"Pê đê! Từ ác độc mà tôi sợ hãi…"

Ánh mắt kỳ thị của anh Bi đã trở thành một ám ảnh nữa trong tuổi thơ tôi và nó theo tôi tới tận những đêm đứng hát trên sân khấu, nghe phía dưới có tiếng la: "Pê đê, pê đê"…

Ánh mắt kỳ thị của anh Bi đãtrở thành một ám ảnh nữa trong tuổi thơ tôi và nó theo tôi tới tận những đêmđứng hát trên sân khấu, nghe phía dưới có tiếng la: "Pê đê, pê đê"…



Pê đê! đó là âm thanh, từ ngữ ác độc mà tôi rất sợ hãi…

Từ nhỏ tôi đã bộc lộ năngkhiếu về ca hát. Tôi thường đứng ở hậu trường và hát những bài thiếu nhi cho cáccô các chú múa nhân dịp trung thu. Nhưng những bài tôi thích là những bài ngườilớn như Sợi nhớ sợi thương, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây…

Càng tham gianhững hoạt động văn nghệ với người lớn tôi càng nhớ chú Dũng tôi. Các cô chú rấtcưng chiều tôi nhưng sao tôi không cảm nhận được tình cảm ấm áp và sự yêu chiềunhư chú tôi dành cho tôi. Nỗi mất mát quá lớn đã hằn in trong trái tim non nớtcủa tôi lúc bấy giờ.

Cũng vào thời điểm đó, nhà tôi có sự thay đổi lớn, khi đó tôi học lớp 2. Vốn mạtôi là người chăm chỉ, chịu thương chịu khó và dễ thích nghi với cuộc sống nêntừ khi ở Phá Tam Giang, mạ đã tìm cách buôn bán. Mạ gặp lại dì Ngữ, một ngườibạn buôn bán giàu có, dì Ngữ đã mách đường cho mạ lên TP Huế, buôn những đồ lặtvặt ở chợ Đông Ba.

 

"Pê đê! Từ ác độc mà tôi sợ hãi…"

Ca sĩ Long Nhật


Mạ bán gạo, vải, cái gì cólời thì mạ làm, ngoài những đồng tiền chắt bóp được, bà ngoại tôi cũng cho máthêm đồng vốn. Ba cũng lên TP Huế làm ăn cùng mạ. Trước khi về Huế, ba là giáosư dạy cấp ba trường TH Bồ Đề, Đà Nẵng (ngày đó gọi là giáo sư chứ không gọi làthày giáo như bây giờ) ba dạy môn Việt Văn. Ba má thuê một căn nhà ở phố LýThường Kiệt, sau đó ba mạ tích cóp được một số vốn liếng, vay mượn thêm và muamột căn nhà ở 11H phố Hồ Xuân Hương, đó là khu xóm lao động nghèo. Tuổi thơ củatôi bắt đầu ở một nơi mới và anh chị em chúng tôi trở thành Người thành phố Huếtừ đây.

 

Trong khi cuộc sống đô thịmới mẻ đang thu hút sự chú ý của chúng tôi thì ở quê, thím tôi, vợ chú Dũng đilấy chồng. Bà nội tôi yêu bé Như vô cùng nên đã giữ bé lại. Bà nội tôi cũng làmột người Huế thâm trầm và sâu sắc. Ngay từ khi bé Như còn nhỏ, trong những ngàythím tôi đi buôn bán trở về nhà, bà dường như chăm sóc bé Như hoàn toàn, ít chobé tiếp cận với mẹ, thậm chí, bà không cho bé Như ngủ cùng thím. Khi thím tỏ ýtrách giận, bà mới nói: “Liệu có ngủ với nhau cả đời không? Hay đến khi đi lấychồng, để cháu lại, nó khóc tao dỗ sao được”. Hơn ai hết bà hiểu, rồi thím tôicũng sẽ đi bước nữa và khó lòng mang theo con gái nhỏ.

