Những cuộc tình trên sàn khiêu vũ

Trong rất nhiều kiểu “chơi” của người có tiền và sành điệu, hiện nay khiêu vũ nổi lên như một mốt mới thu hút không chỉ giới trẻ mà cả những người đã bước sang tuổi trung niên. Và trên sàn tập, không ít chuyện bi hài đã xảy ra…

Trong rất nhiều kiểu “chơi” của người có tiền và sànhđiệu, hiện nay khiêu vũ nổi lên như một mốt mới thu hút không chỉ giớitrẻ mà cả những người đã bước sang tuổi trung niên. Và trên sàn tập,không ít chuyện bi hài đã xảy ra…

Cười ra nước mắt

Những cuộc tình trên sàn khiêu vũ

Trên sàn tập, không ít chuyện bi hài đã xảy ra…

Hiện nay, khiêu vũ không chỉ được xem như một phương tiệngiao tiếp, nó còn là cách trải nghiệm những cung bậc cảm xúc trong tìnhyêu của nền văn hóa sản sinh ra điệu nhảy đó. Tùy mỗi nền văn hóa mà cócách thể hiện tình yêu khác nhau: Tango cháy bỏng, đê mê với Rhumba,quay cuồng cùng Valse, sôi nổi là Cha Cha Cha, cuồng nhiệt và hoang dạivới Samba, đắm say cùng điệu Slow…

Khi âm nhạc vang lên, lập tức những đôi nhảy sẽ cảm thấytràn đầy hứng khởi và khi dìu bước bạn nhảy, họ đắm chìm trong tình cảmcủa bài hát, của vũ điệu… Hay nói cách khác, họ như sống trong một thếgiới khác, quên hẳn thực tại cuộc sống. Nhờ đó, rất nhiều người cảm thấyđược giảm stress, tiêu tan muộn phiền.

Khiêu vũ hiểu chung là nhảy bắt đầu từ những điệu nhảy sơkhai ăn mừng thu hoạch xong vụ mùa, chiến thắng trong các trận chiếnhoặc cúng tế thần linh. Nhưng hiện tại, phần đông người Việt vẫn hiểurằng, khiêu vũ là hoạt động của hai người, một nam và một  nữ. Mỗi ngườitìm đến khiêu vũ với một mục đích khác nhau.

Có người muốn học vì nó hiện đại và để chứng tỏ mình theokịp thế giới, có người muốn tập thể dục để giảm cân và giúp cơ thể sănchắc hơn, cũng có người học chỉ vì đam mê sự quyến rũ của vũ điệu và âmnhạc… Nhưng bên cạnh những điều đó, quan hệ giữa các cặp bạn nhảy cũnglà mối  bận tâm không nhỏ của nhiều người.

Chị Vy, 45 tuổi tham gia lớp khiêu vũ tại Cung văn hóaLao động cho biết: “Ban đầu tôi cũng không cóý định đi học khiêu vũ, nhưng rồi mấy bà bạn rủ đi học tiện thể kết hợptập thể dục. Môn này hao nhiều  năng lượng giúp làm săn chắc cơ thể lạicó nhạc dập dìu tạo cảm hứng… nên tôi đăng ký học.

Những buổi đầu, nhìn vào gương tập các động tác cơ bản aicũng cười chảy nước mắt. Nhưng khởi đầu ai cũng giống ai, người biếtnhiều chỉ người biết ít, người biết ít chỉ người không biết nên ngườimới cũng bớt ngượng ngùng. Dần dần quen lại thấy môn này rất thú vị, rấtTây và tôi tự tin hơn nhiều khi tham gia những buổi tiệc có tổ chứckhiêu vũ”.

Trong khi đó, chị Minh vũ sư chuyên nhận các show ngoàigiờ cho các công ty, cơ quan nhà nước có nhu cầu tập khiêu vũ cho nhânviên lại gặp phải những trớ trêu khác. Bước đầu, bao giờ các vũ sư cũngphải trải qua giai đoạn dẫn bước cho các học viên trong đó không ít họcviên là nam giới và từ chỗ cảm phục đến yêu thích vũ sư là rất mong manh.Họ lấy cớ cần tập luyện thêm và cần có không gian khiêu vũ thực sự nênthường mời chị đến các sàn nhảy.

