Nhìn lại sau cuộc đổ vỡ của hôn nhân

Hôn nhân là thời điểm bắt đầu cuộc hành trình chung sống của hai người yêu thương nhau. Trên con đường đó, đôi lúc người trong cuộc có những bước lệch dẫm lên đời nhau, đau đớn.

Hôn nhân là thời điểm bắt đầucuộc hành trình chung sống của hai người yêu thương nhau. Trên con đường đó,đôi lúc người  trong cuộc có những bước lệch dẫm lên đời nhau, đau đớn. 

Phản ứng của người bị đau có khi lại thiếu sáng suốt. Đến một ngày, thậtbình yên, nhìn lại, không ít  người chợt nhận ra “mình thật quá... đáng”.

Dùng lửa dập lửa!

Cưới nhau được hai năm, chịHoàng Trinh cảm thấy mình bị lừa. Chồng chị lấy vợ rồi mà vẫn ham vui theobạn bè. Nhà chồng thuộc loại có tiền, nên chồng chị không chí thú làm ăn.Hai đứa con năm một ra đời, trai gái đủ cả, người mừng là mẹ chồng, chứchồng  chị vẫn “bình thường thôi”.

Nuôi con, nhiều khoản chiphát sinh, thu nhập không tăng, nên chị tính toán đến sốt cả ruột. Vì thế,đêm nào chồng chị đi nhậu với bạn bè là đêm đó chị đứng ngồi không yên. Chỉchờ chồng bước chân về nhà là chị ào ào: “Anh có vợ con rồi, có phải độcthân đâu mà cứ vậy hoài. Tôi đi làm không dám sắm bộ đồ, còn anh thì ăn uốngthoải mái, bia bọt đã đời. Anh không còn ham gia đình nữa thì nói một tiếng,tôi ẵm con đi liền”. Chị càng cảnh cáo, đe dọa,  anh càng tệ hơn. 

Nhìn lại sau cuộc đổ vỡ của hôn nhân

Ảnh minh họa

Ngược với bà vợ lắm lời,chồng chị cứ lặng lẽ, ít lời. Hai năm sau, chị viết đơn ly hôn. Trong mắtchị, anh là kẻ lười biếng, ham chơi, ỷ lại bố mẹ, thiếu tự lập. Anh không hềphản đối, chỉ cố giành nuôi đứa con trai. Không thể “đấu” với bà mẹ chồng,rất mê cháu nội đích tôn, chị ngậm ngùi dẫn đứa con gái ra khỏi nhà. Nhớ contrai, chị chỉ có thể  đến trước cổng trường để nhìn con. Bố nó cấm chị đếnnhà thăm con. Chưa có việc làm ổn định, chị không thể giành lại quyền nuôicon.

Khi không còn nước mắt đểkhóc, chị bỗng nảy ý định: vào TP.HCM tìm việc, kiếm tiền để đủ điều kiệngiành lại con. Chị xin vào một công ty mỹ phẩm, bắt đầu từ việc bán hàng.Lao động có động cơ, có quyết tâm, chị luôn đạt năng suất cao. Mãi đến 10năm sau, ước mơ của chị mới thành sự thật. Cậu con trai vào đại học, từ SócTrăng, lên TP.HCM  ở với mẹ. Mẹ con đoàn tụ là thành công lớn nhất của chị.

Bà Hương Bình vốn là một tiểuthư con nhà giàu có. Từ khi lấy chồng rồi có con, bà dẹp bỏ mọi thú vui, lao vào làm ăn trong ngành vải. Chồng bà trở thành người chạy hàng cho vợ.Bà giỏi tính toán, biết chớp thời cơ nên ngày càng ăn nên làm ra.  Sự có mặtcủa hai đứa con khiến cho gia đình càng hạnh phúc hơn. Công việc đang tiếntriển thì bà bị nhiễm bệnh viêm gan siêu vi, về nhà mẹ ruột dưỡng bệnh.

