diên Điền thì chiếc xenổ lốp.

Trúc phải dắt xe chạykhoảng một cây số đến tiệm sửa xe nhưng tiệm sửa xe đóng cửa. Trúcdắt xe chạy tiếp thì xích xe tuột ra bị kẹt không dắt được nữa, đànhgửi xe tại một đại lý bán vật liệu xây dựng gần đó, rồi vào mấy nhàgần đó hỏi mượn xe đạp. “Quýnh quáng quá, em hỏi đại vậy, chứ ai chomượn xe người mới gặp lần đầu” - Trúc kể.

Giữa trưa nắng như đổlửa, nhưng Trúc cứ cắm cổ chạy. Con đường trước mắt bỗng dài vô tận.“Em như thấy có một cánh cửa bỗng đóng sầm trước mặt. Em khóc. Nhưngvẫn cố chạy vì không thể dừng lại - Trúc kể tiếp - Gặp một người đixe máy chạy qua, Trúc vẫy lại nhưng người đó chỉ tay lên đầu, em mớinhớ mình không có mũ bảo hiểm. Vậy là hết. Em biết không bao giờ kịpvào phòng thi nữa, nhưng vẫn chạy trong vô vọng bởi quay lại thì cònvô vọng hơn”.

Một tình cảnh xảy rachưa từng gặp với các thầy giám thị, khi trước mặt là một thí sinhđầm đìa nước mắt, tay chân lẩy bẩy, nói ngắt quãng về lý do mình đếntrễ hơn 30 phút. Được các thầy đưa vào phòng hội đồng để viết đơntường trình và đơn xin cứu xét, cô học trò vẫn rất hoang mang.

Khi nghe các thầykhuyên nên thi tiếp, Trúc vẫn sợ kết quả thi không được chấp nhận.“Đã học 12 năm trời rồi, giờ không lẽ bỏ ngang. Đã chạy đến đây rồithì phải chạy tiếp thôi. Em nghĩ vậy nên tự động viên mình phải làmnhững bài thi còn lại cho thật tốt”- Trúc kể.

Chỉ sợ không được học

Khi đến nhà của Trúc,vật mà chúng tôi muốn thấy đầu tiên là chiếc xe đạp đã gây khổ choem. Đó là chiếc xe đạp mà không thể biết nó là hiệu gì bởi nước sơncòn lại sau nhiều lần thay đổi đã bong tróc loang lổ. Sườn xe có vếthàn lớn như tố cáo nó đã gãy vì bị chủ nhân “bóc lột” quá mức.  “Tôimua chiếc xe đạp này cho con bé hồi nó học lớp 7 với giá hơn 200.000đồng vì là xe cũ” - ba Trúc, ông Võ Văn Sâm, nói.

Nói vậy thôi chứ Trúcrất yêu chiếc xe đạp này. Ngày ngày, nó đưa Trúc vượt gần 20 km đếntrường và về lại bất kể nắng mưa. Nếu trừ đi những ngày bị bệnh thìTrúc chưa một ngày bỏ học.

Hàng xóm ai cũng khenvợ chồng ông Sâm có số nhờ con gái đầu lòng. Gia đình đông con, chỉmỗi mình ông là lao động chính, vợ thì đau yếu triền miên. Vậy làchị Hai Trúc phải phụ mẹ cáng đáng việc nhà, lo cho bốn đứa em, từcô em kề 16 tuổi đến cậu em út 7 tuổi.

Rau cháo cho heo gà,cơm nước giặt giũ, Trúc luôn tay tất tả. Vì vậy cô bé sớm quen vớinếp thức khuya dậy sớm để ôn bài. “Em ráng ôn bài thật kỹ, làm bàitập thật nhiều vì ba mẹ không có tiền cho học thêm như bạn bè. Em sợnhất là một ngày nào đó gia đình quá khó khăn, phải lo cho các em,em không được đi học nữa” - Trúc thổ lộ.

Bốn năm cấp II Trúcđều xếp loại giỏi, năm lớp 9 là học sinh giỏi cấp huyện. Ba năm cấpIII em đều đạt học sinh tiên tiến, năm lớp 11 đoạt giải ba học sinhgiỏi văn cấp tỉnh, năm lớp 12 đoạt giải khuyến khích kỳ thi học sinhgiỏi tiếng Anh cấp tỉnh trên Internet. Trong kỳ thi tốt nghiệp vừarồi em cũng đạt kết quả tốt với 41 điểm cho năm môn: toán 10, văn7,5, Anh 8,5, sử 8, địa 7, hóa (không thi).

“Em Trúc có hoàn cảnhkhó khăn nhưng học rất chăm. Ở vùng giáp biển An Ninh Đông, học sinhthường học đến cấp II thì bỏ học, trai đi biển, gái đi bóc vỏ hộtđào. Có một học sinh có sức học tốt như thế lại được vào lớp chọncủa nhà trường, chúng tôi rất quý” - thầy Nguyễn Trung Bình, Hiệutrưởng Trường cấp II-III Võ Thị Sáu, phấn khởi kể.

Mơ làm thông dịch viên

Những ngày sau khithi tốt nghiệp, trong khi bạn bè nô nức rủ nhau về thành phố ở luyệnthi đại học thì Trúc mất ăn mất ngủ với nỗi lo không biết mình cóđược đi tiếp như các bạn không. “Nếu không được xét đặc cách tốtnghiệp lần này thì em sẽ đi lột vỏ hạt đào. Rồi em sẽ ôn tập để thitốt nghiệp vào năm sau, để được tiếp tục học đại học, tiếp tục thựchiện ước mơ của mình” - Trúc xác định.

“Hồi nhỏ em thấy nhàmình khổ quá! Thấy bà con xung quanh cũng khổ, nên ước mơ làm côgiáo cho bớt khổ” - Trúc kể. Rồi dần dà, Trúc phát hiện mình thíchhọc tiếng Anh nên bắt đầu vạch kế hoạch chọn nghề gắn với yêu thíchnày. Trúc biết mình là học sinh ở nông thôn không được trau dồi kỹnăng nghe nói như các bạn ở thành thị nên càng phải gắng học nhiềuhơn. Ước mơ trở thành thông dịch viên tiếng Anh của cô học trò miềnbiển lớn dần theo năm tháng.

Trúc đăng ký thi vàongành tiếng Anh ở Trường ĐH Nha Trang vì nhà nghèo không có điềukiện đi học xa hơn nữa. “Có lần em ra biển, bỗng dưng tự hỏi phíasau khơi xa kia là gì. Là một nơi có giống xứ mình không? Em nghĩmình là thông dịch viên được giao tiếp với người nước ngoài, em sẽhiểu thêm về những vùng đất mới với những con người mà mình chưađược gặp” - Trúc nói.

TheoNguoilaodong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.