Dâu phố và nỗi sợ ăn Tết ở quê chồng

Trong lần đầu về ăn Tết quê chồng, trong khi được sai ra ao rửa rau, Ngọc trượt chân ngã, cả người lẫn rau rơi tòm xuống nước.

Trong lần đầu về ăn Tết quêchồng, trong khi được sai ra ao rửa rau, Ngọc trượt chân ngã, cả người lẫn raurơi tòm xuống nước.

Từ ngày đi lấy chồng, cứ hễ nghenhắc đến Tết là Ngọc (ở phố Láng Trung, Hà Nội) lại thấy sợ. Chả bù cho ngày còncon gái, cô chỉ thích Tết để được đi chơi, bay nhảy, hoặc được ngủ vùi cả ngàymà chẳng lo lắng bị mẹ gọi ời ời mỗi sáng.

Ngọc là con út nhưng lại về làm dâu trưởng nhà Quang, vốn là một gia đình rấttrọng lễ nghi, cầu kỳ, kỹ lưỡng trong mọi nghi thức. Gia đình Quang quê ở HàNam, mặc dù đã chuyển lên Hà Nội hơn chục năm nay nhưng năm nào cũng vậy, từngày mùng hai, cả nhà lại về quê ăn Tết, đến tận mùng 4, mùng 5, khi chuẩn bịphải đi làm mới quay lên Hà Nội.

Dâu phố và nỗi sợ ăn Tết ở quê chồng

Ngọc về làm dâu nhà Quang thì cũng phải theo nếpấy. Vốn là "tiểu thư" sinh ra tại Hà Nội, Ngọc hầu như chẳng biết gì nhiều đếnnhững nếp sinh hoạt ở nông thôn. Năm đầu tiên thấy Quang thông báo cả nhà sẽ vềquê ăn Tết, Ngọc háo hức lắm vì cô tưởng tượng rất nhiều điều thú vị về phongtục ăn Tết ở các vùng quê qua sách báo đã được đọc. Nhưng Ngọc gặp sự cố ngaylần đầu tiên theo chồng về quê mà đến giờ Quang vẫn trêu vợ, gọi đó là “sự cốchiếc váy ngắn”.

Năm đó thời tiết rất ấm áp nênNgọc mang theo về cả một bộ sưu tập váy ngắn các kiểu. Đó là thói quen ăn mặccủa cô chứ cũng không phải cô cố tình thế. Nhưng rồi Ngọc phải dở khóc dở cườikhi thấy mình trở nên lạc lõng trước con mắt của họ hàng nhà chồng ở quê.

Ngay khi vừa bước xuống khỏi ô tô, Ngọc đã trở thành tâm điểm chú ý của cả làng.Nhất là đám trẻ con, chúng cứ đi theo Ngọc chỉ trỏ, tò mò như nhìn người ngoàihành tinh: “Ô, cô này mặc trên mùa đông, dưới mùa hè này chúng mày ơi!”, “Mắtxanh mỏ đỏ kìa!”. Ngọc ngượng chín người. Nhưng phiền phức đó mới chỉ là khởiđầu.
 
Ở quê, khi ngồi ăn thì trải chiếu ra giữa sàn chứ mấy nhà có bàn ăn như ở thànhphố. Ngọc lại mang toàn váy về, thế nên cô khốn khổ mỗi khi đến bữa. Bữa cơmngày Tết ở quê bao giờ cũng rất đông đúc, có khi là vài ba mâm, trải chiếu ngồithành hàng dài. Ngọc diện váy ngắn nên loay hoay mãi không tài nào lựa được cáchngồi cho “kín đáo”. Nhất là lại phải đứng lên ngồi xuống nhiều lần để lấy cái nọ,cất cái kia nên cô càng khốn khổ.

Ngọc là dâu mới nên luôn “được” các cô bác trong họ sai làm các việc để thử sựđảm đang. Bác cả đưa rổ rau to tướng nhờ Ngọc mang ra cầu ao rửa. Ở đây người tavẫn có thói quen rửa rau ngoài ao và chỉ rửa lại lần cuối bằng nước mưa. Ngọchăm hở bê ra ao, nhưng chính đôi giầy đế cao và chiếc váy ngắn “hại” cô. Đôigiầy cao gót làm Ngọc trượt chân ngã, cả người lẫn rau rơi xuống ao. Quang vộivàng lao ra “vớt” vợ ướt nhẹp lên. Trông Ngọc lúc ấy như con cá mắc cạn, vừa xấuhổ vừa ức nghẹn cổ. Ngọc thề kiếp sau không lấy chồng ở quê nào có... ao nữa.

Cũng liên quan đến cái ao ở quêchồng nhưng chuyện của Vân (quận Tân Bình, TP HCM) lại khác. Quê Dũng, chồng Vâncũng ở một tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Dũng vào TP HCM làm việc rồi hai người gặp vàquen nhau tại đây. Vân là con gái Sài Gòn, lớn lên lại được ba mẹ cho đi du họcrồi mới về nước làm việc. Lúc lấy Dũng, mẹ đã hỏi Vân liệu có hiểu và thích ứngđược phong tục bên nhà Dũng không vì hai miền Nam và Bắc đã khác nhau, đằng nàyVân lại đi ở nước ngoài bao nhiêu năm như thế. Vân bảo cô không lo mà còn thấythích sự khác biệt đó, vì nó sẽ cho cô cảm giác được khám phá. Nhưng rồi càng“khám phá” Vân lại càng “sợ” mỗi lần về quê chồng.

