Những bao tải bí ẩn ở Ba Vì - Hà Nội

Những chiếc bao tảibám đầy ruồi nhặng, bốc mùi khủng khiếp trong bụi tre, triền đê, nổi lềnh bềnhtrên đầm, kênh mương…

Những chiếc bao tảibám đầy ruồi nhặng, bốc mùi khủng khiếp trong bụi tre, triền đê, nổi lềnh bềnhtrên đầm, kênh mương…

Giữa trưa hè nóng cháy da, những chiếc bao tảibám đầy ruồi nhặng, bốc mùi khủng khiếp trong bụi tre, triền đê, nổi lềnhbềnh trên đầm, kênh mương… tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môitrường.
 
“Săn” lợn chết
 
Ngày 7/6, xuôi gần 20km dọc tuyến đê sông Hồngđoạn qua các xã Chu Minh, Phú Châu, Phú Phương, Châu Sơn, Tản Hồng, PhúCường của huyện Ba Vì (Hà Nội), PV Báo GĐ&XH ghi nhận thực trạng về phòng,chống dịch lợn tai xanh trên địa bàn. Và thực tế khác xa so với những gìchính quyền thông tin. Những hình ảnh hãi hùng dọc triền đê, trên các đầm,mương đủ lý giải vì sao đa số các chợ vùng quê vắng bóng thịt lợn, ngườitiêu dùng Hà Nội e dè với món ăn quen thuộc này.
 
Những bao tải bí ẩn ở Ba Vì - Hà Nội
Xác lợn chết rải rác trên triền đê sông Hồng, đoạn thuộc một số xã của huyện Ba Vì. Ảnh: Nam Sương

Trong tổng số 31 xã, thị trấn thuộc huyện Ba Vì, các xã ven đê sông Hồng,sông Đà đang là điểm nóng về lợn ốm, chết do nghi nhiễm dịch tai xanh. Chínhquyền huyện Ba Vì nhận định rằng các địa bàn này tiếp giáp Phú Thọ, Hòa Bình– đã có dịch trước đó, là nguyên nhân chủ yếu. Theo chỉ dẫn kèm những lờibức xúc của chị Nguyễn Thị Lan – nông dân thôn Phong Châu (xã Phú Châu),chúng tôi đã tới được nơi thả đầy những bao tải bí ẩn trên mặt nước. Từ mộtlối rẽ trên đê xuống bãi sông Hồng, giáp ranh 2 xã Phú Châu, Phú Phương,chúng tôi tá hỏa khi “hứng” ngay thứ mùi thối nồng nặc, lợm giọng phả từdưới đầm lên giữa buổi trưa nắng gắt. Hàng tre san sát, xanh mơn mởn dọctriền đê cũng chẳng cản nổi mùi hôi nồng khủng khiếp ấy. Chị Lan và vài nôngdân khác cùng nhau xả bức xúc: “Không ai dám làm quanh đây nữa chú ạ. Mùikinh quá, bảo nhiều lần rồi mà họ cứ tống vào bao tải, ném bừa ra”.
 
Quả thực, từ con đường nhỏ ngăn đôi đầm Xéo vàđầm Trâu của 2 xã này, nhìn thoáng qua cũng thấy la liệt những bao tải căngphồng, buộc kín đầu, nổi lềnh bềnh trên mặt nước đen ngòm, nhớp nhúa. Ruồinhặng bám đầy. Nhưng vậy cũng chưa đủ cơ sở khẳng định những bao tải “bí ẩn”này là xác lợn chết. Chúng tôi mới thấy được một xác lợn con “khỏa thân” cònkhá “tươi” nằm sát bờ đầm Xéo và vài xác lợn chết rải rác triền đê. Các đầubao tải được người dân buộc rất chặt, bao chưa hề bị mủn. Do đó, sau khilùng mua được vài chiếc dao cạo ở quán tạp hóa khá xa, chúng tôi trở lại khuđầm này, dùng que lôi chiếc bao tải bí ẩn vào, rạch ra, kiểm chứng để chụpảnh…

Theo Chi cục Thú y Hà Nội, từ tháng 4/2012, dịch lợn tai xanh đã xuất hiện tại một số xã thuộc các huyện Chương Mỹ, Phúc Thọ, Ba Vì, thị xã Sơn Tây. Dịch bệnh cơ bản đã được khống chế, tuy nhiên, nguy cơ tái phát vẫn rất lớn.