 

Bé Như thiếu hụt tình cảm củacả cha lẫn mẹ nên dường như cả nhà dồn tình cảm, bù đắp cho bé. Cho tới giờ, tôivẫn thương bé Như tựa ba em gái tôi. Tôi hiểu, tôi còn yêu chú tôi đến thế huốnggì bé Như là con gái, chắc bé cũng thương chú Dũng chẳng kém gì tôi. Và một phầnvì rất yêu quý chú mình mà những gì liên quan tới chú tôi đều rất thương yêu,trân trọng.

Trái hẳn với tình yêu xuất phát từ trái tim một cách tự nguyện dành cho chú Dũnglà sự sợ hãi và lo âu của tôi khi nghĩ tới ba và anh Bi, tên gọi thân mật ở nhàcủa anh trai ruột sát tôi. Tôi không hiểu sao ba tôi lại có một uy lực lạ lùngđến thế. Không chỉ tôi mà các cô chú trong nhà cũng rất sợ ông. Mỗi khi ông nằmở tràng kỷ phòng khách thì không một ai dám đi ngang qua, nếu muốn đi thì phảiđi cả một bầy. Tôi sợ và không thích gần ông chút nào. Mỗi lần ông đi đâu về,tôi có cảm giác như mình không dám chạy, không dám cười và thở cũng rất khẽ.

 

Anh Bi, giờ là họa sĩ ĐinhKhắc Thịnh, một họa sĩ cũng có chút tiếng tăm ở Huế. Anh Bi chỉ hơn tôi một tuổithôi, nhưng lúc nào anh cũng khó đăm đăm với tôi. Anh ấy cũng có một thần lực lạlùng, ông khiến tôi rất sợ anh, sợ từ khi anh còn bé xíu.

Trong khi cả xóm lao động nghèo của phố Hồ Xuân Hương yêu quý tôi, vui thích khimỗi tối tôi cùng bọn trẻ bày trò làm sân khấu: căng chăn, màn làm phông bạt rồibiểu diễn hát múa, chơi trò cô dâu chú rể, họp chợ tất bật thì anh Bi bắt tôiphải chơi những trò của con trai: chơi khăng, chơi đáo, chơi trò cưỡi ngựa, đábóng, bơi lội… Tôi ghét cay ghét đắng mấy trò đó, nó khiến tôi bị té đau, trầyxước và dơ bẩn quần áo. Không những anh ghét những trò hát múa của tôi mà cácbạn của ông ấy cũng “vào hùa” chọc phá tôi. Họ bảo nhau chạy rầm rầm xung quanhnơi tôi làm “sân khấu” biểu diễn cho ồn ào để mọi người mất tập trung. Có mộtlần, khi tôi đang say mê hát: Này là bánh chưng mẹ già tự tay gói gửi chocon… thì từ đâu, một bọc ni- lông nước tiểu phi thẳng vào giữa trán, vỡ ratung tóe khiến tôi bị dơ bẩn và tôi đứng khóc ngon lành. Tôi không biết bịchnước tiểu đó là từ tay anh Bi hay từ các bạn của anh ấy đã ném lên. Nhưng tôibiết chắc chắn là chỉ có đám anh Bi và “đồng bọn” của anh ấy mà thôi. Các cô báctrong xóm phải dỗ mãi tôi mới nín.

"Pê đê! Từ ác độc mà tôi sợ hãi…"

Bé Như và Long Nhật ngày nhỏ. Long Nhật cho biết, bé Như xinh đẹp từ nhỏ và anh yêu quý cô em gái này vô cùng...

 

Anh Bi còn bắt tôi học toán,học những môn tự nhiên nhưng tôi ghét mấy môn đó vô cùng, chẳng khác gì bây giờtôi rất ghét máy móc, những thiết bị điện tử hay những trò tính toán cộng trừnhân chia…

 

Lẽ dĩ nhiên, tôi không ưa gìanh Bi và rất khó chịu khi anh ấy ra mặt quát nạt, hằm hặt với tôi. Cứ như vậy,tôi và anh Bi ngày càng khác xa nhau, xa cách nhau. Anh luôn nhìn tôi với conmắt dè bỉu, đầy kỳ thị. Trong mắt anh, tôi không đáng là đấng nam nhi, suốt ngàychỉ chơi mấy trò đàn bà con gái. Anh càng muốn tôi chơi những trò mạnh bạo, radáng con trai thì tôi lại càng thích những trò mà đám con gái rất thích.

