Trưng tên gái gọi, giấu tên gọi gái

Có gì đó rất bất thường trong thực thi công quyền phá án mãi dâm, bất thườngbởi chỉ chú ý đến gái bán dâm trong khi đáng ra thủ phạm chính là kẻ đi muadâm.

Có gì đó rấtbất thường trong thực thi công quyền phá án mãi dâm, bất thường bởi chỉ chúý đến gái bán dâm trong khi đáng ra thủ phạm chính là kẻ đi mua dâm.

Không thể kể hếtnhững vụ “ăn bánh trả tiền” trong giới thượng lưu phương Tây, từ các chínhkhách hàng đầu như cựu Thủ tướng Ý Berlusconi, cựu tổng giám đốc IMF StraussKahn, đến tài tử Mỹ Hugh Grant, ngôi sao bóng đá Anh Ashley Cole, Rooney,mới đây nhất là cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai... Điều rõ ràng là tất cảnhững cái tên quen mùi lầu xanh ấy đều được nêu công khai, để dư luận tấncông không thương tiếc.

Còn ở Việt Nam, sau những sựkiện chấn động phát hiện đường dây gái gọi cao cấp, dư luận không thấy mộtcái tên gọi gái nào được thông tin công khai, dù ai cũng biết giới thừa tiềnmới có nhu cầu gọi gái hoa hậu, người mẫu, diễn viên... Phải chăng có sựkhác biệt giữa hành vi mua dâm giữa xứ đang phát triển và phát triển? Chẳnglẽ ở xứ ta không quyền lực nào chạm được hành vi mua dâm, thứ di chứng tệhại của tư tưởng phụ quyền? Phải chăng ở xứ ta, tư tưởng văn minh về bìnhquyền có vạch sẵn một đường ranh loại bỏ giới phụ nữ hành nghề “vốn tự có”?

Có gì đó rất bất thường trong thực thi công quyền phá án mãi dâm, bất thườngbởi chỉ chú ý đến gái bán dâm trong khi đáng ra thủ phạm chính là kẻ đi muadâm. Cũng có gì đó rất bất thường ở sự hả hê, nhẹ nhõm của dư luận khi gáimãi dâm bị bôi tro trét trấu trên các phương tiện thông tin. Và hết sức bấtthường khi tên gái gọi giờ đây không còn được viết tắt, hình gái gọi khôngcần che mặt mà đều được phơi rờ rỡ trên các trang báo.

Trưng tên gái gọi, giấu tên gọi gái
Bằng hành vi mua dâm cao cấp, những kẻ dâm ô đã tước đoạt, huỷ hoại niềm vui của công chúng lành mạnh về cái đẹp và người đẹp.

Không ai phủnhận về đạo đức và pháp luật, bán dâm là có tội. Nhưng giá trị của đạo đứctruyền thống và sự công bằng của luật pháp cũng đòi hỏi kẻ mua dâm phải bịkết án. Dư luận công minh không bào chữa cho gái mãi dâm, nhưng nếu khônglên tiếng bảo vệ nhân phẩm của người lỡ bước sai lầm thì sẽ không khác gìchuyện đưa xã hội ngược thời gian về thời trung cổ. Và từ giá trị của sựcông bằng cơ bản, kết tội kẻ mua dâm chính là hành xử văn minh, là cách tốithiểu để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ chớ không phải bảo vệ việc họhành nghề mãi dâm.

Có một nhà báonữ tâm sự rằng, cô không muốn chỉ thấy gái mãi dâm bị bắt nữa, mà muốn nhìnthấy cảnh công an xông vào khách sạn, nhà trọ khám xét đám đàn ông mua dâm,khiến họ phải gục đầu xấu hổ thú tội dưới ống kính truyền hình. Cô không logì chuyện gia đình của những kẻ đó tan nát, nếu rơi vào gia đình cô, cô cũngkhông sợ. Bởi cái đáng lo, đáng thương là khi thấy chỉ người phụ nữ bán dâmgánh chịu nhục nhã; cái đáng sợ là bị đàn ông lừa dối ra ngoài mua dâm.

Trở lại vớichuyện đường dây bán dâm có dính tới giới thời danh. Nếu công minh hơn,không ai để những mức giá bán dâm ngàn đô gây hiệu ứng ganh ghét. Vấn đềđáng đặt ra là phải chăng các cuộc thi hoa hậu, người mẫu, ca sĩ... đều ẩntàng mục đích tuyển gái cho các đại gia? Một nhà báo của hãng tin quốc tếkhi tham dự một cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam kể rằng, từ đêm bán kết đếnchung kết anh đã chứng kiến cảnh các đại gia xì xầm đấu giá những thí sinhdự thi. Nếu các cơ quan công quyền ở Việt Nam không để tư tưởng phụ quyềnchoán hết tính công minh thì họ phải nhìn thấy ở hiện tượng này nguy cơ tổchức mãi dâm hoặc buôn người.

Chính những thếlực đen và giàu có bất chính đã tạo nên động cơ săn tìm gái ngàn đô và tạonên thị trường gái gọi cao cấp. Và chính sự đồi truỵ của giới này đã bôi bẩntrước khi giết chết những cuộc thi được coi là hoạt động văn hoá. Bằng hànhvi mua dâm cao cấp, những kẻ dâm ô đã tước đoạt, huỷ hoại niềm vui của côngchúng lành mạnh về cái đẹp và người đẹp. Những kẻ dâm đãng ấy sẽ không dừnglại nếu đất nước này tiếp tục không có những phiên toà kết án những ngườitạo ra thị trường bán dâm cao cấp, và những kẻ luôn có nhu cầu mua dâm gáinổi tiếng.

Bất bình đẳng trong truyền thông

Khoảng một tuần nay, nhiều báo in (và báo mạng) đưa tin “phát hiện” cô người mẫu này cô hoa hậu hoa khôi kia cô diễn viên nọ… trong đường dây bán dâm ngàn đô. Lập tức tên tuổi, nghệ danh, biệt hiệu, quê quán, nơi ở, nơi “làm việc”, thậm chí cả hình ảnh các cô đều “được” đưa lên mặt báo (mạng) với những lời tường thuật sự việc không mấy khách quan và mang đậm sự kỳ thị về giới, bởi thông tin về (những) người đàn ông mua dâm rất khiêm tốn: hầu như không tên tuổi, không nghề nghiệp, không hình ảnh, và cả cách xử lý (hình phạt) cũng không! Cùng lắm chỉ là một danh từ chung “đại gia” và cái tên viết tắt (để câu khách?)

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật! Lẽ nào chỉ có gái bán dâm mới làm xã hội băng hoại về đạo đức? Cách thông tin trên báo chí như vậy không khách quan, thể hiện sự bất bình đẳng trong truyền thông, và sau đó là trong luật pháp, ngoài sự bất bình đẳng về giới rất rõ ràng. Sự bất bình đẳng trong xã hội biểu hiện qua, và từ những chuyện như thế!

Buồn thay, phản ứng lại sự bất bình đẳng này hình như chỉ thấy trên các mạng xã hội, vốn không được xem là truyền thông “chính thống”!

Theo SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.