Rạn nứt vì chưa biết "cho và nhận"

Đàn ông cảm thấy được khuyến khích và tăng lực khi có nhu cầu, trong khi phụ nữ lại trút bỏ được phiền muộn khi họ có hy vọng để ấp ủ.

Đàn ông cảm thấy được khuyến khích vàtăng lực khi có nhu cầu, trong khi phụ nữ lại trút bỏ được phiền muộnkhi họ có hy vọng để ấp ủ.

Biết khơi gợi nhu cầu của đàn ông và tạodựng niềm hy vọng ở phụ nữ sẽ tạo nên sức cuốn hút nhau một cách mãnhliệt giữa hai người như hai cực nam châm.

Những cuốn hút từ hai thực thể trái ngược

Những người đàn ông khi cảmthấy được tin cậy, anh ta sẽ làm hết sức mình để nửa kia của mình hài lòng,mãn nguyện, càng được đề cao anh ta sẽ càng ra sức cho đi thật nhiều. Về bảnchất, họ thấy được khuyến khích và tăng thêm sức lực khi cảm thấy có nhucầu, còn nếu thấy không cần thiết, anh ta sẽ lờ đờ, thụ động, chểnh mảngkhông quan tâm đến quan hệ đôi lứa.

Trong khi đó, những người phụ nữ chỉ cảm thấy rạo rực, bồn chồn khi nhậnđược sự trìu mến từ những người đàn ông. Khi cảm nhận được sự yêu chiều, phụnữ dường như sẵn sàng cho đi tất cả mà không hề tiếc nửa kia bất cứ cái gì.Nhưng nếu bị “đứng bên lề” cuộc sống của chàng sẽ khiến nàng đột nhiên cảmthấy bị gắn vào quá nhiều loại trách nhiệm, cảm giác này dần dần sẽ khiếnnàng cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và không thiết “cho” nữa.

Thực chất, chính sự khác biệt giữa hai phái đã làm nên sự quyến rũ. Chàngcứng, nàng mềm; chàng góc cạnh, nàng tròn trịa; chàng lạnh lùng còn nàng thìấm nồng. Những nét khác biệt đó đã tạo nên sự bổ trợ cho nhau một cách trùngkhít.
 
Ngay trong những lần khởi đầu mối quan hệ, những người phụ nữ khi “phảilòng” một ai đó thì dường như họ luôn biết cách phát ra tín hiệu một cáchquyến rũ thông qua ánh mắt. Tín hiệu yêu thương đó khiến chàng vượt qua cửaải sợ hãi, lo lắng ban đầu để áp sát vào nàng.

Nhưng cho đến khi mối quan hệ của họ trở nên thân tình thì tiếc thay sónggió bắt đầu nổi lên, các nàng bắt đầu “bỏ qua” công đoạn phát tín hiệu tìnhyêu. Các nàng quên mất rằng, dù ở khâu khởi đầu hay ở giữa của quan hệ thìviệc nhận ra tín hiệu này luôn cực kỳ quan trọng với chàng.

Rạn nứt vì chưa biết "cho và nhận"

Muốn tình cảm bền lâu phải biết dung hòa giữa cho và nhận

Những người đàn ông sẽ ngừngchăm lo cho nửa kia khi anh ta cảm thấy mình “không được cần” nữa. Và khikhông thấy cần phải thổi luồng gió tươi mát vào cuộc đời người khác thì anhta cũng khó mà có lòng ham mê vun xới cho cuộc đời và cuộc tình của chínhmình. Lúc ấy, chỉ có một giải pháp duy nhất khiến anh ta trở lại với lònghưng phấn, trở lại với tình yêu là anh ta cần được đề cao, tin cậy và côngnhận.

Còn những người phụ nữ, dường như họ lại có cảm giác bình yên trong lời hứachắc chắn của những người đàn ông. Phụ nữ buồn vì nỗi cô đơn và sự táchbiệt, để xóa bỏ điều này họ cần có niềm tin rằng có một sự trợ giúp.

Nhưng phần lớn đàn ông lạikhông hề hiểu hết tầm quan trọng của việc được dựa dẫm vào một người đángtin cậy của phụ nữ. Khi mệt mỏi, lúng túng, vô vọng, những người phụ nữ chỉcần một điều bình dị là tình thương. Họ chỉ cần được an ủi, chăm sóc và cầnnhận được sự trìu mến, thương yêu.

