"Độc chiêu" của... chồng cũ

Chồng cũ nghe thì tưởng đơn giản, như một... món đồ cũ chẳng hạn. Đồ cũ thì đương nhiên là không dùng nữa (hoặc không dùng được nữa) nên đem cất vào kho, bán tống bán tháo, đem cho hay... vứt quách đi. Ngược lại, chồng cũ lại là cái thứ mà "cũ người mới ta", ta không dùng nữa nhưng người khác lại đem về... "nâng khăn sửa túi".

Người thì coi vợ cũ như kẻthù, người vẫn ghen khổ ghen sở với vợ cũ, người lại lạt lẽo với vợ cũ hơn cảngười dưng, nhưng cũng có người biết coi vợ cũ như bạn bè...

Chồng cũ - nghe thì tưởng đơngiản, như một... món đồ cũ chẳng hạn. Đồ cũ thì đương nhiên là không dùng nữa(hoặc không dùng được nữa) nên đem cất vào kho, bán tống bán tháo, đem chohay... vứt quách đi. Ngược lại, chồng cũ lại là cái thứ mà "cũ người mới ta", takhông dùng nữa nhưng người khác lại đem về... "nâng khăn sửa túi".

Ta và đồ cũcùng lắm là có vài kỉ niệm nào đấy chứ chả có ràng buộc gì. Còn ta và chồng cũthì muôn đời sẽ còn một mối ràng buộc chặt chẽ - ấy là một hoặc hai đứa conchung. Chính vì thế mà nhiều khi dù không muốn, ta vẫn phải đối mặt, hoặc đốiđầu với "y", tùy theo cách mà "y" đối xử với ta.

"Độc chiêu" của... chồng cũ
Ảnh minh họa

Cái Trang - bạn thuở con chấy cắnđôi của tôi - sau khi ly hôn tưởng sẽ trút được gánh nặng ngàn cân đeo bám bấylâu là ông chồng lười nhác vô tích sự, hay ghen tuông. Ngờ đâu nó lại bước vàocuộc chiến mới với ông chồng cũ "lắm chiêu". Vì mẹ con nó thuê nhà gần nhà chồngcũ (để con bé đi học về có thể tự ghé sang nhà ông bà nội), nên hễ hôm nào nó đilàm về muộn, thể nào hắn ta cũng nhắn vài cái tin rất... xóc óc, kiểu như "đang chứa chấp thằng nào ở nhà mà sang đón con muộn?".

Chồng Trang còn rỗi việc đến mứcrình rập xem vợ cũ có giao du với tay đàn ông nào để nhảy vào phá đám. Có lần,một anh bạn Việt kiều của Trang về nước, kêu thèm ăn canh cua cà pháo, nên Trangmời đến nhà ăn cơm. Cẩn thận, nó rủ cả tôi sang ăn cùng. Ấy thế mà không biếtlàm sao chồng cũ của Trang biết.

Hắn đi qua đi lại, lấy cớ gặp con bé để lườmnguýt dò la ông khách. Rồi đúng lúc cả nhà đang ăn cơm, hắn nhảy xổ vào, chỉ tayvào mặt khách, đay nghiến: "Ông cư xử cho đàng hoàng nhé! Con tôi cònbé."(!?) rồi bỏ đi trong khi khách còn đang ngơ ngác không hiểu mình "khôngđàng hoàng" ở chỗ nào.

Độc chiêu hơn, anh ta còn liệt kêcả một "danh sách" gồm toàn những người đàn ông mà hắn thấy... khả nghi, dùchẳng biết họ có tình ý gì với vợ cũ hay không. Thỉnh thoảng hắn lại gọi điệnthoại nặc danh để... chửi đối phương cho hả giận. Như thể chỉ vì họ mà cuộc hônnhân của hắn ra nông nỗi này! Hễ cứ nhận được những cú điện thoại kiểu ấy, nhữngngười có tên trong "danh sách đen" lại gọi báo cho Trang, người thì bực bội, kẻlại cảm thông với cô bạn hẩm hiu.

