Xung đột Thái Lan-Campuchia: Giải pháp nằm trong nỗ lực thỏa hiệp

Dường như chủ nghĩa dân tộc và thực trạng chính trị đang "hun nóng" cuộc tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. Chưa tìm ra giải pháp dứt điểm, nhưng rõ ràng, cả hai phía cũng đang cố tránh để tình hình xấu hơn.

Dường như chủ nghĩa dân tộc và thực trạng chínhtrị đang "hun nóng" cuộc tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia.Chưa tìm ra giải pháp dứt điểm, nhưng rõ ràng, cả hai phía cũng đang cốtránh để tình hình xấu hơn.  

Thử thách mới, bế tắc cũ

Mặc dù nguyên nhân thực sự của các vụ đụng độ có vũ trang quanhngôi đền cổ Preah Vihear ở biên giới Thái Lan - Campuchia trong những ngày vừaqua vẫn chưa được làm rõ, song tình trạng căng thẳng giữa hai nước đã gia tăngkể từ khi 7 người Thái - trong đó có một nhà lập pháp - bị phía Campuchia bắtgiữ hồi tháng 12/2010 gần biên giới do nhập cảnh bất hợp pháp. Hai trong số họđã bị kết án tù lâu năm về tội gián điệp, khiến những người Thái theo chủ nghĩadân tộc tức giận, tổ chức các cuộc biểu tình phản đối tại Bangkok để yêu cầu Thủtướng Abhisit Vejjajiva từ chức. Các cuộc xung đột biên giới đã làm ít nhất 10người thiệt mạng và gần 100 người khác bị thương, hàng nghìn dân thường gần đóphải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Xung đột Thái Lan-Campuchia: Giải pháp nằm trong nỗ lực thỏa hiệp
Xe tăng Thái Lan tiến về một căn cứ quân sự gần khu vực tranh chấp quanh đền cổ Preah Vihear.

Thách thức mới trong quan hệ Thái Lan-Campuchia xuất hiện ngaysau khi hai nước tổ chức kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ với các tuyên bố hữuhảo và cam kết giải quyết hòa bình mọi tranh chấp. Thách thức này gay gắt đếnmức nó đã được đưa ra khỏi phạm vi khu vực. Tuy nhiên, vấn đề quyết định quan hệlà giải quyết tranh chấp chủ quyền vẫn tiếp tục bế tắc. Thái Lan muốn giải quyếtxung đột trong khuôn khổ song phương không có sự can dự của bên thứ ba, cònCampuchia tẩy chay đàm phán song phương và muốn LHQ can thiệp. Cuộc họp của Hộiđồng Bảo an LHQ là một sự nhắc nhở rõ ràng rằng Preah Vihear đang trở thành vấnđề vượt ra ngoài khuôn khổ ASEAN.

Đêm 14/2, trong cuộc họp với Ngoại trưởng Thái Lan, Ngoại trưởngCampuchia và Ngoại trưởng Indonesia với vai trò Chủ tịch ASEAN, Hội đồng bảo anLHQ đã ủng hộ vai trò của ASEAN tìm kiếm giải pháp cho cuộc tranh chấp lãnh thổgiữa hai nước thành viên, trong đó có việc kiến tạo lệnh ngừng bắn lâu dài trênbiên giới. Nhưng chỉ vài giờ sau khi LHQ kêu gọi ngừng bắn lâu dài giữa Thái Lanvà Campuchia, Bangkok thông báo xảy ra một vụ đụng độ mới giữa binh sỹ hai nước.

Trong động thái mới nhất, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 17/2cho biết sẽ yêu cầu Thái Lan cùng ký một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài tại Hộinghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 22/2 tới ở thủ đô Jakarta (Indonesia), dưới sựchứng kiến của Chủ tịch ASEAN. Nhưng dù đã hối thúc Campuchia trở lại bàn đàmphán song phương để giải quyết cuộc tranh cãi ầm ĩ xoay quanh ngôi đền cổ 900tuổi, Bangkok vẫn phản ứng trước đề xuất bốn điểm của Campuchia đưa ra cùngngày, cho rằng yêu cầu của Phnom Penh nhằm đi đến một thỏa thuận ngừng bắn giữahai nước đã bỏ qua điểm chính của vấn đề “vì quân đội Campuchia luôn là phíachâm ngòi cho mọi cuộc xung đột”.