Một lần, bất chợt về nhà mình,bà bắt quả tang chồng đang chung giường với một người phụ nữ... quen, vốn làbạn hàng của bà. Bà lẳng lặng xuống nhà dưới, bày rượu ra uống cho say.Không quen uống rượu, lại uống quá nhiều, bà ngất đi, phải nhập viện cấp cứu.Tỉnh lại, bà bật khóc khi thấy bố mình hấp tấp đưa con gái vào bệnh viện đãquên cả mang dép.

Bà không còn muốn nhìn mặtchồng. Ông cũng thấy chẳng xứng đáng làm con rể trong một gia đình đànghoàng như gia đình bà. Ra viện, bà ly hôn, vội vã như người muốn vứt đi mộtthứ rác ra khỏi nhà mình. Một mình nuôi dạy con nhỏ, bà càng vất vả hơn. Sứckhỏe sa sút, bà vẫn ra chợ bán buôn. Những vất vả càng khiến bà “hận” ôngchồng ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân.     

"Tôi đã sai"

Ly hôn được 12 năm, thật bấtngờ, khi chị Hoàng Trinh xác nhận: “Chồng cũ của tôi là người đàn ông rất tốt. Thời đó, tôi bán thuốc lá, ngày nào ảnh cũng lượn xe mấy vòng, ghé muathuốc lá, nhưng chẳng bao giờ hỏi bật lửa. Hóa ra, anh không biết hút thuốc.Những kỷ niệm dễ thương đó đã nối kết trái tim của chúng tôi. Vậy mà khi chung sống, xảy ra xung đột, tôi lại quên đi những điều đó.

Tôi lấy chồng năm 19 tuổi,chưa có nhiều kinh nghiệm sống, chưa biết cách cư xử khéo léo. Hai đứa conra đời, chi tiêu phát sinh, vợ chồng tôi không còn nói chuyện bình thường màlúc nào cũng gây gổ, chủ yếu là vì chuyện tiền bạc. Lúc nào tôi cũng gào lên:“Tiền đâu?”. Nhà chồng có đám tiệc, đám giỗ...  với tôi là điều khủng khiếpnhất, vì tôi vừa phải nghỉ việc, vừa tốn tiền. Tôi phát điên khi anh ấy đichơi, ăn nhậu với bạn bè vì ấm ức: “Anh có tiền, sao không dành cho vợ con”.Ôm nhiều nỗi lo, tôi không còn quan tâm đến việc thiết lập quan hệ với giađình chồng, với bạn bè, đồng nghiệp của chồng.

Sau một thời gian dài laođộng cật lực, để đạt được vị trí quản lý bộ phận tiếp thị của một công ty mỹphẩm, được đi nhiều, học nhiều, tôi trưởng thành hơn, hiểu biết hơn về cuộcsống. Nghĩ đến quá khứ, tôi lại nuối tiếc: “Phải chi hồi đó mình có kiếnthức, có bản lĩnh như bây giờ. Nhận ra sai lầm, thiếu sót của mình đã giúptôi có thái độ “bạn bè” hơn với chồng cũ, cùng hợp tác, bàn bạc chuyện cướihỏi của con cái. Tôi dạy con gái: “Trong quan hệ vợ chồng, khi xảy ra xungđột, nếu dùng “lửa dập lửa”, kết quả tất yếu là... cháy nhà”.

Chuyện của bà Hương Bình cũngrất có... hậu. Chồng cũ và vợ con của ông ta cùng sống chung một địa chỉ vớichị, theo mô hình “ăn riêng”,  tiền điện nước được chị bao cấp. Bà giảithích: “Vợ chồng ảnh khó khăn quá, con còn nhỏ, ở nhà trọ chật chội, nhếchnhác. Nhà tôi có phòng cho thuê nhưng để họ ở miễn phí”. Có phải chị là mộtngười có tấm lòng bao dung bẩm sinh với người đàn ông đã từng phản bội mình?Không hề, chỉ là chị đã biết nhìn lại: “Anh ấy chỉ sa ngã thôi, chứ khôngphải phản bội. Tội của anh ấy là do yếu đuối, không vượt qua được sự cám dỗ,chứ không phải đã hết tình với vợ con. Tôi thì quá tự ái, tự cao, lại nghĩmình thừa sức nuôi con, nên vội vàng cắt bỏ mối quan hệ, không cần nghe anhấy giải thích. Bây giờ, bình tĩnh nhìn lại, tôi nhận ra có không ít giảipháp để giữ lại gia đình. Đến cái tuổi hết nông nổi, chín chắn, có nhiều kỹnăng sống,  tôi mới nhận ra anh ấy không phải là người quá xấu xa, để tôiphải kiên quyết loại bỏ ra khỏi cuộc đời mình”.