Trong khi đó, các chàng thường “tránh” các nàng khi nhận ra họ mệt mỏi, cáukỉnh... bởi các chàng cho rằng: Tốt nhất là hãy để họ một mình khi họ bựcbội, xen ngang vào chỉ khiến sự việc xấu hơn. Đó là một sai lầm khủng khiếp.Sự xa cách vào lúc đó chỉ khiến mối quan hệ đôi lứa càng đi đến gần bờ vựcthẳm.
 
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, lúc đó, các chàng chỉ cần gần gũi, lắng nghetâm sự của nửa kia, khi được san sẻ cảm xúc các nàng sẽ cảm nhận được mìnhxứng đáng được yêu và được chiều chuộng – khi ấy những nghi ngờ, vô vọng haybực bội sẽ tan đi. 

Thiết lập ranh giới cho vànhận

Một trong những nguyên nhânkhiến sức cuốn hút đôi lứa trở nên nhàm chán, thậm chí về zero (0) khi quanhệ của họ đã ở trong giai đoạn thân tình, còn bởi do khúc mắc giữa sự cho vànhận. Một ngày nào đó, những người phụ nữ bỗng nhận ra rằng thật mệt mỏi khimình đã phải cho đi quá nhiều; họ thấy bực bội vì phải gánh quá nhiều tráchnhiệm với nửa kia, với gia đình mà không hề được sống chăm chút cho bảnthân. Họ muốn được chăm sóc và tận hưởng cảm xúc cho cuộc sống của riêngmình và được thư thái, thảnh thơi như nửa kia đang tận hưởng.

Điều đáng nói là khi nhận ra sự bất công bởi mình cho đi quá nhiều mà khôngđược nhận lại một cách tương xứng, người đầu tiên bị nàng đổ lỗi chính lànửa kia. Trong khi đó, các chàng lại biện bạch về sự cho ít của mình rằng đólà do sự ương bướng, lạnh lùng của nàng.
 
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, sự đổ thừa trách nhiệm cho nhau trong trườnghợp này không giải quyết được vấn đề. Chỉ có sự cảm thông, quan tâm và họccách chấp nhận nhau mới là giải pháp tốt nhất.

Thay vì đổi lỗi lại cho nàng, chàng hãy trở nên thông cảm và ôm ấp, vỗ về,an ủi nàng và hãy gợi ý giúp nàng những việc nhỏ như nhặt rau hay đổ rác...Còn các nàng, thay vì đổ lỗi cho nửa kia về việc cho ít quá thì nên chấpnhận sự khiếm khuyết đó và khuyến khích chàng bằng cách công nhận, đề caonhững việc chàng đã làm cho mình.  

Như vậy sẽ khiến chàng cảmthấy mình “được cần” và sẽ hưng phấn, vun vén hơn và thậm chí chàng sẽ hănggái “cho” thật nhiều.

Tuy nhiên, các chuyên gia tâmlý cho rằng để giải quyết tận gốc bất hòa này thì ranh giới giữa cho và nhậncần được thiết lập. Thay vì cho đi quá nhiều, phụ nữ hãy cân đong xem mìnhcho bao nhiêu là đủ. 

Nhưng thực tế, nhiều phụ nữlại cảm thấy sợ khi phải tạo giới hạn cho và nhận, họ sợ đòi hỏi nhiều sẽ bịtừ chối, bị coi thường hoặc có thể bị xa lánh. Nhiều khi họ che đậy nỗi sợđó bằng cách quan tâm chú ý và chịu trách nhiệm đến nhu cầu của người khác.Họ cho và nghĩ rằng mình đáng được nhận lại một cách xứng đáng. 

Nhưng đáng thương thay, saunhiều năm hôn nhân, họ chợt nhận ra mình cho đi quá nhiều mà nhận lại chẳngbao nhiêu.

Chuyên gia tâm lý cho rằng, thay vì luôn trong tâm thế cho, những người phụnữ hãy học cách cho ít đi, hãy bớt hầu hạ, chăm lo cho anh ta từng li từngtí một như với một đứa trẻ.  

Đó cũng là một cách để giúpnhận ra giá trị bản thân. Khi ấy, tự những người đàn ông sẽ bừng tỉnh khỏitrạng thái thụ động, ù lì và hưng phấn trở lại vai trò là bờ vai tựa chắcchắn cho người vợ và đương nhiên khi ấy họ sẽ luôn muốn cho nửa kia nhiềuhơn. 

Theo Bảo Vân
 
Rạn nứt vì chưa biết "cho và nhận"


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.