 

Đặc biệt những trò văn nghệhát múa khiến tôi mê mẩn. Tôi thích nhại giọng các miền, đứng trước gương vừangắm nghía, vừa biểu diễn và hát say mê. Tôi thích bắt chước người lớn, nhữngnghệ sĩ về chỗ tôi biểu diễn: hóa trang và đóng những tích trò cải lương,kịch…Tôi mê xem phim, ca nhạc, tất tật có đoàn nào trong nam ngoài bắc ghé quanơi tôi ở biểu diễn, tôi đều tìm cách đi xem cho bằng được.

 

Chính vì vậy mà ở trường cấp1, trường PTCS Phú Hiệp A, TP Huế tôi là một cây văn nghệ, năm nào tôi cũng lãnhphần thưởng về văn nghệ (chứ không phải là thành tích học tập văn hóa). Vào lễtổng kết năm học hay chương trình văn nghệ trung thu, mỗi lần được lên sân khấubiểu diễn, tôi thích thú vô cùng, cảm tưởng mình như một ngôi sao nhí vậy. Tôicòn nhớ như in những ngày hồi hộp chờ đợi tới buổi biểu diễn và không thể quênđược cảm giác háo hức trong những buổi cùng bạn bè tập văn nghệ. Tôi dường nhưđược coi là “sao” của trường: tôi vừa là ca sĩ hát chính, lại còn tham gia đóngkịch, dẫn chương trình, thậm chí, tôi còn tham gia vào đội múa cùng các bạn nữa.

 

Và khi gia đình chúng tôichuyển từ xóm lao động Hồ Xuân Hương ra khu biệt thự ở gần đó, tôi còn được mờithu thanh và thu hình ở Đài TH Huế, chương trình phát trên tivi, nhất là vào cácbuổi phát Bông hoa nhỏ. Đó là niềm tự hào của riêng tôi, nhưng với anh Bi thì đóchỉ là những trò nhõng nhẽo, ẽo ợt của tôi mà thôi.

Lúc nào tôi cũng say mê vớinhững trò chơi của mình mà sau này lớn lên tôi biết đó là những sáng tạo nghệthuật, còn anh ấy luôn phớt lờ hoặc nhìn với ánh mắt kỳ thị. Tôi luôn tự hào khibiết, mình ở một xóm lao động nghèo nàn và lạc hậu, ít được tiếp xúc với bênngoài nhưng từ những ngày bé tí tẹo đó, tôi đã biết cạo ve xanh trên tường đểlàm màu mắt; cắt vụn giấy bạc trong bao thuốc, chấm với hồ bôi lên mặt làm kimtuyến óng ánh; cắt giấy báo Liên Xô thành tua tua rồi lấy kéo vuốt cong, lấynước bọt dán lên làm mi mắt giả. Thấy đào kép có tóc xoăn cũng dành tiền mẹ choăn quà đi mua lô, cuốn tóc mình và bé Trâm (em sau tôi) cho cong tớn lên, lấygiấy màu ngậm vào miệng làm môi son, lấy phấn viết bảng cạo ra làm phấn trắngđánh vào mặt, lấy dầu ăn hòa với nhọ nồi, rồi lấy bút lông vẽ mí mắt làm mắtnước...

Tôi đã lần tôi mò vào hậutrường các gánh hát, thấy người ta làm thì về nhà “trăn trở” tìm “nguyên vậtliệu” để tự chế ra chơi. Tôi còn lấy đầu tóc giả của bà nội, bà dùng búi độn vớitóc thật, gắn lên đầu mình, hái hoa cắm lên đầu, lúc làm vua, lúc làm công chúa.Tôi bắt bé Trâm (là em gái sau tôi) lấy hai cái khăn mặt, giắt trước và sau lưngquần làm áo dài, ngồi vắt chân chữ ngũ sau xe như người lớn để tôi chở đi giốngnhư các đôi yêu nhau trên phim.

"Pê đê! Từ ác độc mà tôi sợ hãi…"

Ca sĩ Long Nhật có tên gọi thân mật ở nhà là Tiêu và anh trai anh có tên thân mật là Bi. Trong ảnh là hai anh em lúc nhỏ. 

