Khi bố mẹ thích "vác tù và hàng tổng"

Hoàng nghệt mặt ra khi bố ở quê gọi điện thông báo: “Thằng Tú con chú Sơn năm nay học đại học, bố bảo đến nhà con ở cho vui. Mai nó ra đấy”.

Hoàng nghệt mặt ra khi bố ởquê gọi điện thông báo: “Thằng Tú con chú Sơn năm nay học đại học, bố bảođến nhà con ở cho vui. Mai nó ra đấy”.

Nghĩ đến căn hộ ở thuê chỉvỏn vẹn 34 m2, Hoàng (31 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), giãynảy: “Sao bố không hỏi trước, nhà con bé tí ở thế nào được?”. “Thì thằngHải (em trai Hoàng) cũng ở mấy năm trời có sao đâu? Một giọt máu đào hơn aonước lã, em nó đỗ đại học là điều mừng cho cả họ, con chịu khó chút”,ông bố nói rồi dập máy.

Bố nhiệt tình, con vất vả

Hoàng kể với vợ, Thu cũng méomặt, vừa hoảng vừa tức. Suốt 5 năm, họ phải ở cùng em trai Hoàng cho đến lúccậu tốt nghiệp đại học, về quê làm. Hai vợ chồng đều làm ở trung tâm Hà Nội,nơi giá nhà thuê đắt đỏ, nên qua mấy lần chuyển, họ đều thuê những căn hộ béxíu làm nơi tá túc cho hai vợ chồng, đứa con nhỏ và cậu em trai.

Khi bố mẹ thích "vác tù và hàng tổng"

Nhiều cuộc điện thoại giao trách nhiệm "vô tư" của bố mẹ làm con cái "méo mặt"

Hồi Thu mới sinh, bà nội rachăm cháu, việc ăn ở càng bất tiện. Thu và mẹ chồng ngủ với em bé ở phòngtrong, còn phòng khách là nơi qua đêm của anh em Hoàng, người nằm trên ghế,kẻ nằm dưới đất. Đồ đạc thì la liệt khắp nơi. Sáng nào cũng có người bức xúcvì chờ đến lượt vào toilet.

Vợ chồng Hoàng không ai thanphiền vì giúp em ruột là nghĩa vụ. Nhưng khi bố “giao” luôn cả em họ màkhông hề hỏi ý kiến thì cả hai đều tức. “Lo cho nó ăn ở không phải nghĩavụ của bọn con. Còn nếu là giúp đỡ thì con không có điều kiện”, Hoàngthan với mẹ, nhưng bà bảo: “Con cố đi, đừng làm mất mặt bố”.

Thế là hôm sau, vợ chồng anhđành tươi cười đón cậu em ra. Hằng ngày, ngoài phục vụ chồng con, Thu cònphải chăm sóc chu đáo cho em họ, bởi cô biết chỉ cần một lần sơ suất, tiếngxấu của cô sẽ vang lừng ở quê và bố mẹ chồng sẽ “không mặt mũi nào nhìn họhàng”, như lời ông bà nói. Chờ qua một học kỳ, cậu em họ hết “lạ nước lạcái”, Thu mới động viên cậu ra ở suất ký túc xá mà cô kiếm được và trả trướcnửa năm tiền thuê, thế mà vẫn không tránh khỏi bị bố chồng trách móc.

Còn vợ chồng Bích - Thành(Thanh Xuân, Hà Nội) đã có nhà riêng và không phải cho ai ở chung. Nhưng cănhộ tập thể cũ của họ luôn là “bến đỗ” của vô số họ hàng, người quen của bốmẹ ở quê lên, trong đó nhiều người họ chưa biết mặt. Tuy nhiên, điều họ thấyphiền nhất không phải là chuyện chia sẻ chỗ ngủ hay phục vụ ăn uống.

Cứ đùng một cái, các cụgọi điện, báo giờ kia ngày nọ sẽ có bác A hay anh B ra Hà Nội, đến ở mấyhôm, bảo phải có mặt để đón tiếp. Giờ giấc làm việc ở công ty hai vợ chồngđều rất ngặt, không về giữa buổi được, trưa hoặc tối về thì khách đang mệtphờ vì đợi. Họ không trách ngay mà về mách các cụ nhà tôi, thế là lại mangtiếng”, Thành tâm sự.

