Khổ vì đại công trường

Gây ngập nặng

Người dân Hà Nội ngày ngàyphải đối mặt với không khí đặc quánh bụi khi TP bị đào bới, lật tung bởihàng trăm công trình lớn nhỏ.

Hà Nội đang trở thành đạicông trường với hàng trăm công trình lớn nhỏ chạy đua tiến độ để kịp hoànthành kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Điều đáng nói là khôngchỉ với tiến độ “rùa”, nhiều nhà thầu còn thi công rất cẩu thả, băm nátđường phố. Lòng đường, hè phố thành bãi tập kết vật liệu xây dựng ngổnngang.

Ngổn ngang công trình

Trong nhiều tháng nay,hàng trăm tuyến đường ở Hà Nội bị cày nát bởi các dự án chỉnh trang hạtầng, hạ ngầm hệ thống cáp điện, viễn thông... Từ đường Nguyễn Chí Thanhđược bình chọn là đẹp nhất VN đến các tuyến đường rộng rãi, khang trangnhư Trần Duy Hưng, Hoàng Quốc Việt..., từ nội đến ngoại thành, đâu đâucũng thấy các hạng mục xây dựng dang dở. Công trình xuất hiện ở đâu thìđường phố nơi đó hứng chịu bầu không khí đặc quánh bụi. Người dân sốngtrong ngột ngạt; đi lại, sinh hoạt giữa khói bụi mờ mịt.

Khổ vì đại công trường
Đường Tôn Đức Thắng bị băm nát nhiều ngày nay khiến người dân đi lại rất khó khăn

Nhiều người dân đã tỏ rabức xúc trước sự ì ạch của các đơn vị thi công. Chị Nguyễn Thị MinhKhuyên, ngụ đường Nguyễn Lương Bằng, thắc mắc: “Tôi không hiểu nổi đơnvị xây dựng làm gì mà băm nát đường phố Nguyễn Lương Bằng, Tôn ĐứcThắng... nhiều ngày nay rồi bỏ đó. Mỗi lần đi qua đây, chúng tôi vừa loche bụi mù mịt vừa sợ trượt xe vì đường toàn đá dăm”. Anh Nguyễn Khiêm,nhà ở đường Lê Duẩn, ngán ngẩm: “Phải thực hiện đồng bộ hóa hạ tầng cùnglúc chứ đường vừa làm xong lại đào lên để chôn cáp. Đất đá, vật liệu đểvung vãi là xem nhẹ cuộc sống của người dân”.

Trước tình trạng này, Phó Chủtịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã yêu cầu Sở GTVT và Ban Quản lý dự ánTP phải cắt cử người thường xuyên giám sát các công trình để hạn chế tối đasự ảnh hưởng sinh hoạt của người dân; thanh tra GTVT phải tăng cường kiểmtra, xử lý nghiêm các đơn vị để vật liệu xây dựng, phế liệu bừa bãi. Tuynhiên, đường phố vẫn luôn trong cảnh ngổn ngang, bụi bẩn khắp nơi.

Ông Khôi “chốt” tiến độ cácdự án hạ ngầm và chỉnh trang đô thị phải hoàn tất trước ngày 30-7 để kịpphục vụ đại lễ. Tuy nhiên, với tiến độ hiện nay, hạn cuối này xem ra khó khảthi. Lãnh đạo UBND TP Hà Nội còn chỉ đạo tuyến đường 32 phải hoàn tất côngtác giải phóng mặt bằng trước ngày 10-7 để bàn giao cho đơn vị thi công.Song, đến chiều 15-7, đại diện Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêmcho biết chưa thể khẳng định kết thúc công việc này vào lúc nào!

Gây ngập nặng

Sự chịu đựng của người dân đãlên đến đỉnh điểm sau trận mưa chỉ hơn 2 giờ vào sáng 13-7 khiến Hà Nội hầunhư ngập chìm trong biển nước. Nhiều người cho rằng chính đại công trườngngổn ngang khắp nơi là nguyên nhân khiến TP ngập nặng chỉ sau một trận mưakhông dài. Tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội mới đây, đại biểu Vũ Đức Tân tỏ ra longại về năng lực của hệ thống thoát nước TP. Dù chủ tịch UBND TP Hà Nội đãcam kết sẽ có phương án phòng chống úng ngập dịp lễ 1.000 năm Thăng Long -Hà Nội nhưng đại biểu Bùi Thị An vẫn lo lắng có thể sẽ tái diễn trận lụtlịch sử năm 2008 vào thời điểm này.

Theo ghi nhận của chúng tôi,nhiều tuyến đường mới xây dựng hoặc được chỉnh trang như Khuất Duy Tiến,Vành đai 3, Lê Văn Lương kéo dài..., vẫn còn dang dở, hệ thống thoát nướctràn ngập đất đá. Hồ Bảy Mẫu (22,3 ha) nằm giữa Hà Nội vẫn là đại côngtrường, trong khi đây là một hạng mục công trình của một gói thầu thuộc dựán thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội. Với tiến độ ì ạch, việcngười dân lo ngại về năng lực của hệ thống thoát nước của TP là có cơ sở.

Chỉnh trang đô thị còn nhiều thiếu sót

Ngày 15-7, tại phiên bế mạc kỳ họp HĐND Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã thừa nhận còn nhiều thiếu sót, bất cập trong công tác chỉnh trang đô thị chuẩn bị đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
 
Theo ông Thảo, tiến hành ồ ạt cùng một thời điểm, triển khai quá nhiều hạng mục công trình, biện pháp tổ chức quản lý thi công không hợp lý... đã dẫn đến chậm tiến độ, gây bức xúc trong nhân dân.
 
Ông Thảo cho biết TP đã chỉ đạo tập trung làm dứt điểm các dự án theo cách cuốn chiếu. Toàn bộ các dự án trong kế hoạch sẽ xong trước ngày 15-8 và đến đại lễ sẽ không khởi công thêm dự án mới, không cấp phép đào đường, đào vỉa hè nữa.
 
Về sự cố úng ngập trên diện rộng vào sáng 13-7, ông Thảo cho rằng năng lực tiêu thoát nước của Hà Nội chỉ chống đỡ được những cơn mưa dưới 50 mm trong vòng 2 giờ. Với lượng mưa 50-100 mm trong khoảng thời gian tương tự, sẽ có 25 điểm úng ngập 30-50 cm trong nội thành. Ông Thảo khẳng định TP đã có kế hoạch thoát nước cục bộ, điều tiết giao thông nếu có mưa trong dịp đại lễ .

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.