Hội chứng uể oải sau Tết

Những ngày nghỉ Tết kéo dài nhất trong nhiều năm lại đây khiến không ít người có tâm lý cố "kéo dài" ngày nghỉ dù Tết đã hết. Không chỉ là sự uể oải khi phải trở lại công việc, học tập sau những ngày xả hơi, mà nhiều người còn mắc chứng "thừa thời gian" dù công việc bị ùn ứ lại...

Những ngày nghỉ Tết kéo dài nhấttrong nhiều năm lại đây khiến không ít người có tâm lý cố "kéo dài" ngày nghỉ dùTết đã hết. Không chỉ là sự uể oải khi phải trở lại công việc, học tập sau nhữngngày xả hơi, mà nhiều người còn mắc chứng "thừa thời gian" dù công việc bị ùn ứlại...

Uể oải sauTết

Trừ một số ngành đặc biệt nhưđiện lực, báo điện tử, viễn thông... thì dịp Tết Nguyên đán là quãng thời gianduy nhất trong một năm công việc được gác lại nhường chỗ cho những buổi sum họpgia đình, gặp gỡ bạn bè, du xuân, trẩy hội. Và sau những ngày dông dài vui chơi,không ít người mắc chứng uể oải, "ngại" đi làm, đi học trở lại.

Hội chứng uể oải sau Tết Hội chứng uể oải sau Tết

Dân công sở vẫn đang "làm việc" theo tâm lý "tháng Giêng là tháng ăn chơi"

Chị Nguyễn Thanh Huyền đang côngtác trong một công ty tư vấn kế toán ở 192 Lê Trọng Tấn, Hà Nội than thở: "Đangđược nghỉ xả láng, con cái có ông bà trông, công việc không phải làm, cơm nướckhông phải lo. Bây giờ lại quay trở lại nhịp cũ, hết công việc lại đến con cái,nhà cửa, cơm nước, ngại quá. Ở cơ quan tôi rất nhiều người đang còn tâm lý ngạiđi làm nên chỉ láng tráng đến cơ quan rồi lại đi chùa chiền, mua sắm hoặc đi hộiở các huyện ngoại thành".

Cùng tâm lý này nên dù đã quangày Rằm tháng Giêng đến 3,4 hôm; tính theo dương lịch đã bước sang những ngàyđầu tháng 3 nhưng rất nhiều người vẫn chưa chú tâm nổi vào công việc. "Làmviệc trong ngành truyền thông nên tôi không thể trốn công việc được nhưng thựcsự đến giờ tôi vẫn chưa bắt đầu làm gì cả, mà vẫn tận dụng làm nốt những côngviệc mình đã ủ sẵn, chuẩn bị sẵn từ trong năm", chị Nguyễn Thị Anh ở 376 HạĐình kể.

Khôngchỉ giới đi làm mắc chứng uể oải sau Tết mà ngay cả giới sinh viên, học sinhcũng không ngoại lệ. Những lễ hội ở ngoại ô, những bữa tiệc đầu năm đã níu chânkhông ít sinh viên khiến giảng đường trở nên vắng vẻ. Chị Nguyễn Thị Liên, sinhviên hệ cao học trường Đại học Dược cho biết, trường chị đã có lịch học từ hômmùng 9 Tết nhưng quen với giấc ngủ dài trong những ngày Tết nên hầu như buổi họcnào cũng vắng mất 2 tiết đầu.

Nhiều sinh viên khác thậm chí chỉmới lên giảng đường được vài giờ học, còn phần lớn thời gian vẫn quay cuồngtrong những buổi hẹn hò cà phê với bạn bè và những buổi đi trẩy hội đầu xuân.Những cử nhân tương lai chưa có tâm trạng trở lại lớp đều đưa ra lời biện bạchkiểu "Tết": Mới đầu năm còn đầy thời gian mà học hành vất vả nên nghỉ vài ngàycũng chẳng sao, mấy hôm nữa còn hội đâu mà đi!.

Ngay cả các cô gái vốn được tiếngchăm chỉ hơn các chàng sinh viên cũng mắc chứng uể oải khi phải đến trường saunhững ngày vùi đầu ngủ thả phanh hay sau những buổi đi ăn tiệc, dã ngoại cùngbạn bè. Tâm lý quen rong chơi và tận hưởng sự nhàn rỗi kéo dài trong gần 3 tuầnnghỉ Tết khiến không ít bạn trẻ ngại cảnh ngồi hàng giờ trên giảng đường; cảmthấy bị gò ép khi phải đến trường, phải về đúng giờ và ngại khi nghĩ đến nhữngđợt bù đầu vì thi cử.

