Đã hấp dẫn và chặt chẽ hơn

Tập trung khai thác quyết định dời đô của vua Lý Công Uẩn chuyển kinh đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long), vở kịch đã đưa người xem đến với thời khắc lịch sử mang tính quyết định của dân tộc. Sự căng thẳng và khó khăn của đức vua khi đứng trước quyết định to lớn ấy đã được tái hiện đậm nét.

Sau buổi diễn báo cáo ngày 3-9, vở kịch “Dời đô”đã có một vài sửa chữa nhỏ nên có kết cấu chặt chẽ và hấp dẫn hơn. Đây là mộtmón quà của tập thể nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát Kịch nói Quân đội dâng lên Thủ đônghìn năm tuổi, bắt đầu công diễn từ 10-9-2010.

Tập trung khai thác quyết định dời đô của vua LýCông Uẩn chuyển kinh đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long), vở kịch đã đưa ngườixem đến với thời khắc lịch sử mang tính quyết định của dân tộc. Sự căng thẳng vàkhó khăn của đức vua khi đứng trước quyết định to lớn ấy đã được tái hiện đậmnét.

Đã hấp dẫn và chặt chẽ hơn
Cảnh trong vở Dời đô (đạo diễn Lê Hùng)

Trong triều đìnhkhi đó, người ủng hộ, người phản đối; mà người phản đối quyết liệt nhất là Vươnggia Lê Hoài Vương (bố Hoàng hậu Lập Giáo - vợ vua Lý Thái Tổ) khi ông tìm đếncái chết để phản đối quyết định của vua Lý Công Uẩn. Đứng giữa một bên là tìnhnhà, một bên là lợi ích của trăm họ khi quyết định rời chuyển kinh thành về ĐạiLa, nơi có đất đai bằng phẳng khác hẳn với Hoa Lư núi non hiểm trở, Nhà vua đãrất trăn trở.

Và kịch tính càng được đẩy lên cao khi Lê Hoài Vương quyết địnhtìm đến cái chết và đóng cửa không cho ai vào gặp, kể cả Nhà vua Lý Công Uẩn.Trong lúc tình thế muôn vàn khó khăn thì Hoàng hậu lại muốn xuống tóc vào chùađể tạ tội bất hiếu với cha khi không ngăn cản được chồng, không thuyết phục đượccha.

Quyết định dời đôđang gặp khó khăn thì sự xuất hiện của Nghĩa Tín hầu Đào Cam Mộc - một người cócông đầu suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua và cũng là người có công lớn trongviệc ủng hộ quyết định dời đô đã khiến cho đức vua an lòng hơn vào quyết địnhcủa mình. Qua đó, công lao của một trong những công thần nhà Lý cũng một lần nữađược nêu bật.

So với vở diễn buổi báo cáo, vai diễn Đào Cam Mộc (do nghệ sỹ TiếnQuang) thể hiện đã có đôi chút thay đổi. Cảnh độc diễn của nhân vật Đào Cam Mộcthể hiện tâm trạng phân vân giữa một bên là ủng hộ quyết định của vua Lý một bênlà lòng tin tuyệt đối với Vương gia đã được chỉnh sửa.

Đã hấp dẫn và chặt chẽ hơn
Con thuyền đưa vua Lý Công Uẩn về Đại La báo trước sự hưng thịnh của Kinh thành Thăng Long

Thay vì tâm trạngphân vân, nhân vật Đào Cam Mộc đã được khắc hoạ một cách rõ nét khi kịch bản đãđể ông thể hiện rõ quan điểm của mình trước quyết định dời đô của vua Lý CôngUẩn như đúng tinh thần đã viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Muôn tâu Hoàngthượng, Hoàng thượng vì thiên hạ mà lập kế sách lâu dài để trên cho cơ nghiệp tolớn, thịnh vượng, dưới cho dân chúng được giàu của nhiều người. Việc lợi như thếai dám không theo.”

Cuối cùng, Lê Hoài Vương đã “ngộ” ra được chữ “Đạo” ở đời làphải vì lợi ích chung của non sông nước Việt, đặt quyền lợi của dân tộc lên trênhết. Vở kịch đã kết thúc với sự đồng lòng của vua tôi thẳng tiến tới Kinh thànhThăng Long, mở ra một thời kỳ mới của đất nước Đại Việt, sự thịnh vượng cho trămhọ trên mảnh đất Rồng cuộn hổ ngồi. Tiếng trống giong cờ mở khi con thuyền đưavua Lý Công Uẩn tới thành Đại La đã làm náo nức lòng người, báo trước sự hưngthịnh của một kinh thành còn tồn tại đến ngày hôm nay.

Bắt tay vào dàndựng một vở kịch lịch sử quy mô như “Dời đô”, Nhà hát Kịch nói Quân đội đã chothấy sự lớn mạnh và khả năng đảm đương những vở lớn của một đoàn diễn khi đượcchuyển lên thành một Nhà hát. “Dời đô” là vở diễn mở đầu cho một thời kỳ mới củaNhà hát Kịch nói Quân đội. Nhiều vở diễn mới sẽ tiếp tục ra đời nhưng vở “Dời đô”truyền đạt được đầy đủ tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của quyết định trọng đại củavua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long).

Theo PhạmThu Hương
An ninh thủ đô




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.