Nhưng khi chị nhận lời người này thì cũng sẽ có những anhchàng khác “nhờ vả” khiến chị nhiều phen khó tránh tiếng từ vũ sư trởthành “gái nhảy”. Muốn khách hàng của mình không phật lòng để giữ việclại muốn tránh những lời mời ấy, chị Minh nhiều lần phải biến mình trởthành người phụ nữ khó gần, nghiêm khắc chỉ biết đến công việc. Nhưng,khiêu vũ lại đòi hỏi các vũ sư sự cởi mở, chia sẻ, nhất là truyền cảmhứng cho các học viên nên cũng mấy lần chị muốn bỏ nghề.

Yêu bạn nhảy?

Những cuộc tình trên sàn khiêu vũ

Ảnh minh họa

Bên cạnh những chuyện trớ trêu ấy, cũng có một vài bạntrẻ tìm đến khiêu vũ như một cơ hội tìm thấy một nửa của mình. Và thựctế, đã có nhiều cặp nên duyên từ sân tập. Chị Kha nhóm học viên khiêu vũtại nhà văn hóa quận Gò Vấp là một ví dụ. Bước sang tuổi 30, có việc làmyêu thích với mức thu nhập ổn định nhưng vì mải theo đuổi các thể loạivăn bằng nên chị vẫn đi về một mình.

Nghe bạn bè kháo nhau học khiêu vũ rất vui lại có thể cócơ hội quan sát và tấn công một anh chàng nào đó thế là chị đăng ký. Rồichị gặp và yêu anh Dương – vũ sư của lớp cũng qua những bước nhảy lãngmạn và bay bổng Slow Walt (Boston)… Cả hai đã có cái kết đẹp như “phim”.

Trong khi đó, anh Tuấn vũ sư tại nhà văn hóa quận TânBình cho biết: “Nếu nói đến chuyện nảy sinhtình cảm nam nữ trên sân tập khiêu vũ thì không phải là không có. Bởivì, bản thân hai phái đã rất dễ nảy sinh tình cảm với nhau, thêm vào đóhọ lại có điều kiện gặp nhau thường xuyên trong các buổi tập. Trong quátrình tập, họ dìu nhau nhảy và dành cho bạn nhảy những tình cảm trên sântập.

Nhưng, cũng tùy từng người, với nhiều người, khiêu vũ chỉđơn thuần là một môn thể dục rèn luyện sức khỏe và giúp dáng đẹp hơn,những cũng có người xem sân tập như một thế giới ảo. Họ có thể làm nhữngđiều bình thường không làm ở nhà, cùng trao đổi với bạn nhảy về những đềtài cả hai quan tâm mà trước đó không nhận được sự hưởng ứng từ ngườithân hoặc bạn đời. Một khi họ tìm được người bạn tâm tình, họ dễ dàngdành tình cảm cho người đó”.

Ngoài ra, anh Tuấn cũng cho biết thêm: “Khiêu vũ là một bộ môn tập luyện đặc biệt, những họcviên có thể cùng đăng ký học với người thân, bạn bè và trở thành bạnnhảy thường xuyên của nhau. Nhưng cũng có người tìm bạn nhảy trên sântập. Sự tác động của âm nhạc cùng những đụng chạm trên cơ thể như nắmtay, ôm eo, chạm chân… cũng có thể khiến các đôi bạn nhảy nảy sinh tìnhcảm với nhau”.

Nhưng chị cũng cho biết: “Tôiluôn tâm niệm với chính mình rằng, đây đơn thuần chỉ là công việc và nếucó sự xao động nào đó thì cũng chỉ là sự rung động trước cái đẹp. Tôi đãcó một người chồng biết cảm thông và một đứa con ngoan, không có lý gìlại đổi những cái có thật để chạy theo những thứ xa vời có khi không baogiờ thuộc về mình”.

Anh Tuấn cũng đồng tình với quan điểm này: “Bản thân tôi cũng từng là học viên nên tôi hiểu chuyệnnảy sinh tình cảm với bạn  nhảy là điều khó tránh, nhất là các bạn trẻvà những người phụ nữ đang độ hồi xuân – lứa tuổi trung niên. Nhưng,không phải lúc nào cũng vậy và ai cũng vậy. Nó chỉ chiếm một số lượngrất nhỏ trong hàng chục học viên của một lớp. Sân tập chỉ là nơi họ kếtlàm bạn nhảy với nhau, còn sau đó giữa họ có nảy sinh tình cảm hay khôngvà phát triển đến đâu lại là do cách ứng xử và bản lĩnh riêng của mỗingười.

