Lật tẩy những mánh lừa đảo mới khi mua sắm online

Người mua, kẻ bán đều… bị lừa

Ngồi một chỗ, lướt web rồi giao dịch chuyển tiền sau đó nhận hàng - phương phápmua sắm mới thoạt nhìn thật vô cùng tiện lợi. Song đằng sau nó luôn ẩn chứanhững cái bẫy khiến nhiều khi khách hàng phải ngậm đắng nuốt cay.

Người mua, kẻ bán đều… bị lừa

Nguyễn Văn Hưng, nhân viên củamột tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam có sở thích những món đồhi-tech (công nghệ cao). Lương tháng cả ngàn đô, nhưng cái kiểu thay điện thoạinhư thay áo thì không thể đủ để Hưng thỏa mãn niềm đam mê ấy.

Được một người bạn "khai hóa" choviệc "lên mạng" mua đồ cho rẻ. "Do không mất chi phí thuê mặt bằng, nên đồ trênmạng thường rẻ hơn ở ngoài tiệm từ 10-20%, còn nếu đồ second-hand (đã qua sửdụng) thì thường chỉ bằng 50-60% đồ mới" - theo như người bạn quảng cáo.

Vậy là, sau một thời gian sămsoi, Hưng hăm hở lên mạng en…com đặt mua một chiếc máy điện thoại di động iPhone4 của một người tên là Nhơn (trú tại TP HCM). Sau nhiều cuộc điện thoại, hai bênthống nhất giá là 7 triệu đồng (trong khi giá thị trường lên tới 16-18 triệu).

Phương thức thanh toán là Hưng sẽchuyển tiền vào tài khoản ATM cho Nhơn. Nhận được tiền, Nhơn sẽ chuyển ngay hàngcho Hưng bằng dịch vụ chuyển phát nhanh. "Chỉ 24h là hàng sẽ tới tay người nhận"- Nhơn khẳng định như đinh đóng cột.

Lật tẩy những mánh lừa đảo mới khi mua sắm online
Mặc dù các website thường có mục "cảnh báo lừa đảo", song vẫn luôn có thêm những nạn nhân mới.  

Thế nhưng, hai ngày sau khichuyển tiền, Hưng vẫn chưa nhận được hàng. Gọi điện thoại thúc giục thì Nhơn nạira nhiều lý do để trì hoãn việc chuyển hàng. Sau thì… không nghe máy nữa. Cấtcông tìm hiểu, Hưng mới phát hiện Nhơn là một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp.

Nhơn chuyên đăng tin bán hàng tạicác web rao vặt trên mạng với nhiều tên khác nhau. Nội dung đăng tin đều khẳngđịnh là "điện thoại chính chủ, còn mới, giá rẻ" hay đang cần bán gấp vì một lýdo nào đó. Tuy nhiên, hàng hóa hiếm khi đến được tay người mua.

Một chuyên gia mua bán hàngonline cho biết, những trường hợp bị lừa như Hưng là có, nhưng không phổ biến.Vì ít ai dại dột đến mức chuyển khoản 100% trị giá hàng hóa cả. Bình thường họchỉ "đặt cọc" 10-20% giá trị đơn hàng, sau khi nhận được hàng rồi thì mới gửi sốcòn lại. Ngoài lý do bị "xù" mất tiền còn phải xem chất lượng hàng có đúng nhưtrên lời rao hay không nữa.

Cứ tưởng chuyện mua bán qua mạngthì chỉ có… người mua là bị rủi ro, thế nhưng lắm khi người bán cũng trở thànhnạn nhân của trò lừa đảo. Thủy, chủ của Shop Min… chuyên bán quần áo trên trangmua…vn mặc dầu đã dạn dày kinh nghiệm khi giao dịch trên mạng cũng từng trởthành nạn nhân.

Số là một ngày nọ Thủy nhận đượcđơn đặt hàng của một khách quen. Vị khách này liên tục gọi điện giục Thủy giaohàng vì họ muốn tặng cho một người bạn sắp đi nước ngoài, nên cần gấp. Lúc đầuThủy từ chối vì chưa thấy tiền chuyển vào tài khoản của mình. Nhưng sau ngườikia giục nhiều quá, đồng thời nại ra lý do vì khác ngân hàng nên tiền chuyển bịchậm, Thủy đành tặc lưỡi đi gửi hàng. Vài ngày sau, Thủy mới ngã ngửa người vìphát hiện hàng lẫn người mua đều… biệt vô tăm tích.

