Sự thật về những gã "cái bang" tật nguyền ở chốn tâm linh

Mới đầu Tết Nguyên đán, tình trạng giả danh tàn tật vẫn hoành hành ở các chốn tâm linh.

Mới đầu Tết Nguyên đán, tình trạng giả danh tàn tật vẫn hoành hành ở các chốn tâm linh.

Cứ sau Tết Nguyên đán, tình trạng ăn xin ở những chốn tâm linh như đền, đình, chùa lại diễn ra phổ biến. Thậm chí nhiều đối tượng thành lập cả "cái bang" để thuận lợi cho hoạt động.

Sau nhiều ngày theo dõi, PV đã ghi lại được những hình ảnh của các đối tượng giả danh người tàn tật quấy nhiễu cửa thiền, lợi dụng lòng trắc ẩn của khách thập phương tại chùa Tranh (xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, Hải Dương).

Thực chất đây là những người khoẻ mạnh, giả danh tàn tật, bệnh tật để xin tiền của mọi người. Họ nằm, ngồi vạ vật ngay cửa ra vào các chốn tâm linh hay ngay cổng gửi xe.

Thực chất đây là những người khoẻ mạnh, giả danh tàn tật, bệnh tật để xin tiền của mọi người. Họ nằm, ngồi vạ vật ngay cửa ra vào các chốn tâm linh hay ngay cổng gửi xe.
 
 
 
 
 
Thực chất đây là những người khoẻ mạnh, giả danh tàn tật, bệnh tật để xin tiền của mọi người. Họ nằm, ngồi vạ vật ngay cửa ra vào các chốn tâm linh hay ngay cổng gửi xe.
 

 
Trước khi đưa mũ ra xin tiền của du khách, các đối tượng này nhìn trước, ngó sau, mặt lúc nào tỏ ra đau khổ.
 

 
Nếu được ai cho tiền, họ nhanh chóng mở khoá bỏ tiền vào túi bên trong áo. Sau đó lại ngửa mũ ra xin tiếp.
 
Người đàn ông này cho biết: "Bản thân bị bệnh ung thư gan 7 năm nay, không có gia đình, không có ruộng, nên phải đi ăn xin mọi người”.
 

 

 
Bị PV truy vấn, người đàn ông này đứng dậy bỏ đi và nói chuyện với người quen đang bán hàng ngay cổng chùa, sau đó đi về phía trong làng.
 

 

 
Còn đây là hai đối tượng là vợ chồng. Người đàn ông nằm ngửa nép mình ngay cổng ra vào. Người đàn bà ngồi cạnh cổng Tam quan hướng mắt về phía trước quan sát.
 

 
Nếu không có ai để ý, đối tượng này nhổm dậy, khi có người đi đến, ngay lập tức lại nằm xuống giả trọng bệnh.
 

 

 
Lúc vắng khách, hai đối tượng ngồi lại với nhau hội ý và kiểm tra "thành quả" kiếm được. Sau đó lại tách ra để dễ “tác nghiệp”.
 
Người đàn này cho biết: " Nhà ở Đền Mẫu, tranh thủ lúc chưa cấy nên về các nơi xa để xin tiền. Chỉ xin đến mồng 7 Tết là về làm ruộng".
 

 


 
Đồ ăn thức uống được chuẩn bị sẵn để tiếp sức cho việc hành nghề. Sữa, táo, phở, bát, đũa được giấu trong góc khuất.  

 

 

 
Lúc vắng khách, hai người mang phở ra phía sau chùa ăn lấy sức để túc trực xin tiền.
 
Người chồng vừa ăn vừa quan sát
 
Còn người vợ không cho PV tác nghiệp.
 

 
Thấy PV đi khỏi, người đàn bà nhanh chân quay trở lại cổng chùa.
 
Và đây là đối tượng xin tiền ngồi ở khu vực gửi xe của khách.
 

 
Ai đi qua anh ta cũng chìa mũ cối ra xin, từ phụ nữ đến người xuất gia.
 

 
Khi xin được, người này nhanh tay cuộn tiền lại nhét vào khe mũ.
 

 

 

 
Rất nhiều người bị các đối tượng giả danh xin tiền mà không hề hay biết.
 

 
Trả lời PV, một bà cụ là vãi ở chùa cho biết: "Mùa lễ hội, Tết nào mấy người này chẳng về nằm vật vạ ở đây. Toàn người khoẻ mạnh đó, nhưng nói dối bị bệnh để xin tiền. Có những người còn là vợ chồng, sáng họ đến sớm, chiều muộn lại bắt xe ôm về".
 
 
 

Tại các chốn tâm linh lúc này vẫn đông đúc các đối tượng giả danh để xin tiền.

 
Theo Đức Tùy (Giadinh.net.vn)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.