Nhưng bởi vì, từ lâu một số người đã hiểu chưa đúng nêncũng có không ít lời thị phi xoay quanh chuyện học khiêu vũ. Tôi có mộthọc viên nữ, khi bắt đầu học chị cũng bị gia đình phản đối, nhất làchồng chị, nhưng sau đó chị đã thuyết phục mọi người rằng đây chỉ là tậpthể dục, đồng thời để chồng đưa đi đón về nên dần dần mọi người đã ủnghộ cả về vật chất lẫn tinh thần. Tôi nghĩ, cũng do mỗi người chứ bảnthân môn khiêu vũ nào có tội tình gì”.

Những cái kết không trọnvẹn

Đã có nhiều đôi gặp gỡ kết bạn và đi đến hôn nhân từ sântập, từ sàn khiêu vũ thì cũng có không ít những cái kết thiếu trọn vẹnmà những người trong cuộc phải vất vả để hàn gắn những vết nứt mơ hồtrong gia đình do mình gây nên. Vì làn ranh giữ tình yêu ngoài đời vàtình cảm với bạn nhảy quá mong manh nên không ít người phải chọn lựahoặc tiếp tục theo đuổi điều mình thích đôi khi là những tình cảm ảohoặc từ bỏ để giữ gìn hạnh phúc đang có.

Không phải ai cũng sáng suốt xác định được mục đích mìnhđến với khiêu vũ như chị Minh, anh Tuấn hay chị Vy. Rất nhiều người vôtình hoặc hữu ý đã trở thành kẻ thứ ba làm mọi chuyện dang dở, khiếnnhiều người có cái nhìn sai lệch về ý nghĩa thực sự của bộ môn này.

Thay vì thường xuyên đổi bạn nhảy cho nhau trong các buổitập để trau dồi thêm bước nhảy, vừa có thể tránh làm bùng phát nhữngtình cảm đang nhen nhóm ở một trong hai người, nhiều anh chàng cứ “bámriết” lấy bạn nhảy của mình. Đôi khi còn tán tỉnh khiến đối phương cảmthấy khó chịu nhưng không lên tiếng vì lịch sự.

Chuyện có tình cảm với bạn nhảy không chỉ dừng lại ởnhững người trẻ tuổi, sôi nổi mà phần lớn lại là những cặp nhảy đã bướcsang tuổi trung niên. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, hiện tượng này làdo một trong hai người chỉ nhìn thấy hình ảnh người đàn ông hoặc phụ nữlý tưởng  ở những người bạn nhảy.

Trong quá trình tiếp xúc, họ luôn xuất hiện với hình thứcbắt mắt, cử chỉ duyên dáng, ga lăng… những giá trị đó tạo nên hình ảnhhoàn hảo nhưng lại không bền. Đến khi họ nhận ra mình đã “bé cái nhầm”thì gia đình cũng suýt tan đàn xẻ nghé.

Chị Vy kể: “Tôi cũng có bà bạnvì mê bạn nhảy mà hay so sánh rồi xem thường hoặc tỏ ra thất vọng vềngười chồng hiện tại. Bà cho rằng người bạn nhảy ấy đáp ứng được nhữngđiều mình mong ước và sẽ mang đến cho mình sự lãng mạn mà người chồngquá bận làm ăn đã không làm được. Hai người thường xuyên mời nhau đếncác sàn nhảy, mượn khiêu vũ để thể hiện tình cảm với nhau. Cũng may nhờbạn bè bà biết được  anh chàng hào hoa ấy luôn ga lăng, săn đón với tấtcả phụ nữ và chỉ chăm chăm tính chuyện đào mỏ những người phụ  nữ giàunhưng khao khát tình cảm. Nhờ đó, tôi cũng tự rút kinh nghiệm cho mình”.

Thế mới thấy, đằng sau sự nở rộ của các lò luyện khiêu vũăn theo nhu cầu tập luyện của mọi người, sự đam mê âm nhạc và những điệuvũ cuồng nhiệt còn là những thử thách cần người đủ bản lĩnh để vượt quacám dỗ.

Mặt khác, khi được tiếp xúc với nhiều người, các chị emphụ nữ rất dễ bị chinh phục bởi những chàng trai bảnh bao, lịch thiệphoặc trông có vẻ tài hoa. Chị Minh cũng không ngoại lệ, vì được các côngty lớn trong thành phố mời làm vũ sư riêng nên chị được tiếp xúc vớinhiều người đàn ông thành đạt, chị cũng không ít lần cảm thấy xao độngvì sự duyên dáng của bạn nhảy bất đắc dĩ.

Theo Mỹ thuật



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.