 

Năm lớp ba, khi nghe Chuyện tình Lan Điệp tôi đã khóc sướt mướt, rồi đứng trước gương vừa ca vừakhóc, nước mắt giàn giụa, bị anh hai bắt được, đánh cho một trận. Anh tức tốihét lên: “Cái thằng Tiêu điên này, mày cứ suốt ngày hát hát múa múa như thằngđiên, không chịu làm toán, học bài gì cả, mày có phải là con trai nữa không?”.

 

Có lần anh ấy còn nói gay gắtvới ba mạ tôi rằng: “Ba mạ phải uốn nắn thằng này làm sao chứ con thấy thế nàylà không được. Nó cứ giống con gái thế này à?”. Tôi đã chạy ra ngoài xích đu ởsân và òa khóc nức nở. Tôi bảo với ba mạ: Con không phải là như vậy, anh ấy cứáp đặt con, con muốn lớn lên làm nghệ sĩ biểu diễn thì có gì sai chứ”. Ba tôi imlặng không nói gì, còn mạ bảo: “Em nó muốn làm sao thì kệ nó. Mạ thấy chẳng cógì xấu, cũng không ảnh hưởng tới ai”. Nghe mạ nói thế, như có đồng minh, tôicàng khóc to hơn nhưng trong lòng được an ủi và nguôi ngoai phần nào. Tôi có đemchuyện này mách ông bà nội, ông bà bảo: “Không sao đâu, anh lớn, anh nói gì kệanh, con thích hát múa, cứ hát múa cho ông bà và các cô chú xem là được rồi”.

 

Có một điều nghịch lý như thếnày: mỗi lần về quê, tôi là tâm điểm của cả nhà: hết hát múa, rồi đóng cải lươngkhiến ông bà cùng các cô chú vỗ tay tán thưởng rần rần. Đến một hôm, bất ngờ anhBi cũng muốn trổ tài hát múa, anh cầm thân cây sắn đã khô như que củi và mộtchiếc gáo dừa vừa hát vừa múa bài: Chiếc mũ tai bèo nhưng dở dễ sợ, làmcả nhà một phen nín thở, không ai dám phì cười vì ông bà nội ra hiệu cấm khôngai được cười, ông bà sợ anh Bi xấu hổ. Nhưng anh Bi cũng là một người có tâm hồnnghệ sĩ và khá nhạy cảm, anh ấy cảm nhận được điều đó, khi vừa hát và biểu diễnxong, mọi người vỗ tay thì anh ấy òa khóc và bỏ chạy đi. Tuy nhiên, những ngàysau đó, anh Bi vẫn tiếp tục những trò chơi đúng sở trường của anh ấy như: bắtcướp, tập trận giả, vẽ tranh - anh vẽ rất đẹp; nặn tượng, xây lâu đài bằng bùnđất lấy từ ruộng lên hoặc cát ở ven biển quê nội… và không bớt đi sự coi thườngđối với tôi.

 

Đến bây giờ tôi vẫn nhớ, ngàymà anh ấy nhìn thấy tôi vừa hát Chuyện tình Lan Điệp vừa khóc tức tưởitrước gương là ngày mà sự tức giận cùng ánh mắt tóe lửa, đầy kỳ thị của anh Biđược đẩy lên kịch điểm và nó lại trở thành một ám ảnh nữa trong tôi. Nó theo tôiđến tận những chương trình biểu diễn sau này, khi tin đồn tôi đồng tính lan tỏatrên các báo. Và lúc biểu diễn trên sân khấu, nhìn xuống dưới, tôi đã muốn vỡtim khi nhìn thấy không phải một đôi mắt của anh Bi mà ngàn đôi mắt như vậy gămvào tôi, đầy kỳ thị và ghét bỏ.

(Còn nữa...)

TheoThục Nhi
VTC News



Cảnh phim vô duyên của Thúy Diễm
Vào vai tiểu thư Mỹ Đình nhiệt tình vì bạn, Thúy Diễm gây tranh cãi với hình tượng ồn ào, xốc nổi trong "Trạm cứu hộ trái tim". Bên cạnh đó, cô còn bị đánh giá là kém duyên trong mối quan hệ giữa Nam và bạn gái.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.