Hội chứng "thừa thời gian"
Hội chứng uể oải sau Tết

Không chỉ dân công sở mà sinh viên cũng đang sống trong không khí uể oải

Tâm lý kéo dài thêm ngày nghỉ Tếtcho bản thân thực chất là sự trì hoãn sự đối mặt với một năm làm việc, học hành,căng thẳng, phấn đấu...

Anh Nguyễn Văn Nam đang công tác trong một cơ quan nhànước trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội cũng than vãn: "Những ngày trong nămbận bù đầu không đủ thời gian mà giải quyết công việc nhưng bây giờ lại chẳngtập trung được vào việc gì. Hết đầu xuân gặp mặt bạn bè, đối tác lại đến đi lễbái, chùa chiền với anh em, họ hàng nên tôi cũng chẳng có tâm trạng mà tập trungvào công việc. Công việc thì dồn ứ lại mà mình lại cảm thấy rất thừa thời gian".

Theo các chuyên gia tâm lý, để "xốc"lại tinh thần làm việc, học tập sau đợt nghỉ Tết dài ngày không phải là điều quákhó khăn. Việc cố trì hoãn đối mặt với guồng quay của năm mới chính là sự dễ dãivới bản thân, vì thực chất việc đó chỉ làm chậm thêm quá trình học tập, phấn đấucủa bản thân.

Chuyên gia tâm lý Thu Hiền (Trungtâm tư vấn Người bạn tri kỷ) khuyên rằng, việc đầu tiên để khiến bản thân bắtnhịp lại được với công việc, sự học hành là hãy loại bỏ ngay tâm lý thụ hưởng,tâm lý nghỉ ngơi còn lại từ những ngày Tết. Việc đánh lừa cảm giác rằng vẫn cònkhông khí Tết, tháng Giêng là tháng ăn chơi nên được quyền vui chơi, trễ nải họchành, công việc là bình thường, thực chất chỉ khiến bài vở, công việc ùn ứ lạimà thôi.

Dù trước hay sau khi cũng phảiđối mặt với những kỳ phấn đấu không mệt mỏi hay những đợt thi cử bận rộn. Vànhững ngày tự cho phép mình "lười" như thế chẳng những không giúp nghỉ ngơi đểthêm năng lượng, thêm tinh thần cho những tháng sau như nhiều người lầm tưởng.

Một trong những phương pháphiệu quả được chuyên gia tâm lý khuyên là nên dành khoảng 20 phút để ghi ratất cả các kế hoạch, dự định được vạch từ trong năm mà chưa hoàn thành.Trong đó, hãy đặt mục tiêu và vạch ra thời gian cho từng kế hoạch đó. Nhưngtheo các nhà tâm lý, quan trọng nhất vẫn là phải chuẩn bị tinh thần thật sẵnsàng.

Hãy bắt đầu với suy nghĩ "dù thếnào thì vẫn phải tiếp tục công việc thôi" hoặc "đằng nào thì cũng phải hoàn tấtnốt học trình và vượt qua các kỳ thi". Vì vậy, hãy bắt đầu luôn vào công việchoặc học tập như lịch trình đã định sẵn, bởi trì hoãn cũng chẳng giúp ta thoátkhỏi những việc đó. "Cố gắng thoát khỏi chiếc chăn mà bạn đã ủ kỹ suốt mấytuần nghỉ tết để dậy sớm, ăn bữa sáng đúng giờ, chuẩn bị những bộ trang phụctinh tươm, v.v. Trong tư thế và tinh thần sẵn sàng như vậy, bạn sẽ dễ tập trungđẹp đẽ... Như vậy bạn có thể bắt nhịp vào công việc một cách nhanh chóng hơn",bà Thu Hiền tư vấn.

Thực tế, những chuyến du xuân,những buổi lễ hội, những bữa tiệc không chỉ là dịp để gia đình, bạn bè tụ họpvới nhau sau một năm làm việc vất vả, mà còn là dịp để mỗi người tự cân bằngcuộc sống. Vì thế, sau những ngày làm việc hiệu quả, bạn cũng nên thưởng chomình những giây phút thảnh thơi trong lễ trẩy hội nào đó.

Vấn đề cuối cùng mỗi người hãy tựcân bằng cuộc sống thụ hưởng và công việc để vừa có những ngày làm việc hiệu quả,vừa có những giờ nghỉ ngơi, thư thái. Sự trì hoãn, cố kéo dài ngày nghỉ Tết choriêng bản thân chỉ là những phương án tạm thời, có thể gây ra nhiều hậu quảkhiến chúng ta "bước chậm lại" so với bạn bè, đồng nghiệp.

Theo Bảo Vân
Hội chứng uể oải sau Tết


Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.