Tại sao Apple không giữ được bí mật về iPhone 5

Dưới thời Steve Jobs, Apple vẫn được đánh giá là một trong những công ty có hệ thống bảo mật công nghệ tốt nhất thế giới. Mỗi sản phẩm khi ra mắt của hãng đều đem lại sự phấn khích cao độ với những công nghệ cực kỳ tiên tiến. Nhưng buổi giới thiệu iPhone 5 diễn ra vào ngày 12 tháng 9 vừa qua lại không thành công như mong đợi.

Dưới thời Steve Jobs, Apple vẫn được đánh giá là một trong những công ty có hệ thống bảo mật công nghệ tốt nhất thế giới. Mỗi sản phẩm khi ra mắt của hãng đều đem lại sự phấn khích cao độ với những công nghệ cực kỳ tiên tiến. Nhưng buổi giới thiệu iPhone 5 diễn ra vào ngày 12 tháng 9 vừa qua lại không thành công như mong đợi.

Sau khi buổi ra mắt kết thúc, người xem tỏ ra khá thất vọng. Đơn giản bởi hầu hết các tính năng chính của iPhone 5 đã được tiết lộ hết từ trước đó hàng tháng trời. Có chăng điều mới mẻ chỉ đến từ mẫu iPod Touch thế hệ mới mà Apple công bố.

Thời báo Wall Street Journal hay Reuters đều đã đăng tải iPhone mới sẽ sở hữu màn hình 4 inch từ giữa tháng 5. Các thông tin về độ phân giải màn hình 1136x640 pixel, màn hình dài hơn với hàng ứng dụng thứ 5 cũng được tiết lộ khá lâu. Bên cạnh đó, việc các nhà mạng Mỹ rục rịch nhập về Nano SIM là một bằng chứng thuyết phục về việc iPhone 5 sẽ sử dụng chuẩn SIM này. Cổng kết nối nhỏ hơn hay sự thay đổi vị trí của jack cắm tai nghe đã được một số trang mạng đưa ra. Thậm chí, một nguyên mẫu iPhone 5 lắp ráp hoàn chỉnh đã được tung lên và nó không khác nhiều so với thiết kế iPhone 5 được Apple công bố.
 
Vậy nguyên nhân của hàng loạt sự rò rỉ này là gì. Mặc dù, các lần ra mắt trước đây của điện thoại iPhone cũng có khá nhiều tin đồn xoay quanh đó, nhưng đa phần mọi lời đồn đại đều không chính xác hoàn toàn. Chỉ riêng lần ra mắt iPhone dưới triều đại của Tim Cook, mọi thông tin trước ngày 12 tháng 9 trở nên chính xác một cách kỳ lạ.

Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay chuỗi cung ứng của Apple bị phân mảnh quá nhiều. Thực tế trước đây Apple đặt hàng linh kiện chủ yếu từ Samsung và màn hình của LG, thì bây giờ chỉ riêng màn hình Apple cũng phải mua từ nhiều nhà cung cấp như Sharp, LG Display và Japan Display (công ty chung của Sony, Toshiba và Hitachi).
 
Nguy cơ rò rỉ vì thế cũng tăng lên đáng kể. Chuỗi cung ứng càng lớn thì rủi ro sẽ càng tăng. Việc “mua chuộc” công nhân để có được các bí mật công nghệ trở nên dễ dàng hơn trước, khi các nhà máy này không chịu sự quản lý trực tiếp của Apple.

Xét cho cùng iPhone 5 vẫn là sản phẩm được đánh giá cao và doanh số bán hàng luôn ở mức đầu bảng. Cổ phiếu của Apple cũng tăng vượt ngưỡng 700 USD. Nhưng trong tương lai, nếu Apple vẫn để tình trạng rò rỉ thông tin tiếp tục xảy ra với các sản phẩm như iPhone 5S hay iPhone 6… thì một hiểm họa khôn lường là dễ nhận thấy. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Nokia, Samsung hay thậm chí cả HTC cũng sẽ khai thác các thông tin này để tung ra một sản phẩm đón đầu với những công nghệ vượt trội hơn. Khi đó, danh hiệu nhà lãnh đạo thị trường sẽ rời xa tầm với của Apple.
  Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.