Loạn “Ms. Teen”!

- Khi mà “quý cô” bị giới hạn, “quý bà” được trông chờ, cũng là lúc “quý cháu” được mùa “loạn” bởi cùng một lúc có tới hai cuộc thi sắc đẹp với “nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn” tương đương nhau nhắm vào giới học đường. Đó là Sứ giả học đường - Mr & Ms Teen 2009 với đơn vị tổ chức là báo Màn Ảnh Sân Khấu và Ngôi sao tuổi Teen - Miss Teen Việt...

Mập mờ tiêu chí

Khi mà quy chế tổ chức thi Hoa hậu người đẹp tại Việt Nam cấm các cuộc thi có thí sinh dưới 18 tuổi thì những cuộc thi như Sứ giả học đường - Mr & Ms Teen 2009 và cuộc thi Ngôi sao tuổi Teen - Miss Teen Việt Nam 2009 lại đương nhiên được gắn chữ “Miss”, một sự “mập mờ” ngay từ tên gọi. Thực chất ra, đây là những cuộc thi sắc đẹp dành cho giới học đường, chỉ khác là sẽ không có phần thi áo tắm, còn những hạng mục còn lại thì tương tự như một cuộc thi sắc đẹp dành cho “người nhớn” như từ thiện, tài năng, áo dài, dạ hội, v.v…

Thí sinh dự thi Miss Teen

Đó là vấn đề tên gọi, một cách lách luật, còn về vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ thì ban tổ chức Sứ giả học đường cũng “không cấm cũng chẳng khuyến khích”. Trả lời phỏng vấn, người mẫu Huỳnh Thanh Tuyền - giám khảo của Sứ giả học đường - cho biết một cách khá…mơ hồ: Phẫu thuật thẩm mỹ trong lứa tuổi teen đang là vẫn đề không chỉ khiến các bậc phụ huynh mà cả xã hội quan tâm, sự quy định nhỏ hẹp trong một cuộc thi vốn dĩ không thể mà ngăn chặn hoặc thay đổi ngay tức thì một trào lưu mang tính tiêu cực trong xã hội, nhưng với tiêu chí rõ ràng cho một sự giả học đường như tôi vừa nói trên, người được chọn chắc chắn sẽ không nằm trong nhóm bộ phận "teen" để bản thân mình hòa vào dòng chảy tiêu cực mà không nhận thức được một cách rõ ràng điều gì cần và không cần ở lứa tuổi của mình.

Còn trong buổi họp báo, chuyên gia trang điểm Thanh Phước có “hỏi vặn” lại phóng viên khi rằng nếu có người nhà ở độ tuổi 16 thì có đồng ý cho phẫu thuật không. Đó là một cách né tránh với vấn đề nhạy cảm, bởi độ tuổi thí sinh từ 16 đến 22 thì cũng có nghĩa là từ 18 tuổi trở lên thí sinh có quyền công dân và tự quyết về hành động của mình, vậy thì vấn đề đâu nằm ở 16 hay 18 tuổi mà ở thái độ của BTC.

Tương tư như bên Sứ giả học đường, BTC cuộc thi Ngôi sao tuổi Teen cũng không nói rõ chuyện có được phẫu thuật hay không trong thông cáo báo chí gửi báo giới, không biết đó có phải là “động thái” tương tự bên Sứ giả học đường.

"Câu" thí sinh bằng giải thưởng lớn

Nếu như ở Sứ giả học đường giải nhất cho nam và nữ mỗi giải là 120 triệu đồng thì bên Ngôi sao tuổi Teen cũng không “kém chị thua em” khi giải nhất cũng đến 100 triệu. Đến đây, có những thắc mắc về chuyện tổ chức một sân chơi cho tuổi học đường nhưng giá trị giải thưởng thì một cuộc thi “người lớn” cũng phải “thèm”.

Khi hỏi về chuyện về thí sinh sẽ quản lí tiền như thế nào thì BTC cũng trả lời một cách “không rõ ràng” rằng đó là chuyện của thí sinh hoặc bố mẹ thí sinh lo. Trong khi tiêu chí của cuộc thi hướng đến việc hoàn thiện nhân cách, hướng tới những điều tốt đẹp dạng như chân-thiện-mỹ thì vấn đề “vật chất” lại được mang ra để đong đếm.

Độ tuổi thí sinh tham dự cũng thực sự là một vấn đề. Nếu như cuộc thi Hoa hậu Việt Nam quy định độ tuổi từ 18 đến 24 thì Sứ giả học đường quy định từ 16 đến 22 và Ngôi sao tuổi Teen là từ 16 đến 19. Rõ ràng ở đây, có những khoảng chung về độ tuổi của thí sinh của học đường và “người nhớn”, vậy thì sẽ không thể tránh được tình trạng một thí sinh thất bại tại một cuộc thi hoa hậu và quay lại thi ở một cuộc thi “thấp hơn”(!?). Hơn nữa, nếu dùng chữ "học đường", mặc nhiên, phần đông sẽ nghĩ đến độ tuổi của “giới học đường” sẽ là từ bậc phổ thông trung học trở xuống.

Không ai phủ nhận, khán giả teen là một lượng khán giả khổng lồ, và việc nhắm tới đối tượng này là nhắm tới một đối tượng khách hàng tiềm năng nhưng cũng hết sức nhạy cảm nếu đó là những định hướng sai. Thêm vào đó, cũng chưa bao giờ những cụm từ như “hot girl”, “hot boy” được dùng nhiều đến mức độ tràn lan như hiện nay.

Chính những “sắc phong” này làm cho không ít cá nhân ảo tưởng về bản thân. Vẫn còn đó những câu chuyện rỉ tai nhau về một “hotgirl” đang rất “nổi” trên thế giới ảo, đang dần lấn sân vào thế giới giải trí là một cô gái suốt ngày chỉ biết chăm chú làm đẹp, không màng chuyện học hành. Vậy thì, việc trao cho giới trẻ những danh hiệu như Sứ giả học đường hay Ngôi sao tuổi Teen khi mà họ còn chưa sẵn sàng cho những hào quang đến sớm, chưa đủ bản lĩnh để đón nhận nó một cách “sòng phẳng”, không ảo tưởng có khi lại là sự lợi bất cập hại.

Hơn nữa, việc sử dụng tiền sao cho hợp lí (với trường hợp chiến thắng), để khỏi xa vào cuộc đua vật chất, hàng hiệu, xe xua cũng là điều mà những BTC chưa thực sự quan tâm. Và, nếu như có những scandal xảy ra trong thời kì đương nhiệm của những sứ giả này thì BTC sẽ có những hành động như thế nào hay là “bỏ của chạy lấy người”?

Giải đáp cho câu hỏi này quả thực là một điều khó khăn với những người tổ chức, bởi, họ chỉ tổ chức cuộc thi với những quy định chưa thực sự chặt chẽ (!), thậm chí cả việc “truất ngôi” với những tiêu chí cũng chưa thực sự rõ ràng.

Nguyễn Hà -



Cảnh phim vô duyên của Thúy Diễm
Vào vai tiểu thư Mỹ Đình nhiệt tình vì bạn, Thúy Diễm gây tranh cãi với hình tượng ồn ào, xốc nổi trong "Trạm cứu hộ trái tim". Bên cạnh đó, cô còn bị đánh giá là kém duyên trong mối quan hệ giữa Nam và bạn gái.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.