Nhà sáng lập WikiLeaks là ứng viên Nobel Hòa bình?

Theo nhiều nhà quan sát, thủ lĩnh các phong trào biểu tình sôi động trên khắpthế giới Arab, các nhà hoạt động nhân quyền ở Nga và nhà sáng lập WikiLeaksJulian Assange nhiều khả năng sẽ là những ứng cử viên của giải Nobel Hòa bìnhnăm 2011.

Theo nhiều nhà quan sát, thủ lĩnh các phong trào biểu tình sôi động trên khắpthế giới Arab, các nhà hoạt động nhân quyền ở Nga và nhà sáng lập WikiLeaksJulian Assange nhiều khả năng sẽ là những ứng cử viên của giải Nobel Hòa bìnhnăm 2011.

Theo các quy định hiện tại, Ủy ban Nobel Na Uy sẽ chỉ xem xét đề nghị ứng cửviên cho giải Nobel Hòa bình gửi tới trước ngày 1.2 nhằm lựa chọn người xứngđáng nhất để trao giải vào tháng 10 hàng năm.

Kể từ khi tin tức truyền thông thường có ảnh hưởng lớn tới việc đề cử, năm naydanh sách ứng cử viên có thể sẽ rất đa dạng, nhất là trong bối cảnh hàng loạtlàn sóng biểu tình dữ dội đang diễn ra tại các nước Arab, bao gồm Tunisia và AiCập.

Nhà sáng lập WikiLeaks là ứng viên Nobel Hòa bình?
Julian Assange sẽ là ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình 2011?
"Đó là một khả năng" - nhà sử học đồng thời là một chuyên gia về giảithưởng Nobel Asle Sveen cho biết - "Tuy nhiên chưa có cái tên nào là sánggiá. Tại Ai Cập, làn sóng biểu tình của phe đối lập diễn ra tự phát. Trong khiđó, nhà lãnh đạo nổi bật nhất của phe đối lập, ông Mohamed ElBaradei đã từngnhận giải Nobel Hòa bình năm 2005".

Bởi bản chất của các cuộc biểu tình mà phần nhiều là do các yếu tố kinh tế xãhội thúc đẩy, nên sẽ rất phức tạp để tìm được một ứng cử viên sáng giá.

Tên của các ứng cử viên cho giải thưởng được giữ bí mật trong vòng 50 năm. Hàngnghìn người có đủ điều kiện để đề cử ứng viên, trong đó bao gồm các nghị sĩ quốchội, nhà lãnh đạo thế giới, giáo sư đại học, thành viên một số viện nghiên cứuquốc tế.

Ủy ban Nobel gồm 5 thành viên cũng đủ điều kiện để đưa ra đề cử của mình vàocuộc họp đầu tiên hàng năm, dự kiến được tổ chức vào ngày 28.2 tới.

"Có thể một lãnh đạo trong các cuộc nổi dậy ở các nước Arab sẽ là ứng cử viênsang giá" - Sveen cho biết.

Nhiều nhà sử học dự đoán, sau sự kiện giải Nobel Hòa bình gây tranh cãi năm 2010được trao cho ông Lưu Hiểu Ba ở Trung Quốc, có thể năm nay Ủy ban Nobel cũngmuốn chuyển sự chú ý của mình sang Nga.

"Chúng tôi sẽ phải xem xét tình hình sau vụ tấn công khủng bố tại sân bayDomodedovo ở Nga như thế nào. Nếu Mátxcơva phản ứng cứng rắn với vùng Kavkaz,tôi tin rằng nhiều nhà hoạt động nhân quyền sẽ có thể là ứng viên sáng giá chogiải thưởng Nobel Hòa bình" - Sveen nói.

Ông tiên đoán rằng, hai ứng cử viên xuất sắc nhất năm ngoái sẽ tiếp tục lọt vàodanh sách đề cử trong năm nay. Đó là nhà hoạt động nhân quyền, bà SvetlanaGannushkina của Nga và Sima Samar của Afghanistan.

"Đã qua một thời gian khá dài kể từ khi giải Nobel Hòa bình được trao cho mộtphụ nữ" - Sveen nói và bổ sung thêm, nếu Sima Samar được vinh danh năm nay thìđó sẽ là một điều thuận lợi trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới nữgiới ở các nước Hồi giáo. Nhà hoạt động môi trường người Kenya, bà WangariMaathai là người phụ nữ gần nhất nhận giải Nobel Hòa bình năm 2004.

Một ứng cử viên sáng giá khác của giải Nobel Hòa bình năm nay là Julian Assange,sáng lập viên trang web chuyên thổi còi WikiLeaks, người đã cho tiết lộ hàngtrăm nghìn trang tài liệu ngoại giao mật, gây rúng động thế giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia tỏ ra hoài nghi về khả năng Assange nhận giải. "Nếunhư cho rằng hành động của Assange theo một cách nào đó giúp thúc đẩy "tình anhem" giữa các nước - một ý nguyện của Alfred Nobel - thì đó là một điều xa vời,nếu không muốn nói là thiếu chính xác" - nhà báo Mỹ, đồng thời là một chuyêngia về giải thưởng Nobel Hòa bình Scott London nói.

"Nói một cách đúng hơn thì Assange đã làm suy yếu tình hữu nghị giữa các nướcbằng cách tạo ra một văn hóa lo lắng và nghi ngờ trong việc giải quyết các vấnđề quốc tế, đặc biệt giữa các nước trong khu vực bất ổn như Trung Đông".

Ngoài ra scandal của ông chủ WikiLeaks với hành vi bị cáo buộc tội xâm hại tìnhdục ở Thụy Điển càng làm giảm cơ hội để Assange đoạt giải thưởng danh giá này.

Theo Vân Anh
AFP/LĐO


 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.