Chàng sinh viên trường Mỏ vừa làm, vừa chơi kiếm 70 triệu/tháng

21 tuổi, Phạm Trọng Tùng đã có thể tự kiếm tiền mua cho mình những tài sản có giá trị như: bộ máy ảnh khủng gần 300 triệu, chiếc xe ga xịn và xế hộp.

21 tuổi, Phạm Trọng Tùng đã có thể tự kiếm tiền mua cho mình những tài sản có giá trị như: bộ máy ảnh khủng gần 300 triệu, chiếc xe ga xịn và xế hộp.

Phạm Trọng Tùng (Phạm Tùng) sinh năm 1994 ở Nam Định, anh chàng là một cái tên khá 'hot' ở trường Đại học Mỏ-Địa chất bởi việc tham gia nhiệt tình vào các phong trào, hoạt động của trường, lớp.

Phạm Trọng Tùng chàng sinh viên năm cuối đa tài của Đại học Mỏ- Địa chất Hà Nội
Phạm Trọng Tùng chàng sinh viên năm cuối đa tài của Đại học Mỏ- Địa chất Hà Nội.

Cái tên Phạm Tùng cũng là một 'thương hiệu' rất quen thuộc trong giới nhiếp ảnh, giải trí. Bởi ngoài việc học, Tùng còn tham gia làm cộng tác viên ảnh cho khá nhiều tờ báo, tạp chí, chụp hình cho các nghệ sĩ và được nhiều thương hiệu gửi gắm làm truyền thông...

Từng là thanh niên lêu lổng

Ít ai biết chàng trai đa tài, ham học, ham làm việc Phạm Tùng như hiện tại lại từng là một học sinh cá biệt suốt các năm học trung học phổ thông.

Anh chàng kể lại: "Cấp 3 sau khi trượt trường công lập phải học hệ dân lập, mình sinh ra chán nản và không thiết tha học nữa. Lúc đó, trong mắt mọi người mình là một 'cậu ấm chuyên phá bĩnh' bởi việc thường xuyên bỏ học, ra khỏi nhà đi chơi game 'thâu đêm, suốt sáng'.

Một năm học, bố mẹ bị thầy cô gọi lên để phê bình về hạnh kiểm của con không biết bao nhiêu lần nữa... Thậm chí, đến bây giờ, nhiều năm rồi mà bố quay lại lấy bằng tốt nghiệp thầy quản sinh vẫn còn nhớ rõ mặt".

Tưởng chừng cuộc đời, sự nghiệp của Tùng sẽ trượt dài bởi những cuộc chơi thâu đêm, suốt sáng thì học kỳ cuối cùng của quãng thời gian học sinh anh chàng lại có sự thay đổi rõ rệt: Đậu tốt nghiệp với xếp loại khá, thi đậu Đại học Mỏ-Địa chất với số điểm tương đối cao. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn bè khá ngỡ ngàng.

Căn nguyên của sự thay đổi tích cực này được anh chàng bật mí: "Một lần mình đi chơi về khá muộn, đi ngang qua phòng bố mẹ thì nghe một cuộc trò chuyện khiến mình phải suy nghĩ rất nhiều. Mẹ nói với bố mình lý do mà bà thường xuyên làm việc nhiều hơn: Tôi phải làm việc nhiều hơn, chăm chỉ hơn ông à.

Tôi sợ sau này nếu mình không dành dụm được tiền, sẽ không có ai lo cho con, lo cho bản thân mình được... Chứ có mỗi thằng con trai mà nó cứ lêu lổng, chẳng chịu học hành thế thì làm sao có tương lai được?".

Cuộc hội thoại giữa bố và mẹ đã khiến cậu học sinh cá biệt Phạm Trọng Tùng suy nghĩ, nhìn lại mình và thay đổi tích cực hơn.

Trở thành thủ lĩnh các phong trào sinh viên

Năm đầu tiên lên Hà Nội cậu sinh viên người Nam Định đã nghĩ đến việc cần phải thay đổi bản thân và sống có trách nhiệm hơn với gia đình. Nghĩ là làm, bước khởi đầu Phạm Tùng ứng cử vào vị trí lớp trưởng, sau đó tham gia vào các phong trào, hoạt động của trường, lớp.

Anh chàng hào hứng kể: "Hôm đầu đứng trước đông người 'tranh cử' mình run lắm. Nhưng đây là một trong những bước ngoặt lớn nhất đối với bản thân. Bởi từ một thằng lêu lổng phải sống cho tập thể phải lo cho hơn 100 thành viên lớp.

Mình bắt đầu đề ra những kế hoạch cho bản thân, như việc tham gia vào các chương trình, phong trào của Liên chi Đoàn khoa, Đoàn thanh niên trường. Sau một thời gian thì xin làm cộng tác viên đầu tiên cho phòng Công tác Chính trị sinh viên trường phụ trách toàn bộ việc chụp ảnh của Trường Mỏ- Địa chất.

Quãng thời gian hoạt động trong công tác Đoàn giúp bản thân mình trưởng thành, hiểu biết hơn rất nhiều".

Anh chàng không quên khoe các thành tích mình đạt được trong quãng thời gian là sinh viên trường Mỏ: "Gần 4 năm học mình thường xuyên nhận được khá nhiều giấy khen cấp trường, cấp thành phố cùng với học bổng của trường đấy nhé".

Tự mua xe ga, ô tô cho mình

Năm đầu tiên là sinh viên, ngoài hoạt động ở trường, mình còn đi làm thêm khá nhiều công việc như: Nhận làm in biển tên cho học viên Học viện Cảnh sát với thu nhập từ 1,5-2 triệu mỗi tháng, phụ chụp ảnh ở các studio.

