"Lá cải" được sản xuất như thế nào?

Nổi danh là một tờ tạp chí “lá cải” hàng đầu trong làng báo chí thế giới, nhưng Playboy không hoàn toàn như người ta nghĩ hoặc mường tượng về một tờ tạp chí chuyên đăng hình phụ nữ hở hang trên trang bìa. Để có thể phát hành mỗi số từ năm đến bảy triệu ấn bản, “lá cải” của Playboy được sản xuất hết sức chuyên nghiệp, thậm chí có những chuyên mục nghiêm túc như bất cứ...

>> Kỳ 1: "Buôn dưa lê" toàn cầu?

>> Kỳ 2: "Xây nhà phải làm từ móng"

Năm 1953, Hugh Hefner sáng lập Playboy bằng những đồng tiền vay mượn. Trong số tạp chí ra mắt, ấn hành tháng 12/1953, có đăng ảnh Marilyn Monroe khỏa thân, được chụp bốn năm trước đó để làm lịch treo tường. Số đầu tiên bán chạy như tôm tươi và Hugh Hefner hết sức bất ngờ với điều này.

Mùa Xuân năm 1954, trong ba số liên tiếp, Playboy in cuốn tiểu thuyết Fahrenheit 451 của nhà văn danh tiếng Ray Bradbury. Tạp chí này trở thành một trong những địa chỉ quan trọng của văn học Mỹ khi đăng tải hầu hết các tác phẩm của những nhà văn Mỹ thuộc nửa sau thế kỷ XX, từ Vladimir Nabokov đến Stephen King.

Ngoài ra, Playboy còn là “trường học” cho giới báo chí nói chung. Vào năm 1962, tạp chí này mở chuyên mục Phỏng vấn và nó trở thành thể loại (sang trọng) không thể thiếu với báo giới. Chỉ trong thập niên 1960, khách mời cho chuyên mục Phỏng vấn của Playboy là những người mà ai cũng mơ ước được gặp một lần trong đời: Nam danh ca Frank Sinatra, nhà triết học Bertrand Russell, những chiến sĩ đấu tranh chống lại nạn ma túy: Timothy Leary và Jack Lemmon, danh họa Salvador Dali, võ sĩ huyền thoại Muhammad Ali, nhà sử học Arthur Schlesinger, nhà soạn nhạc Ray Charles, luật sư Martin Luther King, nhà cách mạng Fidel Castro, nhà văn nhà triết học Jean-Paul Charles, nhà hoạt động dân tộc Jawaharlal Nehru... Năm 1976, ứng viên Tổng thống Mỹ Jimmy Carter trả lời phỏng vấn Playboy đã thú nhận: “Nhiều lần tim đập thình thịch khi cầm tạp chí này”. Vào tháng 12/1980 khi John Lennon bị bắn chết, trong số ấn hành ngay sau đó, Playboy đăng bài phỏng vấn lớn của thủ lĩnh The Beatles.

Đứng sau những thành công này là Hugh Hefner - người sáng lập và là chủ biên không thể thay thế của Playboy. Đó là người đàn ông thông minh, giàu có, theo chủ nghĩa vô thần, bố của bốn đứa con và là người tình (theo lời đồn đại) của hầu hết những “cô gái trang bìa” trên Playboy. Linh hồn của Playboy sống trong một lâu đài ở Los Angeles, nơi mà ông thường xuyên tổ chức những buổi dạ hội sang trọng vào bậc nhất thế giới. Hugh Hefner theo đuổi triết lý sống nhàn dật (dolce vita), ông là môn đồ và là hình mẫu của lối sống tự do, không muốn bị hạn chế bởi bất cứ rào cản đạo đức nào của xã hội.

Triết lý dolce vita được Hugh Hefner “thổi” vào Playboy. Vào những năm 1960 - 1970, tạp chí này phát triển rực rỡ. Tại Mỹ, hàng tháng có từ năm triệu đến bảy triệu bản Playboy đến tay bạn đọc. Một phần tư của một nửa thế giới - những người đàn ông trưởng thành, có học thức đọc ấn bản này. Trong khoảng thời gian đó, Hugh Hefner hầu như không làm thêm bất cứ “phép lạ” nào để nâng cao vị thế của Playboy.

Nhưng đỉnh cao nào cuối cùng cũng bị chinh phục. Và Playboy cũng không phải là ngoại lệ. Sự xuất hiện của hàng loạt các tạp chí “lá cải” khác, khiến cho vị thế của tờ tạp chí này lung lay. Vào giữa thập niên 1960, tờ Penthouse ra đời tại Anh và đến năm 1969 được phát hành tại Mỹ. Dấu ấn “gợi cảm” của Penthouse còn nặng hơn cả Playboy, nên trong cuộc chiến tranh giành thị phần, tạp chí này qua mặt “đàn anh” trong chuyện khoe mình là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên Playboy vẫn là tạp chí phổ biến nhất trong giới đàn ông khi nó vẫn có những chương mục đáng để xem theo đúng nghĩa của từ này.

