Học sinh bám dây leo trên vách đá dựng đứng để đến trường

Sống trên đỉnh núi, học sinh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đánh cược tính mạng khi bám vào dây leo để di chuyển trên vách đá cao 800 m trên đường đến trường.

Sống trên đỉnh núi, học sinh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đánh cược tính mạng khi bám vào dây leo để di chuyển trên vách đá cao 800m trên đường đến trường.

Tại khu làng Atule'er trên núi cao ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, học sinh phải leo trên vách núi hiểm trở, cao khoảng 800 m để đi từ nhà đến trường.

Trước đây, các em từ 6 đến 15 tuổi bám vào dây leo để thực hiện chuyến phiêu lưu tìm chữ nguy hiểm.

Hoc sinh bam day leo tren vach da dung dung de den truong hinh anh 1
Học sinh bám vào dây leo, từ từ tụt xuống vách núi để đến trường. Ảnh:CNN.

Hồi tháng 8, chính quyền địa phương làm chiếc thang khổng lồ từ 1.500 ống thép (dự kiến tháng 11 mới hoàn thành), giúp dân làng giao lưu với xã hội bên ngoài thuận lợi hơn. Dù vậy, với các em nhỏ, chặng đường đến trường vẫn vô cùng gian khó.

Để tới lớp, 15 em nối nhau trên chiếc thang, dần tụt xuống từ vách núi cao trong khoảng 2 tiếng. Vì điều kiện đi lại khó khăn, các em ở nội trú, chỉ về nhà hai lần mỗi tháng.

Đầu năm nay, những bức ảnh học sinh miền núi bám vách núi đến trường được đăng tải trên báo khiến nhiều người rùng mình và lo ngại cho sự an toàn của các em.

Trong thời gian chờ chiếc thang hoàn thiện, 15 học sinh vẫn phải đánh cược tính mạng để tìm kiếm tri thức.

Hiện tại, ở những đoạn đã được lắp thang thép, các em di chuyển dễ hơn. Những đoạn còn lại, học sinh bám vào dây leo, đối mặt nguy cơ rơi xuống vách núi.

Trước đó, nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra khi dân làng, kể cả người lớn, lỡ chọn phải dây leo khô. Vì thế, làng Atule'er trông đợi rất nhiều vào chiếc thang thép này.

Theo Zing

hoàn cảnh khó khăn

học sinh Trung Quốc

chăm học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.