Vì sao "treo" 46 bị án tử hình?

Nhiều ý kiến thắc mắc về việc hiện TP HCM vẫn còn 46 bị án tử hình chưa được đưa ra thi hành. Quy trình thi hành án tử hình liệu có vấn đề?

Nhiều ý kiến thắc mắc về việc hiện TP HCMvẫn còn 46 bị án tử hình chưa được đưa ra thi hành. Quy trình thi hành án tửhình liệu có vấn đề?

Ông Huỳnh Ngọc Ánh, Phó Chánhán Tòa án nhân dân TP HCM, giải thích quy trình thi hành án tử hình rất chặtchẽ đến mức nhiêu khê, phải qua nhiều khâu xem xét, trong khi đó luật lạichưa hạn định thời gian để các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khángnghị, bác kháng nghị hay ân giảm tội chết. Có những trường hợp tử tù phảichờ 7 năm mới bị thi hành án, như trường hợp Phùng Long Thất (Bảy Thất),nguyên Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu 1 - Cục Hải quan TP HCM, trongvụ án buôn lậu tại Công ty Tân Trường Sanh.

Ông Ánh cho biết, sau khi bảnán tử hình có hiệu lực, người bị kết án tử hình trong thời hạn 7 ngày cóquyền làm đơn xin Chủ tịch nước tha tội chết. Thường có hai loại là xin đượcsống hoặc kêu oan. Nếu kêu oan, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao phải xem xét và ra quyết định khángnghị hoặc không kháng nghị bản án. Nếu có kháng nghị mà Hội đồng giám đốcthẩm hoặc Hội đồng tái thẩm Tòa án nhân dân Tối cao không chấp nhận, vẫn giữnguyên bản án tử hình thì một lần nữa, tử tù được đệ đơn xin ân giảm án. NếuChủ tịch nước cũng có quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình thì bản ántử hình được thi hành. Trong trường hợp người bị kết án tử hình không có đơnkêu oan, không xin Chủ tịch nước ân giảm thì quy trình vẫn phải chờ Chánh ánTòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao xem xét,ra quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị bản án.

Sau khi đã thông qua các thủtục trên, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tửhình đồng thời yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơquan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hànhán hình sự cấp quân khu cử đại diện tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.Tiếp đó Chánh án Toà án ra quyết định thi hành án phải thành lập Hội đồngthi hành án tử hình. Sau khi có quyết định thi hành án, một phó giám đốccông an tỉnh lập kế hoạch, huy động lực lượng cảnh sát bảo vệ hỗ trợ tưpháp, trại tạm giam, cơ quan điều tra vụ án, kỹ thuật hình sự, cảnh sát giaothông, cảnh sát cơ động, công an huyện nơi có pháp trường, bộ phận nghiệpvụ... để chuẩn bị thi hành án.

Hiện thi hành án tử hình tạiViệt Nam vẫn theo hình thức xử bắn. Tuy nhiên, theo Luật thi hành án hình sự53/2010/QH12 ngày 29/6/2010 có hiệu lực từ 1/7/2011 thì hình thức Thi hànhán tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Hiện Chính phủ và các bộngành đang gấp rút xây dựng các văn bản hướng cũng như chuẩn bị cơ sở vậtchất để thực thi luật này.


Theo Gia Khang
Đất Việt



Bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm ở Bắc Giang
Sau 18 năm lẩn trốn, đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Ngô Văn Đô vừa bị Công an TP Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an Hà Nội bắt giữ.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.