“Cải tạo” chồng lười

Nhiều mâu thuẫn gia đình cũng nảy sinh từ đây…

Đàn ông vốn rất ga-lăng nhưng khổ nỗi khôngít ông chồng “việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng” khiến các bà vợ vừatủi thân, vừa bực bội.

Nhiều mâu thuẫn gia đình cũng nảysinh từ đây…

Lười “quý hiếm”

Cuối tháng tư vừa qua, nhữngngười có mặt ở khu chợ tự phát P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM đã hốt hoảng khi chị M.,một tiểu thương phải đi cấp cứu vì sơ ý chặt đứt một phần… ngón tay khi bán thịtcho khách.

“Cải tạo” chồng lười

Những người biết khá rõ về giađình chị M. tặc lưỡi nhìn theo chiếc taxi chở chị đi cấp cứu: “Tất cả cũng tạiông chồng lười”.

Lười như chồng chị M. quả thậtthuộc hàng “quý hiếm”. Lúc mới lấy nhau, anh làm nghề sơn nước, mỗi tháng kiếmđược vài triệu đồng phụ vợ lo cho gia đình. Sau một lần bị ngã phải cấp cứu, anhbỗng sợ độ cao. Thương chồng, chị bảo anh ở nhà tìm việc làm khác ít nguy hiểmhơn. Ở nhà một tháng, hai tháng, rồi ba tháng… vẫn chẳng thấy anh đả động gìđến chuyện đi làm.

Thấy chồng mãi không chịu đi làm,chị M. nói chồng ra chợ phụ vợ bán hàng, anh hào hứng được vài ngày lại đánhbài chuồn. Mỗi ngày, chị M. phải thức dậy từ 2-3 giờ sáng để đi chợ lấy hàng vềbán. Hễ vui thì anh dậy đi cùng, buồn thì anh nằm ngủ luôn, mặc kệ chị ra chợxoay xở với số hàng hóa nặng cả tạ.

Sáng bảnh mắt, khi chị túi bụivới khách hàng thì anh còn “bận” nhâm nhi cà phê sáng và đánh cờ tướng. Gọi anhvề phụ vợ, anh càu nhàu rồi đứng ở quầy hàng chỉ được chừng 5-10 phút. Xong buổichợ, về đến nhà đã hơn 12g trưa, chị quay sang cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Anhtỉnh bơ nằm dài xem ti vi hoặc đọc báo.

Chờ vợ dọn cơm, anh sà vào mâm ăn rồibuông đũa lên phòng ngủ trưa. Có lần quá mệt, chị đổ quạu: “Tôi có phải đầy tớđâu mà hầu anh cả đời? Ngại buôn bán thì anh ở nhà lo cơm nước. Còn ngại nấu cơmnữa thì… tôi cho ăn cơm bụi”.

Chị cho anh ăn cơm bụi thật,nhưng cũng chỉ được vài ngày, vì ngoài việc ra đầu đường ăn cơm bụi, anh chẳngthay đổi gì.

Lười như anh Trung (Công ty P.)cũng khiến vợ mệt mỏi. Ở công ty, anh Trung nổi tiếng là người đàn ông lịch sự,ga-lăng với phụ nữ. Chị em nào trong công ty cần sự giúp đỡ, dù nhỏ, dù lớn… anhcũng có mặt tức thì, trợ giúp vô điều kiện. Riêng việc nhà, anh hoàn toàn“tin cậy” và phó thác cho vợ.

Chiều về, khi chị sấp ngửa chạyđi đón con thì anh còn la cà đâu đó. Lúc chị nấu cơm, anh ngồi đọc báo, xem tivi… “Nói chung, ổng lười hết biết. Nhờ việc gì cũng miễn cưỡng, làm quấy quácho xong, vợ phải làm lại. Ở nhà, ổng mà được 1% cái ga-lăng như ở công ty, tôicũng phước bảy đời” - chị Hường ấm ức.

Công bằng mà nói, ngoài quýông “lười bẩm sinh” cũng có những ông lười tại... vợ. Một lần, trongchuyến đi nghỉ mát cùng công ty chồng, chị A. giật mình khi nghe hội các ôngchồng, trong đó có cả chồng chị ngồi than phiền về các bà vợ. Chồng chị tỏ rarất ấm ức: “Suốt ngày bả chê tôi lười chảy thây, hậu đậu… Tối nào cả nhà tôicũng ăn cơm lúc 8g.

