Chi tiêu ngày Tết

Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ chi tiêu như thế nào trong dịp Tết? Không ít người có tư tưởng kiếm tiền cả năm để "mua" cái Tết hoành tráng, nhưng cũng có nhiều người vun vén tiết kiệm mà đảm bảo Tết vẫn vui và ngân quỹ vẫn đầy.

Có bao giờ bạnnghĩ mình sẽ chi tiêu như thế nào trong dịp Tết? Không ít người có tưtưởng kiếm tiền cả năm để "mua" cái Tết hoành tráng, nhưng cũng cónhiều người vun vén tiết kiệm mà đảm bảo Tết vẫn vui và ngân quỹvẫn đầy.

Đến hẹn lại lên

Tết, điểm khởiđầu cho những gì diễn ra trong năm, vì vậy ai cũng mong muốn nhà mìnhđón một cái Tết đầy đủ, vui vẻ, ấm áp và nhiều may mắn. Có hàngtrăm khoản phải chi tiêu trong dịp này: nào là tiền quà cáp gia đìnhnội ngoại, tiền lì xì, tiền mua đồ nội thất để trangtrí nhà cửa, tiền mua quà ngoại giao, tin muathực phẩm dự trữ, tiền đi du lịch. Vì vậy, cứ đến những ngày nàylà nhà nhà lại lên kế hoạch chi tiêu đón Tết.

Chị Mai Lan,nhà ở Phú Nhuận cho biết: "Không phải Tết mới có quần áo mới vàthức ăn ngon, nhưng Tết nào tôi cũng sắm sửa cho các thành viên tronggia đình vài bộ quần áo mới cho rộn ràng và có không khí Tết. Đichợ lo thực phẩm, tiếp khách, quà cáp, lì xì mấy ngày Tết cũng cầnmột khoản tiền không nhỏ. Dự tính Tết này,gia đình tôi tiêu tốn ít nhất là gấp ba tháng bình thường. Cộng cảtiền lương, tiền thưng của cả hai vợ chồng thìcũng có một cái Tết tạm gọi là đầy đủ".

Suy nghĩ của chị Lancũng là tâm lý của nhiều gia đình khác mỗi khi năm hết Tết đến. Mộtnăm làm ăn tất bật, khi Tết đến xuân về, mọi nhà không nhiều thì ítđều chuẩn bị mua sắm. Trong đó, việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa làđiều hà tất phải có. Sang thì đào, mai rộn ràng, khó khăn hơn mộtchút thì cũng sơn sửa lại tường nhà, chuẩn bị bánh, mứt... Người tađều có chung một suy nghĩ: có sự go ghép, sửa sang thì mọi thứ sẽhành thông, suôn sẻ, may mớn hơn khi bước sang năm mới.

Chi tiêu ngày Tết

Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ chi tiêu như thế nào trong dịp Tết?

"Xả" tiền dịpTết

Chuyện tranghoàng nhà cửa, biếu xén, quà cáp mỗi dịp Tết đến, xuân về đã thànhluật bất thành văn, không cần phải nhắc nhở. Từ mong muốn đón mộtcái Tết đầy đủ đến việc biến Tết thành dịp để mở rộng mối quan hệvà kết thân với đối tác hay đơn giản chỉ để thỏalòng tiêu xài xa xỉ sau một năm vật lộn kiếm tiền. Các khoản chi tiêuđáng kể trong dịp Tết giờ không còn ưu ái cho việcăn uống thỏa thê mà đã nhường chỗ cho khoản tiền trang trí, sửa sangnhà cửa và việc mua quà cáp, nhất là quà biếu cấp trên hay đối tác.

Là giám đốccủa một công ty xuất nhập khẩu, quận 1 - anh Việt dự định cho Tết CanhDần khoảng 300 triệu đồng. Khoản tiền lớn nhất sẽ chi vào việc thaythế một số đồ nội thất trong nhà, còn lại là tiền mua quà cáp, đồăn, thức uống, tiền lì xì, tiền đi chùa lễ phật, cúng kiếng... Anhnói: "Chi tiêu như thế nào tùy thuộc vào khả năng và cách nghĩ củamỗi người, tôi thì thấy rằng, cả năm mình làm việc vất vảthì cũng phải đón một cái Tết cho ra Tết chứ.Xởi lởi trời cho mà!".