"Những đồng tiền ít ỏi nhưng tự tay mình làm ra đáng quý lắm. Nên bản thân mình cũng bắt đầu có những kế hoạch cho chi tiêu cụ thể hơn. Nghĩ ra cách nào kiếm được nhiều tiền hơn"-Phạm Trọng Tùng chia sẻ.

Tới với nhiếp ảnh như một cái duyên, Tùng nhận ra đây niềm đam mê đích thực của mình, anh chàng tâm sự: "Việc tiếp xúc với những phó nháy, nhiếp ảnh gia giúp mình có niềm đam mê với loại hình nghệ thuật này. Mình gom góp, tiết kiệm tiền làm thêm mỗi tháng và sắm bộ máy ảnh đầu tiên với giá 6 triệu. Học hỏi dần dần, mình bắt đầu chụp thời trang, sự kiện, ảnh cưới... Việc có nhiều 'show' chụp hình cũng giúp cho mình có thu nhập cao hơn.

Khi nhận ra đam mê lớn nhất của mình là nhiếp ảnh, Phạm Trọng Tùng đã lên kế hoạch chi tiết cho phát triển nghề
Khi nhận ra đam mê lớn nhất của mình là nhiếp ảnh, Phạm Trọng Tùng đã lên kế hoạch chi tiết cho phát triển nghề.

Khi thấy bản thân có khả năng phát triển tốt trong lĩnh vực nhiếp ảnh, chàng sinh viên năm thứ 2 đã mạnh dạn nhờ bố mẹ hỗ trợ, cho vay đúng 100 triệu để đầu tư cho các trang thiết bị chuyên nghiệp như: ống kính, "body" máy xịn.

Gần 2 năm theo nghề ảnh, chàng trai Nam Định hiện đang sở hữu trong tay bộ máy ảnh khủng lên tới gần 300 triệu với những máy xịn như: Canon 5D mark iii, 3 body 6D và những ống kính hiện đại nhất của dòng máy canon. Không để lãng phí "tài nguyên" mình có, bộ máy được Tùng cho người khác thuê mỗi tháng đều giúp anh chàng kiếm tới gần 30 triệu.

Bộ máy ảnh khủng gần 300 triệu là 'cần câu cơm' chính của Phạm Trọng Tùng
Bộ máy ảnh khủng gần 300 triệu là 'cần câu cơm' chính của Phạm Trọng Tùng.

Cộng với các khoản thu nhập khác từ việc chụp hình, làm truyền thông cho các thương hiệu mà mỗi tháng anh chàng có thể dễ dàng kiếm được từ 60-70 triệu đồng. "Hái ra tiền" Tùng có thể tự mua cho mình một chiếc tay ga và một chiếc ô tô giá vài trăm triệu để phục vụ cho công việc học tập, làm việc.

Nhưng với Tùng điều quan trọng nhất của việc kiếm ra tiền là có thể chứng tỏ bản thân có ích với gia đình.

Anh chàng dí dỏm: "Thực ra mục đích kiếm tiền của mình là để chứng tỏ với bố mẹ mình là người có ích, có thể là chỗ dựa cho gia đình sau này. Tới thời điểm hiện tại mình cũng có thể tự hào về bản thân vì điều mà mẹ hay khoe nhất với bạn bè bà là: Đã lâu rồi thằng Tùng nhà tôi nó không xin tiền mà còn mua cho tôi cái này, cái nọ".

Để kiếm được nhiều tiền, đồng nghĩa với việc khối việc công việc lớn, anh chàng kể: "Có những ngày mình chỉ ngủ có 4 tiếng đồng hồ bởi bận lịch tổ chức sự kiện, đi chụp hình. Có những đợt bận quá, cả ngày chỉ ăn lót dạ mỗi một chiếc bánh mì... Nhưng chưa bao giờ mình thấy mệt mỏi, hay chán nản với khối lượng công việc nhiều. Bởi tính chất công việc mình làm có tính giải trí nhiều, mình cứ coi như vừa làm vừa chơi sẽ hứng thú hơn rất nhiều".

Tùng cho rằng cứ đam mê với công việc, nghĩ rằng mình 'vừa làm, vừa chơi' thì dù có bận rộn tới mấy cũng sẽ không bị mệt mỏi
Tùng cho rằng cứ đam mê với công việc, nghĩ rằng mình 'vừa làm, vừa chơi' thì dù có bận rộn tới mấy cũng sẽ không bị mệt mỏi.

Chia sẻ về dự định của bản thân trong tương lai, chàng sinh viên trường Mỏ cho biết: "Sau khi có được tấm bằng cử nhân mình sẽ tiếp tục học cao hơn ở ngành học đã chọn. Bên cạnh đó mình đang nỗ lực phấn đấu để có thể trở thành một Đảng viên. Mình tin những điều này bản thân sẽ làm được".

Theo Infonet


Triệu phú 57 tuổi, từ bỏ hết tài sản để theo đuổi tình yêu, thân thế người phụ nữ khiến ai nấy ngỡ ngàng: Vì sao?
Mới đây, một đám cưới đơn giản nhưng hạnh phúc đã được tổ chức tại một gia đình nông dân ở tỉnh Vân Hà, Trung Quốc. Chú rể là một người đàn ông gốc Tây Ban Nha trên người khoác bộ vest hàng hiệu phối với chiếc cà vạt kiểu cách. Tuy nhiên, cô dâu lại ăn mặc vô cùng giản dị, đúng theo hình tượng của một người phụ nữ nông thôn chân chất.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.