Ở quê Dũng, cả làng, cả xã đều tắm rửa giặt giũ ở ngoài ao, chỉ có ăn là dùngnước mưa trong bể, nhưng cũng rất tiết kiệm. Tết đầu tiên về quê chồng, Vân nhìncái ao bé tẹo, bèo và cây cỏ dại nổi lềnh bênh, nghĩ đến việc múc nước từ đó lêntắm là đã khiếp vía. Có lần thương vợ, Dũng múc “trộm” nước mưa trong bể cho vợtắm rửa. Đến hôm sau, bà bác ra bể múc nước nấu ăn thấy vơi vơi liền hỏi rất vôtình: “Bể nhà mình bị rò hay sao mà nước đi đâu nhanh cạn thế nhỉ?”. Dũng bấm vợ,còn Vân thì ngồi im thin thít, chẳng dám ho he nửa lời.  

Vì xa xôi nên chỉ dịp Tết, hai vợ chồng Vân mới về quê. Phong tục quê Dũng cứ“vai dưới” là phải đi Tết những người “vai trên” trong họ hàng cả bên nội và bênngoại. Người quê chỉ đi Tết nhau chục trứng, cân đường, gói mì chính hay gói kẹo.Vợ chồng Vân tiếng là đi “thoát ly” ở thành phố về, có đi Tết thì quà cũng khôngthể úi xùi được, họ hàng lại đông nên mỗi lần về là hao hụt tốn kém, có khi mấtbay một suất thưởng tết của vợ hoặc chồng.

Thời hiện đại, cần cái gì chỉ việc ra chợ mua là có hết. Thế mà bố mẹ Dũng vẫngiữ thói quen mổ lợn, tự gói bánh chưng như ngày xưa. Vân vốn không được khéoléo lắm về khoản nội trợ, lại là con gái miền Nam, cách thức nấu nướng cũng khác nêncô thực sự thấy như “đánh vật” với những việc bếp núc ở nhà chồng. Có năm, mẹchồng “nhờ” canh nồi bánh chưng, bà dặn Vân nếu thấy cạn thì đổ thêm nước vào.Vân làm y như bà bảo: Nước cạn, cô múc nước đổ vào ngập bánh. Thế mà khi vớt ra,cả nồi bánh cái nào cũng nửa sống nửa chín. Lúc ấy cả nhà mới tá hoả nhận ra Vânkhông đổ nước sôi mà lại đi thẳng ra bể múc nước lạnh đổ vào.
 
Chuyện đó còn chưa “đáng sợ” bằng việc Vân phải nhớ tên, vai vế của họ hàng nhàchồng. Từ ngày lấy Dũng, Tết về quê năm nào hai vợ chồng cũng đi chúc Tết họhàng, đến nhà nào Dũng cũng phải giới thiệu cẩn thận cho Vân để biết cách xưnghô cho đúng. Nhưng Vân không tài nào nhớ hết cái danh sách dài dằng dặc đó.Không có Dũng nhắc là Vân chịu, nhầm lẫn lung tung hết. Người đúng ra là mợ thìVân gọi là cô, người phải gọi anh thì Vân kêu bằng chú.

Cú nhầm “ngoạn mục” nhất của Vân là “giáng chức” của một ông trẻ xuống thànhanh. Lần đó đi chúc Tết, trước khi đến cổng, Dũng đã nói với Vân đây là nhà “ôngtrẻ”. Nhưng khi Dũng đang loay hoay dựng xe thì Vân nhìn thấy một người chỉ cỡtuổi cô ra mở cổng, cô nhanh nhảu tươi cười: "Em chào anh!". Người đó bỗngnghiêm mặt, vừa lúc Dũng bước đến cất tiếng: “Cháu chào ông trẻ!”. Vân choáng,và còn choáng hơn khi sau đó hai vợ chồng được nghe một bài giáo huấn hết sứcnghiêm túc của ông trẻ về việc phải biết tôn ti trật tự của dòng họ.

Vân bảo, họ hàng nhà chồng đông như thế, mà mỗi năm cô chỉ về có một lần thì làmsao mà nhớ hết được. Sau này mỗi khi về quê cùng chồng, lúc nào Vân cũng để chochồng đi trước, thấy chồng gọi sao thì mình gọi theo như thế cho... an toàn

Thêm một mùa xuân mới, một cái Tết nữa đang đến. Đâuđó vẫn có các nàng dâu nơi phố xá hiện đại, tiện nghi chuẩn bị hành lý theochồng về quê ăn Tết.
 
 

Sẽ vẫn còn những chuyện buồn,chuyện vui từ đây. Nếu bạn cũng là một nàng dâu phố đang trên đường về quê chồngtrong mùa xuân này, hãy mở rộng lòng mình, bỏ qua những định kiến trong đầu, cốgắng hoà nhập vào không gian thuần khiết của vùng quê, đón nhận những tình cảmmộc mạc nhưng chân thành của mọi người. Và chỉ cần khéo léo hơn một chút, bạn sẽthấy không còn khoảng cách, không còn sự phân biệt giữa mình và những người họhàng nhà chồng.

Theo Nam Thi
Dâu phố và nỗi sợ ăn Tết ở quê chồng



Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.