Dù không thể lấy lại những gìđã mất, nhưng khi nhận ra “mình cũng quá đáng”, bà không còn cay đắng khinhìn mặt chồng cũ nữa. Hơn thế, bà còn biết nghĩ đến việc giúp đỡ cha củamấy đứa con mình: “Người khó khăn, không quen biết, mình còn giúp được mà”.  

Cả hai người phụ nữ khi quayđầu nhìn lại đã có cùng quan điểm: “Chồng mình sai lầm khi tạo ra tình huống,nhưng mình cũng sai lầm khi giải quyết”. “Đánh” người làm cho mình đau khổ,đồng thời  cũng  tạo ra thêm đau khổ cho mình. Giờ đưa tay nâng đỡ ngườichồng cũ “tội lỗi” tuy là một việc khó nhưng mang lại lợi ích cho gia đình,mang lại niềm vui cho bản thân.

Ngày xưa, khi “trả thù” vớitư duy tiêu cực  “đường ai nấy đi”, hai chị cứ tưởng mình mạnh mẽ, nhưngthật ra là yếu đuối. Nay đã đủ mạnh mẽ, các chị mới  có sức trả thù “kẻ đãgây đau khổ cho mình” bằng... lòng tốt. Kết quả, dù không quay lại được vớinhau, nhưng ai cũng nhẹ lòng, thoải mái như xóa được một đoạn phim buồntrong đời mình. 

Câu chuyện của hai chị còn làmột kinh nghiệm quý dành cho các bà vợ trẻ. Biết biến cơn giận của mìnhthành sức mạnh của lòng tốt, là một thử thách lớn, đòi hòi nhiều kiên nhẫn,khôn ngoan và cả sáng tạo. Nhưng nếu vượt qua, các bà vợ sẽ đạt được nhiệmvụ xây tổ, bởi các ông chồng rất khó, hoặc không thể phản ứng chống đốitrước những đợt tấn công ngọt ngào của các bà.     

Con người rất khó thừa nhậnsai lầm của mình, nhất là khi  sai lầm đó do người khác phát hiện ra. Thôngthường, mọi người luôn tìm cách chống chế, hoặc phủ nhận. “Tôi đã sai” là ba từ khó mà không phải ai cũng sử dụng được.

Chấp nhận mình sai, không cónghĩa mình là người xấu, không xứng đáng hưởng hạnh phúc. Cuộc sống  hônnhân chỉ trọn vẹn khi được vun đắp, dựng xây bởi cả hai vợ chồng,  trong sựhiểu biết và có thiện ý hàn gắn mâu thuẫn, thông qua việc tự nhận ra: “Tôiđã sai”. Đó là kinh nghiệm của ông Lê Minh An, thành viên của CLB Xây dựnggia đình hạnh phúc Q.Gò Vấp.

Ông chia sẻ: “Lúc mới vềchung sống, vợ chồng trẻ thường bất hòa bởi không ai chịu nhận  mình sai.Tôi may mắn rút được kinh nghiệm đó sau vài lần thất bại. Mỗi khi vợ chồngmâu thuẫn, tôi kiểm điểm lại mình, và nói với vợ: “Anh đã sai”. Đó cũng là cách tôi tự nói với bản thân, để có ý thức điều chỉnh. Thái độ của tôi, ítnhiều ngăn được cái sai của  vợ tôi khi giải quyết mâu thuẫn. Những nỗ lựccủa chúng tôi đã được đền đáp bằng sự hài lòng, bình an bên nhau”.

Theo Trường Sơn
Nhìn lại sau cuộc đổ vỡ của hôn nhân



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.