"Cảnh giác không bao giờ làthừa", mặc dù hầu như cư dân mạng đều thuộc nằm lòng câu răn này thế nhưng vẫnphải "ngả nón" bái phục chiêu lừa một lúc cả người bán lẫn kẻ mua của Hoàng ThếAnh (trú tại phố Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội). Là sinh viên khoaCông nghệ thông tin, thường xuyên lên mạng mua bán nên Thế Anh phát hiện ra sơhở "chết người" trong việc mua bán qua mạng. Hắn đã triệt để lợi dụng.

Một trong những phi vụ của ThếAnh là tổ chức bán đấu giá một chiếc Laptop loại "xịn" với giá gần 14 triệuđồng. Anh Phạm Văn Hùng (trú tại Đồng Nai) là người thắng cuộc đấu giá. Thế Anhyêu cầu người mua chuyển tiền vào tài khoản ATM, khi nhận được tiền hắn sẽchuyển hàng.

Song là một người có kinh nghiệm,anh Hùng không đồng ý với hình thức ấy mà chỉ đồng ý thanh toán qua trang webnganluong.vn (một website chuyên thanh toán trung gian được cho là có uy tín).

Rất cao tay, Thế Anh tạm thời trìhoãn việc mua bán với anh Hùng để lên mạng đặt mua của anh Trần Công Thành (CổNhuế, Hà Nội) 2 chiếc ĐTDĐ với giá 13 triệu đồng. Sau đó, Thế Anh yêu cầu anhHùng chuyển tiền vào tài khoản của anh Thành. Chờ đến khi anh Thành thông báo đãnhận được tiền, Thế Anh ra cửa hàng của anh Thành lấy điện thoại rồi bán đi ăntiêu.

Cũng bằng thủ đoạn này, Thế Anhtiếp tục lừa anh Bùi Hữu Tân (Uông Bí, Quảng Ninh) hơn 15 triệu đồng để mua 2chiếc ĐTDĐ từ cửa hàng của anh Thành rồi chiếm đoạt.

Sau một số phi vụ lừa đảo khác,Thế Anh đã bị lực lượng Chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nộibắt giữ. Tuy nhiên, vẫn luôn có những thủ đoạn mới của kẻ xấu xuất hiện, và danhsách các nạn nhân thì cứ dài ra…

Hàng nhái biến thành hàng thật

Đi sâu vào thế giới mua hàngonline, chúng tôi tiếp tục phát hiện ra nhiều trò lừa đảo mà khách hàng lắm khiphải ngậm bồ hòn làm ngọt. Bởi các đối tượng cũng lắm mưu nhiều mẹo để lừa kháchhàng.

Thái Vân, sinh viên Học viện Ngânhàng kể với chúng tôi chuyện cô bị lừa mua mỹ phẩm giả. Vốn được người quen đinước ngoài tặng cho một lọ kem dưỡng da mang nhãn hiệu L"oreal dùng rất thích,Vân đã vào website lam…com để đặt mua một bộ kem dưỡng da với giá 850 ngàn đồng.

Mặc dù đã được cảnh báo phải kiểmtra kỹ nhãn mác, hạn sử dụng… song Vân cũng không ngờ mình vẫn mua phải hàngnhái. Vì ngay hôm sau, lên chợ Đồng Xuân, Vân đã mua được một bộ sản phẩm y hệtvới giá… 150 ngàn đồng.

Trước đây, những người mua hàngtrên mạng thường truyền tai nhau một phương pháp để tránh bị mua phải hàng rởmlà nên bỏ thời gian để đọc các phản hồi trên mỗi topic rao bán hàng. Topic nàocó nhiều phản hồi tích cực thì hãy để mắt. Tuy nhiên, cách này hiện cũng chẳngcòn nhiều ý nghĩa, bởi người bán đã dùng hàng chục nick khác nhau để vào khennức nở, mỗi khi có ý kiến trái chiều là bị chủ topic huy động dập tơi bời.