Ác cái là lúc nào hắn cũng lấycon ra làm bình phong cho những hành động ngang ngược của mình, kiểu như "vì contôi mới nói" nên cái Trang gần như bótay.com. Nó chỉ còn mong có ai mau chóngrước cái "của nợ" ấy về để hắn có mối bận tâm mới mà buông tha cho vợ cũ.

Trang bảo tôi, tớ bị ghen tuôngvô lối cũng vẫn còn may chán, chị Minh ở phòng tớ còn bị chồng cũ coi như kẻ thùcơ. Chả là chị Minh chán chồng nên có yêu đương người khác, anh chồng bắt đượcrồi đòi ly hôn. Hai người chia tay đã lâu nhưng anh chồng kia vẫn không nguôi"mối thù" với vợ cũ. Anh không cho vợ cũ giao du với bạn bè từng một thời là bạnchung của hai người.

Có lần gặp chị Minh ở chỗ một người bạn cũ, anh ta trừngmắt quát: "Cô không biết xấu hổ à? Sao cô còn dám đến đây?". Có lẽ vì mốiquan hệ của bố mẹ như hai kẻ thù không đội trời chung mà thằng con của hai ngườisớm lệch lạc. Nó ở với bố, thiếu bàn tay chăm sóc đã đành, lại còn bị bố "cấmvận" không cho gặp mẹ và gia đình bên ngoại. Thằng bé vùi đầu vào chơi game rồi"nghiện" lúc nào không biết. Mỗi lần nhắc đến con, chị Minh lại khóc hết nướcmắt vì ân hận.

Tất nhiên không phải ông chồng cũnào cũng rắc rối như thế. Cũng có ông lại ở thái cực khác, ấy là "qua cầu rútván" hoặc thờ ơ coi như chẳng quen biết chi với vợ cũ như anh chồng cũ của chịLan - chị họ tôi chẳng hạn. Chị kể, ly hôn xong là con như "đường ai nấy đi",tòa xử chia đôi cái nhà tập thể đang ở, chồng cũ tỏ ra nghĩa hiệp cho chị cả.

Hóa ra là để bù lại việc anh ta sẽ không chu cấp cho con đến năm 18 tuổi nữa.Chị tặc lưỡi: "Thôi cũng được, đỡ phải dây dưa với nhau". Thế rồi sau đóhọ chỉ gặp lại nhau đúng vào hôm cưới thằng con chung, chả biết bố con nó cóliên lạc gì với nhau không chứ chị thì không bao giờ.

Thế mới biết để được như vợ chồngchú tôi thì lý tưởng biết chừng nào. Chia tay nhau rồi, hai người vẫn coi nhaunhư bạn bè. Cưới xin, giỗ chạp gì ở hai bên nội ngoại, cả hai vẫn chu toàn. Hầunhư cuối tuần nào chú tôi cũng đón hai đứa con vợ cũ về nhà chú chơi. Thậm chícó lần cả hai gia đình họ còn đi nghỉ mát Sầm Sơn với nhau rất là kết đoàn.

Có lần, tôi hỏi chú làm thế nàomà chú thím lại coi vợ chồng thím Mùi như bạn bè được hả chú, chú tôi chỉ cười:"Thì mình coi họ là bạn họ sẽ coi mình là bạn thôi". Cái Giang con gáilớn của chú thủ thỉ với tôi: "Cũng có lúc em thấy tủi vì mình có bố mà chẳngđược ở với bố, có khi còn có cảm giác như bị người khác "cướp" mất bố. Nhưngcách mà bố với dì và cả với bố dượng cư xử với con cái cả hai bên cũng an ủi emnhiều. Tụi em không có cảm giác bị phân biệt đối xử mà nhiều khi còn thấy ấm ápnhư con một nhà".

Đến đây thì tôi nghộ ra một điều:Hóa ra vợ chồng ly hôn đối xử với nhau ra sao nhiều khi không còn là chuyệnriêng của hai người mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai con cái của họ nữa.

Theo Hồng Vân
Gia đình trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.