“Vác tù và” thay bố mẹ

Bụng mang dạ chửa nhưng mấyhôm nay, cứ hết giờ làm là vợ chồng Loan (28 tuổi, Kim Giang, Hà Nội) lạithay nhau người vào bệnh viện trông bà thím chồng vừa mổ, người về nhà nấunướng, đưa cơm vào. Tối mịt, Loan mới đón đứa con trai hai tuổi gửi ở nhàtrẻ tư. Loan không cảm nhận được niềm vui thường có khi làm việc tốt, giúpđỡ người khác, bởi công việc này, cô làm trong sự ấm ức.

Bố chồng Loan là anh cả, rấtcó trách nhiệm với em út và các cháu. Hễ nhà các em có việc là ông hô hàocon cái sang làm. Vì thế, Loan đã nhiều lần khó ăn khó nói với cơ quan khixin nghỉ vài ngày vì những lý do như về quê cưới em họ chồng, hay dượng củachồng mất. Nhưng sếp nhăn nhó không sợ bằng bị bố chồng “ghi sổ đen” nên côvẫn phải nghỉ, về  đến nơi là chui tọt vào bếp rồi gò lưng ở đó cho đến lúcvề, chả kịp nhìn ai. Bù lại, ông bố phấn khởi vì được tiếng nhiệt tình, chuđáo với họ hàng.

Gần đây, thím chồng Loan phảiphẫu thuật ở Hà Nội. Thế là vợ chồng cô được bố điều động chu toàn cho thím,từ thu xếp với bệnh viện đến chăm sóc khi nằm viện. Chồng Loan phản đối: “Haivợ chồng đi làm tối ngày, con thì bé, vợ thì chửa, làm sao chăm được. Mà đâylà việc của các con chú thím chứ”. Bố giải thích, chú đau chân, con cáiđều ở xa không về được, mình là bậc anh chị, có điều kiện hơn, phải có tráchnhiệm. Rồi thấy con trai vẫn căng thẳng, ông cụ bảo: “Thôi, chăm sóc cácem bố là việc của bố, đúng là không phải trách nhiệm các con. Bố sẽ tự làm,không phiền các con nữa”.

Nhưng chỉ xuống Hà Nội mộtngày, ông cụ đã thấy ngay việc anh chồng chăm sóc em dâu là không ổn, mặtkhác ông lâu nay quen chỉ tay năm ngón, bảo con cháu làm chứ chưa từng trựctiếp làm gì. Ông định gọi vợ xuống thay nhưng bà lại bận một đàn cháu ở quê.

Thế là thương bố, vợ chồngLoan đành gánh vác. Anh tâm sự: “Cái kiểu bao sân của bố tôi làm đám conchú thím đâm ra ỷ lại, coi như đấy là việc của bác trưởng. Chúng chỉ gọiđiện, đứa ở gần hơn cũng thăm nhoáng nhoàng rồi ‘trăm sự nhờ bác và anhchị’. Tôi nghĩ ức chế quá”.

Nên thẳng thắn

Theo chuyên gia tâm lý HàVân, Đường dây tư vấn, tâm lý thích “ôm” việc họ hàng, làng nước khá phổbiến ở những người có tuổi sống tại làng quê, nhất là những người anh cả,tộc trưởng. Họ tốt, nhiệt tình, trách nhiệm, được bà con xung quanh nểtrọng, yêu mến và luôn muốn giữ hình ảnh đẹp đó.

Tuy nhiên, có không ít trườnghợp, sự nhiệt tình trở nên thái quá, trở thành “vác tù và hàng tổng”, ảnhhưởng đến những người khác trong gia đình, cụ thể là vợ, con cháu… Những đứacon bận bịu nhiều khi giận bố “mua việc”, làm khổ họ.

Ngoài việc thông cảm với bốmẹ, nếu cảm thấy mình không muốn hay không thể làm hết những việc “bao đồng”theo ý các cụ, con cái nên có sự trao đổi thẳng thắn. Cần phân tích cho bốmẹ hiểu trách nhiệm của gia đình mình đến đâu, nếu thái quá thì lợi bất cậphại, chẳng hạn người được giúp thay vì biết ơn có thể đâm ra ỷ lại, hoặc oántrách do thấy không được giúp nhiều như trước, hay do nghĩ việc nhà mình bịcan thiệp sâu…

Ngoài ra để tránh những tìnhhuống bị ép “vác tù và”, người con cũng nên tâm sự về hoàn cảnh, điều kiệncủa mình, và giao hẹn với bố mẹ nên hỏi ý kiến mình trước khi yêu cầu làmmột “việc nghĩa” nào đó, chứ không áp đặt và đặt con trước sự đã rồi.

Theo Lam Giang
Khi bố mẹ thích "vác tù và hàng tổng"



Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.