Dụ dỗ qua mạng, hàng nghìn trẻ bị xâm hại mỗi ngày

Mỗi ngày có hơn 720.000 hình ảnh về lạm dụng trẻ em được đưa lên mạng, có hàng trăm cạm bẫy bủa vây trên Internet mà “con mồi” là trẻ em lại rất dễ sập bẫy.

Mỗi ngày có hơn 720.000 hình ảnh về lạm dụng trẻ em được đưa lên mạng, có hàng trăm cạm bẫy bủa vây trên Internet mà “con mồi” là trẻ em lại rất dễ sập bẫy.

Chiêu trò tinh vi, nghiêm trọng

Vụ việc đối tượng Đỗ Văn Nam - bảo vệ Trường Tiểu học La Pán Tẩn (huyện Mường Khương, Lào Cai) dâm ô nhiều học sinh nữ khiến dư luận bàng hoàng. Trước đó, thầy bói Hoàng Văn Lan (SN 1970, quê ở Diễn Châu, Nghệ An) cũng xâm hại tình dục trẻ em nhiều năm với đủ trò bệnh hoạn… Tuy nhiên, đó là các vụ việc được phát hiện, còn theo các chuyên gia, hiện các chiêu trò xâm hại tình dục qua mạng xã hội còn nghiêm trọng hơn nhiều.

du do qua mang, hang nghin tre bi xam hai moi ngay hinh anh 1

Trẻ vị thành niên dễ bị dụ dỗ khi tiếp xúc với người lạ trên Internet (ảnh minh họa). Ảnh: IT

Báo cáo tại buổi tọa đàm chính sách về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do Bộ LĐTBXH kết hợp Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) vừa tổ chức cho thấy, trong số 1,8 tỷ hình ảnh được đăng tải mỗi ngày, có 720.000 hình ảnh về lạm dụng tình dục trẻ em.

Ông Hoàng Xuân Phóng - Trưởng phòng 2, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) cho biết, các chiêu trò câu kéo trẻ em vô cùng tinh vi, xảo trá. Cụ thể như thông qua hệ thống mạng xã hội, nhiều đối tượng sử dụng mạng Internet để tiếp cận, lôi kéo trẻ em chia sẻ những hình ảnh của bản thân nhằm thực hiện hành vi xâm hại, đăng tải những hình ảnh khiêu dâm trên mạng hoặc dụ dỗ các em quan hệ tình dục.

“Với cách này, tội phạm không cần lộ diện, không tốn quá nhiều công sức mà đạt hiệu quả cao. Đối tượng chỉ cần ngồi một chỗ thực hiện hành vi lôi kéo hàng trăm em thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Quán game là nơi trẻ em tập trung đông nhất, trong đó có nhiều em nghiện game nên dễ lôi kéo và thực hiện hành vi xâm hại tình dục qua mạng” - ông Phóng cho hay. Theo ông Phóng, từ năm 2011-2015, cả nước xảy ra trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với 9.920 nạn nhân, trong đó 65% số vụ là xâm hại tình dục.

du do qua mang, hang nghin tre bi xam hai moi ngay hinh anh 2

Theo ông Phóng, các vụ việc xâm hại trẻ em tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Các đối tượng am hiểu về công nghệ thông tin và nắm được đặc điểm tâm lý non nớt dễ lợi dụng của trẻ em. Sau khi “gà” được “con mồi”, các đối tượng lại tổ chức “offline” bằng các buổi tụ tập hấp dẫn trẻ em, vị thành niên như quán game, bể bơi hoăc tiệc tùng tại nhà riêng, qua đó có các hành vi xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ.

Khó điều tra khi “sự đã rồi”

Theo đánh giá của đại tá Trần Mười - Trưởng phòng Xã hội, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), con số xâm hại tình dục trẻ em có thể còn cao hơn. Mỗi năm, Cục Cảnh sát hình sự phát hiện hàng nghìn vụ xâm hại trẻ em, trong đó 80% vụ việc là xâm hại tình dục. Khoảng 2/3 trẻ em bị xâm hại qua môi trường mạng. Để nhận diện, xác định nạn nhân là điều cực kỳ khó đối với ngành công an trong môi trường mạng nói riêng và nạn nhân bị xâm hại tình dục nói chung. “Nguyên nhân trước hết vì trẻ em thiếu hiểu biết.

Hầu hết cơ quan xử lý vụ việc khi “sự đã rồi”, chưa nói đến tính chất phức tạp của những nạn nhân bị bán ra nước ngoài. Thứ hai là vấn đề thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em trên mạng gặp nhiều khó khăn do phương tiện, kỹ thuật thiếu thốn, trong khi đối tượng lạm dụng tình dục trẻ em ngày càng tinh vi và có nhiều hình thức. Thêm nữa, việc xử lý khó khăn bởi gia đình nạn nhân không muốn đưa ra ánh sáng vì nghĩ đến tương lai con em” – ông Mười cho biết.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Hồng Lan cho biết, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cũng như việc bảo vệ trẻ em nói chung luôn được quan tâm. Những con số được đưa ra gây bức xúc và lo lắng trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng. “Hiện tại, Bộ đang xây dựng đề án bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó nêu rõ các đối tượng cần phải tập trung để tăng cường công tác này, cũng như các giải pháp, vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc triển khai đề án này” – bà Lan cho hay.

Theo Dân Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.