Nhọc nhằn bà mẹ đơn thân

Ngày lên 1 tuổi, chị Thu bị ban đỏ, khi gia đình đưa đi bệnh viện thì đôi mắt của chị đã mờ. Năm 25 tuổi, chị kết hôn với người đàn ông cùng chung cảnh ngộ khiếm thị với mong muốn hôn nhân sẽ bền lâu. Nhưng khi con trai được 2 tuổi, chồng chị Thu đã bỏ mẹ con chị. Chị Thu bộc bạch: “ Ngày biết tin anh sẽ đi theo người đàn bà khác, tôi khóc lóc, năn nỉ nhưng anh vẫn ra đi.

Khi hôn nhân đổ vỡ, phụ nữ phảivừa làm cha vừa làm mẹ với bao nỗi nhọc nhằn, lo toan.

Đến Hội Người mù TPHCM (Cống Quỳnh, Q.1) vào mộtchiều cuối tháng 9, tôi nghe các chị ở đây tấm tắc khen ngợi chị Thu – bà mẹkhiếm thị đơn thân nuôi con, có con trai ngoan ngoãn và học giỏi. 

Nhọc nhằn bà mẹ đơn thân

Ảnh minh họa

 

Vất vả lo cho con

Ngày lên 1 tuổi, chị Thubị ban đỏ, khi gia đình đưa đi bệnh viện thì đôi mắt của chị đã mờ. Năm25 tuổi, chị kết hôn với người đàn ông cùng chung cảnh ngộ khiếm thị vớimong muốn hôn nhân sẽ bền lâu. Nhưng khi con trai được 2 tuổi, chồng chịThu đã bỏ mẹ con chị. Chị Thu bộc bạch: “Ngày biết tin anh sẽ đi theongười đàn bà khác, tôi khóc lóc, năn nỉ nhưng anh vẫn ra đi.

Lúc đó, tôi sốc lắm,con đang bập bẹ nói, cứ hỏi ba đâu? Tôi nghe mà chết lặng trong lòng.Thương con, tôi cố vực dậy để lo cho cuộc sống của hai mẹ con. Vì khiếmthị nên khi đi bán vé số tôi thường bị va quệt xe, có khi bị giật, bịlừa hết vé số. May sao gặp được một chị giới thiệu học lớp mát xa dànhcho người khiếm thị, rồi tôi làm việc ở đây đến bây giờ”.

Với mức lương mỗi thánghơn 1 triệu đồng và thỉnh thoảng được khách tặng thêm tiền boa, chị Thuphải chi tiêu tiết kiệm mới đủ lo cho con trai ăn học. Trong ngôi nhànhỏ tại số 56/19 (đường số 61, P. Phước Long B, Q.9), cậu bé Huy thườngtranh thủ thời gian rảnh giúp mẹ làm việc nhà.

Nhắc đến con trai, chịThu vui vẻ kể: “Khi con còn nhỏ, mọi việc tắm rửa, ăn uống, vệ sinhcho con tôi đều tự làm lấy. Một tay rờ lên miệng con, một tay đút cháovậy mà thằng bé ăn ngon ơ. Sợ con gặp nguy hiểm, mỗi khi con bò đi đâulà tôi bò theo đó”. Không ít lần mẹ chồng đề nghị nuôi con giùmnhưng chị Thu nhất quyết không chịu. Với chị, Huy là niềm an ủi duy nhấttrong đời.

Đang học lớp 10, mỗi ngày sau giờ học, Huy tranhthủ đạp xe đi chợ, nấu cơm. Buổi chiều, Huy ra trạm xe buýt đón mẹ. Mỗi lầnđến kỳ đóng học phí, chị Thu phải vay mượn khắp nơi. Chị Thu cũng muốn saunày Huy vào đại học nhưng chỉ ngại không có đủ tiền lo cho con ăn học. 

Nỗi lo con hư

Ông bà xưa có câu “một lời cha bằng ba lời mẹ”,khi phải nuôi con một mình, người phụ nữ lo sợ nhất là khi thiếu cha, con dễhư hỏng. 

Trong Công viên 23-9 (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1), trênchiếc ghế đá, người phụ nữ gầy gò tên Nhân cẩn thận xếp từng chai nước ngọtvào rổ nhỏ. Khi được hỏi thăm, chị tâm sự: “Năm 20 tuổi, từ Nha Trang tôicùng chồng vào TPHCM lập nghiệp. Đang mang thai 6 tháng, tôi thấy chồng đibia ôm, lúc đó còn trẻ người non dạ nên tôi nóng vội, ly hôn ngay. Mười nămsau, tôi gặp người chồng thứ hai nhưng cũng chẳng bền. Từ khi sinh thêm 2con, cuộc sống khó khăn hơn, khổ quá nên người chồng thứ hai cũng bỏ đi biệttới giờ”.

Từ ngày con gái lớn đi lấy chồng, chị Nhân mộtmình nuôi mẹ già ngoài 70 tuổi và 2 con nhỏ. Con trai học lớp 6 Trường LươngThế Vinh, con gái học lớp 5 Trường Nguyễn Thái Học. Xòe đôi tay với nhữngchiếc móng bầm đen, chị thật thà nói: “Bán nước uống, múc đá nhiều nêntay bị ra vầy nè. Tôi còn tranh thủ nhặt ve chai kiếm thêm tiền. Chỉ tội chohai đứa nhỏ tối nào cũng ra phụ mẹ đến 23-24 giờ. Nhiều bữa nhìn con ngủ gậtmà thương đứt ruột nhưng chúng muốn phụ mẹ để có thêm tiền ăn học và chidùng cho cả nhà”.

Không chỉ thế, hai cháu còn cáng đáng việc cơmnước, giặt giũ để mẹ yên tâm kiếm tiền. Chị trầm ngâm: “Ngồi bán ở đâychứ bụng lo lắm. Sợ con trai bị mấy đứa trẻ bụi đời rủ rê rồi nhiễm tệnạn... Tôi không thể đưa đón con đi học, không theo dõi được sinh hoạt củacon. Dạo này cháu học hơi yếu nên lo lắm”. 

Theo Nguyệt My
NLĐ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.