Chưa hết, có một chiêu mà nhữngsiêu lừa đã sử dụng, nếu như không nhìn tận mắt, dùng tận tay thì có lẽ ít kháchhàng tưởng tượng ra được. Phương - cựu sinh viên Đại học Thương mại, từng cóthời gian chuyên bán hàng mỹ phẩm fake (hàng nhái)  - đã bật mí với tôi về chiêutạm gọi là "ba nổi bảy chìm".

Họ (người bán) sẽ lấy đi 1/3 ruộttrong lọ mỹ phẩm thật để trám vào một lọ hàng nhái (sau khi đã vứt bớt 1/3). Sauđó đóng gói bao bì lại như mới. Vậy là cứ 1 lọ mỹ phẩm thật thì họ sẽ chế được 3lọ mỹ phẩm "vừa giả vừa thật". Khách hàng mua sẽ phải trả số tiền bằng với hàngchính hãng.

Khách hàng mang về sử dụng banđầu thấy rất tốt. Vậy là nhiều người sẽ lên mạng để đăng những phản hồi tốt chongười bán. Thậm chí có người còn quảng cáo không công cho họ. Khi sử dụng hếtphần hàng thật, khách hàng thấy chất lượng giảm đi thì cũng ít ai thắc mắc. Nếucó cũng sẽ bị người bán lấp liếm bởi đủ mọi lý do.

Cũng theo Phương, việc mua bán mỹphẩm trên mạng hiện nay thực sự bát nháo. Hàng giả, hàng kém chất lượng trànlan. Bởi phần lớn những người kinh doanh trên mạng là những người ít vốn, kháchhàng không ổn định và lãi không nhiều. Hàng thật, hàng chính hãng sẽ rất đắt,khó nhập và kén khách mua, chưa kể đến là nhập hàng về còn bị tồn do không bánđược. Trái lại, hàng giả bán tràn lan, giá rẻ, nhìn giống như thật, có thể rachợ Đồng Xuân mua về, hoặc nhập hàng fake về bán với giá hàng xịn.

Giao dịch trên mạng cũng rất khóphân biệt được thật giả, phần lớn là sau khi khách hàng mua rồi mới phát hiệnra, có tìm người bán để bắt đền, lấy lại tiền cũng rất khó. Bên cạnh đó, khi bịphát hiện ra là bán hàng rởm, người bán lại có thể lập ngay một gian hàng mới,với những nickname và số điện thoại mới để tiếp tục đi "săn" các nạn nhân mới.

Được vạ, má sưng

Chị Lan, hiện đang công tác tại TP Nam Định mua một lô quần áo được rao là "hàng thanh lý do lỗi mốt, còn mới nguyên" trên mạng en…com. Chẳng ngờ, sau khi nhận hàng mới phát hiện ra toàn hàng cũ, có cái còn rách.

Vậy là chị cất công năm lần bảy lượt lên Hà Nội, đến tận nơi rao bán hàng thì phát hiện ra là… địa chỉ giả. Cuối cùng chị phải dùng cách… vờ mua thêm một lô hàng nữa, nhưng hẹn đối tượng giao hàng tại Hà Nội. Khi đã tóm được đối tượng rồi, chị mới giở lô hàng cũ ra đòi. Sau nhiều lần cù nhây cù nhưa, chị cũng đã lấy lại được một ít tiền.

Trên forum mua…vn từng xôn xao vì vụ mua bán giữa thành viên Vanilaheart với chị em nhà Giunlun. Vanilaheart đã đặt mua qua mạng 2 chiếc túi Marc Jacobs với giá 1.640 USD. Người bán đảm bảo bằng miệng rằng túi hàng xịn và mới 100%. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền và nhận hàng, người mua mới ngã ngửa ra khi thấy túi xách là hàng dởm và cũ nát.

Quyết tâm vạch mặt kẻ lừa đảo, Vanilaheart đã cất công sử dụng đủ mọi cách, nhờ cả ban quản trị website… cuối cùng vụ việc cũng sáng tỏ. Vanilaheart nhận lại được tiền, nhưng cũng đã tốn không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức.

Theo CAND



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.