Sau đó vào năm 1974, Hustler - tạp chí khiêu dâm dành cho đàn ông ra đời và nhanh chóng đạt số lượng tới ba triệu bản. Một lần nữa vị thế của Playboy bị ảnh hưởng. Hơn thế, Larry Flynt - chủ bút của Hustler, còn cáo buộc Hugh Hefner đã dùng photoshop để chỉnh sửa ảnh trên Playboy, còn trên Hustler là những bức ảnh “nguyên thủy” 100%. Tuy có bị giảm thị phần, giảm doanh thu, nhưng Hugh Hefner vẫn lèo lái để Playboy qua cơn sóng gió và không thay đổi bộ mặt của mình.

Sức ép ngày càng đè nặng khi tờ Lads - những tạp chí cùng loại như FHM và Maxim ra đời. Đây là những tạp chí không chỉ hướng tới cấp độ gợi cảm của các người đẹp mà còn chú trọng đến tầm nổi tiếng của họ. Tựu trung, phần lớn số đàn ông thường thích chiêm ngưỡng hình ảnh một “siêu sao” lấy tay che ngực của mình một cách có ý tứ hơn là một “chân dài đầu ngắn” không được mấy ai biết đến để lộ hầu hết cơ thể của mình.

Trong tình thế như thế, Playboy buộc phải tìm cách để tồn tại. Và năm 1982, Hugh Hefner thành lập kênh truyền hình của mình. Đến năm 1994, ông mở website trên internet và năm 2002 là đài phát thanh. Tuy nhiên, trước đó, vào năm 2000, “đế chế” của Hugh Hefner tiếp tục bị “lấn sân”. Đó là khi trên internet xuất hiện hàng ngàn website mà ở đó người ta có thể xem (miễn phí) các loại hình ảnh từ bán khỏa thân đến khỏa thân. Đó là chưa kể đến các video clip có nội dung tương tự tràn ngập trên “mạng nhện” sau đó.

Playboy giờ đây là tập đoàn truyền thông khổng lồ, ngoài đài truyền hình, đài phát thanh, nhà xuất bản, một vài website thì còn có tạp chí giấy láng bán tại Mỹ và các phiên bản của nó tại hàng chục quốc gia như Brazil, Nhật Bản, Nga, Nam Phi, Hà Lan, Indonesia... Biểu tượng hình con thỏ của Playboy từng được coi là thương hiệu mạnh trong giới kinh doanh. Tại một vài quốc gia mà khoa học công nghệ đang phát triển thì biểu tượng hình con thỏ đôi khi còn được sử dụng trong việc bảo vệ những giá trị đạo đức lành mạnh. Tuy nhiên, trong thời đại mà tốc độ phát triển của công nghệ kỹ thuật số diễn ra nhanh như vũ bão, internet bùng nổ dữ dội thì dường như thời huy hoàng của Playboy đã trở thành dĩ vãng.

Bước vào năm 2009, lượng ấn hành của Playboy tại Mỹ chỉ còn ba triệu bản. Trong quý I -2009, “đế chế” của Hugh Hefner bị thua lỗ đến 8,5 triệu USD. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trên toàn cầu đã tác động đến thị trường quảng cáo. Các giải pháp tình thế như trò chơi điện tử trực tuyến, phát hành thêm DVD không giúp cải thiện được tình hình. Playboy buộc phải giảm số lượng phát hành và sa thải ¼ số nhân viên của mình.

Từ lâu đã xuất hiện tin đồn là Hugh Hefner sẽ bán lâu đài của mình với giá gần 28 triệu USD. Và theo đó là tin tức một số tập đoàn truyền thông lớn của Mỹ muốn mua lại Playboy. Đã có hai hãng là Apollo Capital Partners và Providence Equity Partners tiếp xúc với Hugh Hefner, nhưng cho đến nay chưa có thông báo chính thức về hợp đồng mua bán. Ngoài ra, hãng Virgin Media của Anh cũng quan tâm đến việc mua lại Playboy. Thật khó mà hình dung Playboy không có Hugh Hefner hay Hugh Hefner không có Playboy. Ở tuổi 83, ông lão “điển trai” này vẫn nắm giữ 70% cổ phiếu của Tập đoàn Playboy.

Rất khó để có thể nói Hugh Hefner sẽ từ chối quyền kiểm soát “đứa con tinh thần” đã làm nên tên tuổi và sự nghiệp của ông. Nhưng nếu ở lại thì nhiều khả năng độc giả sẽ chứng kiến Hugh Hefner và tạp chí Playboy ngày càng già cỗi trước sự tươi trẻ của thế giới công nghệ cao. Không biết đó là điều đáng buồn hay niềm vui cho những độc giả của một nửa thế giới?

Theo Nhật Linh



Cảnh phim vô duyên của Thúy Diễm
Vào vai tiểu thư Mỹ Đình nhiệt tình vì bạn, Thúy Diễm gây tranh cãi với hình tượng ồn ào, xốc nổi trong "Trạm cứu hộ trái tim". Bên cạnh đó, cô còn bị đánh giá là kém duyên trong mối quan hệ giữa Nam và bạn gái.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.