Còn với chịThoa, quản lý mảng san lấp mặt bằng trong một côngty về xây dựng quận Thủ Đức chia sẻ: "Làm trong lĩnh vực xây dựngnhư gia đình tôi, khâu "đối ngoại" rất quantrọng. Công việc của tôi và ông xã có nhiều đối tác, mà toàn lànhững "ông lớn" nên quà Tết cũng không thể thường thường được, mỗiphần quà Tết cũng từ một đến ba triệu. Tốn kém và hoang phí nhấtcó lẽ là rượu Tây vì có cái mác "xịn" nên đắt đỏ chứ thực ra cóchắc gì hơn rượu Việt, nhưng vẫn phải mua thôi. Còn đối với cấp dưới,cả năm đã làm việc cho mình thì cũng phải cho họthùng bia chứ. Tôi chỉ có thể tiết kiệm bằng cách lên siêu thị miễnthuế Tây Ninh mua hàng. Tính từ giữa tháng 10 âm lịch đến ngày Tết cólẽ tôi phải đi đi về về từ thành phố Hồ Chí Minhđến Tây Ninh có khoảng chục lần".

Vẫn biết làtốn kém, "của đau con xót" nhưng tiêu vẫn phải tiêu, vì đồng tiền đitrước bao giờ cũng là "đồng tiền khôn". Việc biếu xén cũng phải lýdo chính đáng mới "thuận", nên Tết được coi nhưmột dịp để nhiều người tận dụng tối đa.

Không để Tết làgánh nặng

Với những giađình có điều kiện, có thể chi vài chục đến vài trăm triệu hoặchơn thế cho một cái Tết. Việc mua bán sắm sửa là cần thiết. Tuynhiên, nhiều người chuẩn bị đón Tết thật rình ràng, nhưng khi bangày Tết qua đi, lại thừa mứa. Những thứ phải chuẩn bị rất kỳcông cuối cùng phải thu xếp và gác lại để bắt đầu những ngàylàm việc mới. Bởi vậy gia đình chị Thủy Trinh (Bình Thạnh) khôngmua quà cáp gì nhiều nên việc chuẩn bị tiền tiêu Tết không phảilà gánh nặng.

Chị tâm sự: "Thu nhập như gia đình tôi không đến nỗi khó khăn vì vẫn có một khontiền tích lũy nhưng vẫn phải chi tiêu tiết kiệm. Hơn nữa, gia đình lạichưa có con cái nên có lẽ chỉ cần năm đến bảy triệu đồng là đã loổn thỏa một cái Tết ấm áp và vui vẻ rồi. Bây giờ Tết có phải cáigì ghê gớm đâu, ngày thường cũng đã như Tết rồi. Điều mọi người muốntận hưởng nhất trong dịp này là một không khí Tết vui vẻ, ấm cúng".

Chi tiêu, muasắm, trang hoàng nhà cửa để đón một cái Tết tươm tất, đủ đầy làđiều hết sức bình thường của mỗi gia đình. Thế nhưng, chi tiêu thếnào cho phù hợp với mức thu nhập là việc phải cânnhắc sao cho đón một cái Tết đầy đủ mà không bị thâm hao ngân sách đểrồi sau đó phải "bóc ngắn cắn dài". Không phải mua sắm thật nhiều,thật hoành tráng thì Tết mới vui. Quan trọng nhất, Tết vẫn là dịpđể mọi người còn nhiều thời gian quan tâm, thương yêu nhau hơn và aicũng vui vẻ, hớn hở thì đó mới là cách đón Tết thật ý nghĩa.

Theo LinhLinh
Chi tiêu ngày Tết



Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.