Phần sợ tụi nhỏ đói, phần sợ vợcực, tính xuống bếp giúp vợ, vậy mà vừa thấy mặt tôi, bả nổi sùng: “Anh đứngđó làm gì cho chật chội?”. Lần khác, tôi giành rửa đống chén đũa, hí hửng chờ vợkhen, ai ngờ bả phán: “Lần sau anh đừng rửa chén nữa. Anh rửa không sạch mấtcông em phải rửa lại”… Bả chê riết làm tôi cụt hứng, hết muốn làm gì. Thôi thìthà mang tiếng chồng lười còn hơn”.

Bí quyết cải huấn

Thật bất công khi phụ nữ phải ômđồm hết mọi thứ còn chồng đi làm về “ngồi chơi xơi nước”. Có những bà vợ chấpnhận chiều chồng cho yên nhà yên cửa, nhưng cũng có những người quyết không“dung dưỡng” chồng lười.

Mỗi khi được khen là “chồng giỏi,vừa đi làm kiếm được nhiều tiền, vừa biết chia sẻ công việc nhà với vợ con”,chồng chị Quân Quân (Q.7, TP.HCM) lại nhìn vợ tủm tỉm cười.

Vốn là con trai một, lại là cháuđích tôn nên anh được gia đình cưng chiều từ nhỏ. Gia đình gốc Nho học, anh đượcgiáo huấn theo quan niệm: Đàn ông chỉ ở ngoài kiếm tiền, chuyện bếp núc, nhà cửalà của phụ nữ. Lấy vợ về, thời gian đầu gia đình tạm ổn do có người giúp việc.Nhưng khi người giúp việc nghỉ, hạnh phúc gia đình anh cũng bắt đầu lung lay.

“Cải tạo” chồng lười
Nhiều mâu thuẫn gia đình cũng nảy sinh từ đây…

Hai vợ chồng cùng đi làm về, vợsấp ngửa vào bếp nấu nướng trong khi anh ung dung bật máy vi tính đọc tin tứchoặc chơi game. Cơm nước xong, anh lại bật ti vi xem, trong khi vợ còng lưng rửachén, lau nhà, dọn dẹp.

Ban đầu chị lặng lẽ làm việc,nhưng thấy anh cứ dửng dưng, chị nổi cáu: “Anh ngồi vậy mà chịu được à? Phụem đi chứ”. Thấy vợ cáu kỉnh, anh ngơ ngác: “Anh phụ gì bây giờ?”. Nghe chồngtrả lời, chị càng giận cành hông: “Anh nói vậy mà nghe được hả? Anh phải thấy vàtự động làm giúp em chớ. Anh đâu phải con nít mà biểu em dắt tay chỉ việc”.Thế là “chiến tranh” bùng nổ.

“Giận nhau mấy ngày, nhưng suycho cùng, tôi thấy chờ chồng tự động giúp đỡ thì e hơi khó. Tôi nghĩ, nói chuyệnthẳng thắn là cách tốt nhất để giải quyết những ấm ức. Tôi liệt kê những việcnhà cần làm mỗi ngày và đặt vấn đề: Anh có thể giúp em những việc nào trong sốnày? Nhìn tờ sớ việc nhà dài dằng dặc, ông chồng nào vẫn làm ngơ thì coi như...“hết xài”, chị Quân Quân chia sẻ.

Anh Quốc, chồng chị tiếp lời: “Nếubà xã không trình sớ, tôi cũng không thể hình dung hết nỗi vất vả của vợ. Tôi cứnghĩ: làm việc nhà đơn giản, chẳng có gì quá khó với phụ nữ. Hơn nữa, nếu khôngchỉ rõ những việc tôi phải làm thì thú thật tôi cũng không biết giúp vợ thếnào hay chỉ làm mọi việc thêm lộn xộn. Đàn ông chúng tôi cũng chúa ghét bị vợra lệnh, sai bảo. Ngọt ngào một chút, biểu leo lên trời hái trăng tụi tôi cũngdám leo, sá gì mấy việc lặt vặt”.

Sự hợp tác, chia sẻ là một trongnhững yếu tố không thể thiếu trong đời sống hôn nhân. Và bình đẳng giới cũngkhông ngoại trừ việc hỗ trợ, chia sẻ việc nhà. Những chuyện tưởng chừng rấtnhỏ, nhưng nếu không biết cách dung hòa, đôi khi lại có thể dẫn đến những hậuquả lớn.

Theo Huy Tuấn
Phụ nữ 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.