Những động thái này cho thấy Thái Lan và Campuchia chưa có dấuhiệu thu hẹp bất đồng về việc làm thế nào để chấm dứt cuộc xung đột biên giớilàm binh sỹ hai bên thương vong này.

Kịch bản và giải pháp

Bất chấp những lời lẽ cứng rắn và tình trạng thương vong ở cả haiphía, giới quan sát cho rằng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột tổng lực giữa TháiLan và Campuchia là rất nhỏ.

Các cuộc đọ pháo gây nhiều thương vong từ ngày 4/2 đến nay dườngnhư đang từng phút đẩy Thái Lan và Campuchia tiến gần tới bờ vực của một cuộcchiến tranh toàn diện. Nhưng Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva và Thủ tướngCampuchia Hun Sen nhận thức rõ một cuộc đối đầu quân sự đầy thảm họa cho haiquốc gia là khó tránh khỏi nếu cả hai tiếp tục phô trương sức mạnh quân sự. NếuChính phủ Thái Lan và Campuchia không kiểm soát được cuộc xung đột hiện nay,điều đó sẽ mở đường cho cộng đồng quốc tế can thiệp và tạo điều kiện để các lựclượng bên ngoài dính líu vào vụ tranh chấp đền Preah Vihear. Kết cục này hoàntoàn không có lợi cho cả Thái Lan lẫn Campuchia.

Trong kịch bản xung đột leo thang, Hội đồng Bảo an LHQ nhiều khảnăng sẽ can thiệp để giám sát thỏa thuận ngừng bắn và biến toàn bộ khu vực tranhchấp thành khu vực phi quân sự. Kết cục là Thái Lan và Campuchia sẽ trở thànhngười đứng ngoài cuộc ngay chính trên lãnh thổ của mình. Giáo sư Mark Turner củatrường Đại học Canbera ở Australia nói: "Khó có thể hình dung cuộc xung đột vũtrang này sẽ leo thang". Còn tờ The Nation (Dân tộc) của Thái Lan ngày 8/2 chorằng cả Thái Lan lẫn Campuchia đều cùng thất bại thảm hại nếu xung đột biên giớihiện nay giữa hai nước leo thang thành một cuộc chiến tranh.

Mỹ và Trung Quốc đã liên tục yêu cầu hai bên kiềm chế, động tháicho thấy cả hai cường quốc này cũng có quan tâm riêng đến hòa bình ở khu vựcbiên giới đặc biệt này. Thái Lan là đồng minh lâu đời nhất, mạnh nhất của Mỹ ởĐông Nam Á, trong khi Campuchia đang trở thành một đối tác chiến lược của TrungQuốc trên các phương diện kinh tế, ngoại giao và quân sự. Mỹ cũng ở vị thế tươngtự như Trung Quốc: có một mối quan hệ lâu đời, mạnh mẽ và sâu sắc với Thái Lantrong khi lại đang gia tăng ảnh hưởng của mình ở Campuchia. Cả Washington lẫnBắc Kinh đều khó mà chọn lựa được bên nào để ủng hộ trong cuộc tranh chấp này.Và cả hai nước cũng khó tán đồng việc Campuchia kêu gọi LHQ cử lực lượng gìn giữhòa bình đến điểm nóng này.

Phát biểu trước báo giới hôm 17/2, Thủ tướng Campuchia Hun Sencho rằng tranh chấp biên giới giữa Campuchia và Thái Lan không thể giải quyếttrong khuôn khổ song phương. ASEAN cũng không thể giải quyết mà chỉ có thể ngănchặn các vụ xung đột trong tương lai, trong khi Hội đồng Bảo an LHQ cũng khôngcó hành động nào.

Giới bình luận quốc tế cho rằng quyết định mang tính cân bằng chocả đôi bên của LHQ đã đẩy quả bóng giải quyết tranh chấp sang sân của ASEAN. Cácngoại trưởng ASEAN sẽ nghiêm túc thảo luận vấn đề này tại cuộc họp ngày 22/2 tớitại Jakarta. Với Indonesia, trong tư cách là Chủ tịch ASEAN, có thể sẽ đề nghịmột số biện pháp để ổn định tình hình, như rút quân khỏi khu vực và cho phépquan sát viên nước ngoài đánh giá tình hình. Tuy nhiên, khả năng đạt tới mộtgiải pháp nào đó vẫn là dấu hỏi lớn khi hai bên xung đột không chịu thỏa hiệp.

TheoNguyễn Viết
Dân trí




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.