Muộn chồng nên ngại về ăn Tết

Mẹ Hoa thất vọng khi nhận điện thoại của con gái: “Sao Tết nào con cũng phải trực vậy?”. Bà không biết rằng Hoa muốn “trốn” vì hễ về quê là bị hỏi chuyện chồng con.

Mẹ Hoa thất vọng khi nhận điện thoại củacon gái: “Sao Tết nào con cũng phải trực vậy?”. Bà không biết rằng Hoa muốn“trốn” vì hễ về quê là bị hỏi chuyện chồng con.

Hoa 32 tuổi, thuê nhà ở Tân Mai, quậnHoàng Mai, Hà Nội. Cả gia đình cô đều sống ở một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa.Mấy năm gần đây, năm nào cô cũng về thăm nhà trước Tết vài tuần chứ khôngcùng đón năm mới với gia đình, lý do là phải trực ở cơ quan.

Sợ bị đòi “cho ăn kẹo”

Năm nay, khi con gái lại gọi điện báongoài rằm tháng giêng mới về vì phải trực, mẹ Hoa thắc mắc: “Sếp con dã manthế, con là con gái mà, sao bắt trực lắm vậy? Năm này trực rồi thì năm sauphải thôi chứ”. Hoa nói quấy quá vài câu rồi cụp máy.  Thực ra, cô không nóidối chuyện trực Tết, có điều đây là cô tự nguyện làm thay cho các đồngnghiệp chỉ vì không muốn về quê.

Muộn chồng nên ngại về ăn Tết

Ảnh minh họa

Hoa chỉ mới yêu một lần trong đời, nhưngđó lại là mối tình học trò, tuy rất đẹp nhưng cũng chấm dứt khi họ đỗ vàohai trường ĐH ở hai đầu đất nước. Từ đó về sau, các cuộc tìm hiểu của cô chỉdừng lại ở vài buổi hẹn hò, bởi cô không thấy xúc động trước một ai. Hoakhông muốn “lấy đại” ai đó chỉ để có chồng, rồi sau phải ân hận. Nhưng ở quêcô, con gái không ai để quá 25 tuổi mới lên xe hoa, nên Hoa cứ về nhà là bịhỏi han, nhất là dịp Tết. “Năm nay chắc Hoa cho bác ăn kẹo đấy nhỉ, đấy cáiHồng nhà bác kém cháu mấy tuổi mà đã hai con lớn đùng rồi”. “Ai chẳng biếtthời bây giờ phụ nữ cũng phải có sự nghiệp, nhưng mà vừa phải thôi, còn phảilo chồng con chứ cháu?”. “Đừng có kén quá mà cao không tới thấp không thôngcháu ạ”…

Hoa chóng cả mặt, ù cả tai. “Nhiều lúc chỉmuốn hét lên bảo họ đừng có hỏi nữa, hỏi thì cũng có giúp tôi lấy được chồngđâu, chỉ gây ức chế”, cô tâm sự. Ngày thường, cô thấy cuộc sống độc thâncũng không đến nỗi, nhưng khi về đến quê thì thấy chưa có chồng quả thật làmột bi kịch.

Là con một nên Lệ Thu (31 tuổi, quê ở BắcGiang) không dám “trốn” cả cái Tết, song năm nào cô cũng về rất muộn và đếnmùng 2 thì kiếm cớ này cớ nọ xách túi đi. Trong những ngày ở nhà, cô hầu nhưchỉ ở trong phòng ngoài những lúc cần rửa bát. Khác với Hoa, cô gái này đãđưa vài chàng trai về giới thiệu gia đình nhưng rồi không mối tình nào đậulại, khi thì cô quyết định thôi vì thấy không ổn, lúc cô bị bỏ rơi. Quá sốtruột, bố mẹ Thu thường không ngớt phàn nàn về sự muộn mằn của con gái, nhấtlà ngày Tết khi ai nấy đến chơi đều hỏi khi nào có rể.

“Bác đi mà hỏi nó ấy. Cái thằng về đây hồitháng 6 trông khá thế mà rồi nó cũng chê. Cứ thế này thì không biết còn ngồicồn đến bao giờ”, mẹ Thu vừa thở dài thườn thượt vừa lườm con gái. Vừa tứcvừa xấu hổ, Thu sẵng giọng: “Thôi, Tết năm sau con chẳng về nữa, cho mẹ khỏimất mặt”. Thế là bà mẹ quát: “Ý cô là đến năm sau vẫn không chịu lấy chồngphải không? Ối giời ơi”. Với Thu, thế là mất Tết, cô chỉ muốn chóng đến ngàyđi.

Tranh thủ đi du lịch

“Đọc báo thấy nói bây giờ có dịch vụ thuêngười yêu giả về ‘trình’ các cụ cho đỡ mệt tai, mình cũng nghĩ hay là cũnglàm như vậy cho xong vụ Tết này. Nhưng rồi lại nghĩ, tội gì phải khổ thế. Sốtiền ấy, mình để đi du lịch nước ngoài mấy ngày Tết, vừa sướng thân vừatránh mặt các cụ”, Bích Hường, 33 tuổi, làm marketing cho một doanh nghiệp ởHà Nội, tâm sự.

Hường vốn thích du lịch, cô tham gia mộtdiễn đàn du lịch trên mạng nhưng không có điều kiện đi nhiều. Nhưng Tết này,cô đã hẹn với một số thành viên khác đi Thái Lan, tất cả đều độc thân, trẻhơn cô có, nhiều tuổi hơn cũng có. Việc lên kế hoạch cho chuyến đi khiếnHường rất phấn khích, cô tin rằng mình sẽ có một cái Tết lý thú chứ khôngstress như những năm trước khi phải đối mặt với phụ huynh về chuyện “ế ẩm”của mình.

Đây cũng là cách mà Hải Anh (30 tuổi, sốngở Từ Liêm, Hà Nội) đã thực hiện trong Tết năm ngoái. “Chưa năm nào vui thế,suốt ngày đi tham quan, mua sắm, trong khi nếu ở nhà thì chỉ vục mặt vàođống bát đĩa, rồi lại cười trừ khi ai đó hỏi  chuyện chồng con định thế nào”,Hải Anh nói. Trong chuyến đi đó, cô quen mấy bạn trai mới: “Chỉ là bạn bèthôi, nhưng thế cũng là vui rồi, còn tình yêu là duyên số, không phải cứ sốtruột là được”. 

Tuy nhiên, năm nay, Hải Anh không đi nướcnào nữa mà về ăn Tết với bố mẹ. Cô cũng sẽ đi du lịch nhưng sẽ dời đến ranăm, đi vì thích đi chứ không phải để “trốn”. Hải Anh quyết định sẽ “đươngđầu’ với những câu thăm hỏi của họ hàng, làng xóm về chuyện chồng con củamình. “Cứ hỏi thế thì không được tế nhị cho lắm, nhưng nếu stress thì chỉ cómình nhức đầu, thiệt thòi thôi. Giờ nếu bị hỏi, chắc tôi sẽ cười phớ lớ, nóimấy câu tếu táo cho vui. Tết là ngày đoàn tụ gia đình, trốn không phải làhay, vả lại năm mới mình phải vui lên thì duyên mới đến được”, Hải Anh nói.

Theo Lam Giang
Muộn chồng nên ngại về ăn Tết
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.