 
Phần vỏ bao phía trên mặt nước vừa mở rộng ra,cả người cầm máy ảnh lẫn người cầm… dao đều kinh hồn bạt vía mà bỏ chạy dùđã nín thở, bịt mồm từ trước. Con lợn chừng 25kg, bắt đầu phân hủy nên bốcmùi hãi hùng, cộng với hơi nóng mặt nước buổi trưa nắng bốc lên, đủ khiếnchúng tôi thi nhau nôn khan. May mà sáng chưa ăn gì cả! Chỉ riêng con mươngbên ruộng ngô mà chúng tôi liều lĩnh “khám phá”, có tới 6 chiếc bao tải đựngxác lợn chết, chưa kể một số bao đã rỗng không vì bên trong phân hủy hết.Không đủ gan dạ rạch hết hàng chục chiếc bao tải thối rải khắp 2 con đầm vàmương khu vực này, chúng tôi tiếp tục xuôi theo đê sông Hồng xuống các xãChâu Sơn, Tản Hồng, Phú Cường…, thi thoảng lại bắt gặp vài bao tải tương tựvứt chỏng trơ ở triền đê xa khu dân cư.
 
Chính quyền nói hay
 
Trái với thực tế phóng viên ghi nhận, thông tintừ đại diện UBND huyện Ba Vì lại cho thấy tình hình kiểm soát dịch bệnh đangtrong giai đoạn rất khả quan, môi trường sạch sẽ, ý thức người dân thì dườngnhư quá tốt, không có chuyện lợn chết bị vứt lung tung, vv và vv...
 
Ông Hứa Bá Trình – Phó trưởng phòng Kinh tế chobiết, từ ngày 19/5, khi phát hiện lợn ốm rải rác trên địa bàn các xã ven đê,UBND huyện này đã ra công điện chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động phòng chốngdịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm – trong đó có 260.000 con lợn. Riêng 5 xãnóng về dịch bệnh như Phú Cường, Tản Hồng, Phú Phương, Châu Sơn, Phú Châu có23.400 con. Theo ông Trình, toàn huyện có hơn 470 con lợn ốm, hiện hơn 200con đã bị tiêu hủy, hơn 200 con được chữa khỏi. Lãnh đạo phòng Kinh tế khẳngđịnh, tình hình nói chung đã ổn định, không có lợn chết thêm, không có lợnmắc bệnh thêm. Tại 4 xã trên, chính quyền cấm hoàn toàn hoạt động mua bán,giết mổ, vận chuyển thịt lợn. Toàn huyện có 18 chốt kiểm dịch ở các xã, bếnđò ven sông. Sức tiêu thụ thịt lợn giảm hẳn.
 
Những bao tải bí ẩn ở Ba Vì - Hà Nội
Con lợn chừng 25kg, bắt đầu phân hủy nên bốc mùi hãi hùng
 
Công điện của chính quyền huyện Ba Vì cũng chỉđạo các địa phương vận động người chăn nuôi thực hiện cam kết “5 không”,trong đó có nội dung yêu cầu người dân không vứt bừa bãi xác lợn bệnh ra môitrường. Thế nhưng, hình ảnh hãi hùng kể trên lại nằm ngay lối vào khu vựctập kết, cân lợn của Ban thú y xã Phú Phương ngoài bãi sông Hồng. Ông PhạmQuang Tạo – trưởng ban này cho hay, trong ngày cao điểm có hơn 1,5 tấn lợnđược chuyển đến chôn lấp. Hiện tình hình đã dịu hơn, riêng buổi sáng 7/6,người dân đã chở 2,5 tạ lợn chết tới xử lý. Nghĩa là, vẫn còn lợn chết vìbệnh – dù không nhiều như trước, vẫn có việc vứt xác lợn bừa bãi ngoàimương, đầm, nhưng những người có trách nhiệm không nhìn thấy(?) Nghĩa là,nguy cơ tái bùng phát, lây lan ra các khu vực vẫn còn, nguy cơ tạo mầm mốngdịch bệnh, ô nhiễm cũng nguyên vẹn.
 
Dọc đường về, chúng tôi gặp không ít những chốtkiểm dịch sát các điếm canh đê, có gác chắn, có tên biển, song, hầu như bỏkhông giữa buổi trưa nắng. Con đê dẫn thẳng tới trung tâm thị xã Sơn Tây.Nghĩa là, không loại trừ khả năng người nông dân tiếc của, có thể dễ dàngchở lợn ốm đi tiêu thụ tại địa phương khác trong lúc cán bộ kiểm dịch đangnghỉ trưa!

Theo Giadinh.net



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.