‘Tầm nhìn của thí sinh tuyệt vọng trong X-Factor quá hẹp'

‘Tôi không rõ thông tin Mai Thái Anh tự tử có chính xác không nhưng rõ ràng bạn ấy cần phải trau dồi kỹ năng sống hơn nữa”

‘Tôi không rõ thông tin Mai Thái Anh tự tử có chính xác không nhưng rõ ràng bạn ấy cần phải trau dồi kỹ năng sống hơn nữa” – chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất khẳng định.

>>  Thí sinh tự tử, truyền hình thực tế khi nào mới hết độc ác?

Mới đây, dư luận xôn xao với vụ Mai Thái Anh – một thí sinh của chương trình Nhân tố Bí ẩn (X-Factor) viết những dòng chữ đầy tuyệt vọng trên trang cá nhân sau khi bị cư dân mạng tố giả bệnh trầm cảm để lấy tình thương của khán giả và giám khảo.

Zing.vn đã trao đổi với chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất – người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc “giải mã” các vấn đề về tâm sinh lý của con người trong xã hội.

‘Tam nhin cua thi sinh tuyet vong trong X-Factor qua hep' hinh anh 1
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất. Ảnh: Songtre

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết: “Không chỉ một cuộc thi truyền hình thực tế mà bất cứ cái gì trong cuộc sống cũng có rào cản, hữu hình hoặc vô hình. Vấn đề của mỗi chúng ta là phải nhận ra những rào cản đó. Ở đây, thí sinh Mai Thái Anh của Nhân tố bí ẩn đã không nhận ra rào cản của bản thân".

Người ta nói đường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà vì lòng người ngại núi, e sống. Bạn ấy đã tự đăng ký dự thi, chứng tỏ là từng có ước mơ nhưng thật buồn khi bạn ấy lại không nhận rõ những thử thách để thực hiện ước mơ đó -chuyên gia tâm lý nêu quan điểm.

‘Tam nhin cua thi sinh tuyet vong trong X-Factor qua hep' hinh anh 2
Dòng trạng thái được cho là tuyệt vọng của Mai Thái Anh - một thí sinh Nhân tố Bí ẩn 2016.

Trả lời về việc liệu cư dân mạng có quá vô cảm khi sẵn sàng ném đá một thí sinh không thương tiếc, ông Nguyễn An Chất khẳng định hiện tượng ném đá hiện nay cũng có nhiều góc độ khác nhau, do vậy cần phải có cái nhìn bao quát.

Theo ông Chất, ném đá không phải chuyện gì lạ lẫm trong xã hội. Hành vi ném đá xuất phát từ những thông tin trái chiều cần phải giải quyết. Mỗi người có một quan điểm, họ có quyền lựa chọn hành vi của mình.

Vấn đề của người bị ném đá là không nên đổ lỗi cho cư dân mạng hay dư luận xã hội. Tuyệt vọng là do chính thí sinh Mai Thái Anh chứ không thể đổ lỗi cho người khác - ông Chất phân tích.

"Bạn ấy có bất cứ quyết định tuyệt vọng nào đi chăng nữa thì cũng là do tầm nhìn hạn hẹp chứ việc oán trách người khác, dứt khoát là không được. Làm bất cứ việc gì cũng cần phải suy xét chín muồi. Và khi có biến cố xảy ra thì hãy nhận ra lỗi của bản thân trước khi đi tìm lỗi của người khác” – chuyên gia tâm lý nói.

‘Tam nhin cua thi sinh tuyet vong trong X-Factor qua hep' hinh anh 3
Nam thí sinh đang đứng trước hai luồng dư luận trái chiều. Ảnh: BTC

Trường hợp Mai Thái Anh chỉ là một trong nhiều vụ lùm xùm có liên quan tới các cuộc thi truyền hình thực tế hiện nay. Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất nhận định truyền hình thực tế là rất tốt vì giúp các thí sinh thể hiện được tài năng, phát huy trí tuệ và theo đuổi ước mơ của mình.

"Nhưng trước khi đăng ký tham gia, mỗi người cần trau dồi kỹ năng sống và chuẩn bị cho bản thân một tâm thế và bản lĩnh vững vàng. Phải biết tiềm năng của mình ở đâu để chọn những cuộc thi phù hợp.

Và khi gặp khó khăn thì đừng chùn bước, còn nếu chùn bước thì đừng đổ lỗi cho người khác. Đổ lỗi cũng phải dựa trên cơ sở khoa học chứ không phải có biến cố gì xảy ra là đổ hết lỗi cho người khác. Ông cha đã nói: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” – chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất nhắn gửi trước khi kết thúc cuộc trò chuyện.  

Theo Zing

thí sinh X-Factor

tầm nhìn

thí sinh tuyệt vọng


Cảnh phim vô duyên của Thúy Diễm
Vào vai tiểu thư Mỹ Đình nhiệt tình vì bạn, Thúy Diễm gây tranh cãi với hình tượng ồn ào, xốc nổi trong "Trạm cứu hộ trái tim". Bên cạnh đó, cô còn bị đánh giá là kém duyên trong mối quan hệ giữa Nam và bạn gái.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.