Giãn thuế thu nhập DN sẽ hạ nhiệt thị trường?

Chuyên gia kinh tế  Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trungtâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, chorằng việc giãn thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ có tác động về tâm lý.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR),Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, cho rằng việc giãn thuế thu nhập doanh nghiệpchỉ có tác động về tâm lý. Việc giảm thuế TNDN để hạn chế DN trốn thuế chỉ là lýthuyết.

Giãn thuế chỉ có tác động về tâm lý

Thủ tướng vừa quyết định giãnthuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 3 tháng. Suy nghĩ  thông thường là,doanh nghiệp (DN) được hưởng lợi, còn người dân nói chung có được lợi gì không?Quan điểm của ông như thế nào?

Xét về mặt lý thuyết, sẽ có mộtlập luận như sau: Giãn thuế thu nhập sẽ giúp giảm nhu cầu vốn lưu động, như vậygiảm áp lực về vốn, áp lực tới lãi suất ngân hàng trong ngắn hạn. Như vậy, giácả đỡ bị sức ép tăng, người tiêu dùng hưởng lợi gián tiếp. Đồng thời, người laođộng sẽ bớt đi áp lực bị giảm lương hoặc nghỉ việc do doanh nghiệp khó khăn vềvốn.

Chắc chắn là có những tác động theo khuynh hướng tích cực như vậy. Nhưng khôngnên kỳ vọng quá nhiều vào các tác động này trên thực tế. Tính trung bình, mộtnăm Nhà nước thu được khoảng 120 nghìn tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưvậy, ngân sách thu về khoảng 30 nghìn tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp/quý.Chiếu vào thực tế, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là hàng trăm nghìn tỷ đồng,số tiền trên chỉ giúp đỡ đi một phần nhỏ.

Hơn nữa, đây chỉ là giãn thuế, chứ không phải miễn hoàn toàn nên doanh nghiệphiểu vẫn sẽ phải nộp, nên họ vẫn có tinh thần dự phòng tài chính cho khoản thuếđó, nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các quyết định đầu tư dài hạn. Mà hoạt độngđầu tư mới là hoạt động giúp phục hồi kinh tế vững chắc.

Việc nộp chậm này theo ông có gây khó khăn gì cho cơ quan thuế không?

Có! Việc giãn thuế khiến DN phải nộp dồn, về mặt kỹ thuật sẽ gây khó khăn cho cơquan quản lý thuế.

Giãn thuế thu nhập DN sẽ hạ nhiệt thị trường?
TS Nguyễn Đức Thành

Thế theo ông, kết quả dễ thấy nhất qua việcgiãn thuế này là gì?

Quyết  định giãn thuế trên nằm trong lộ trình hỗ trợ doanh nghiệp chống đỡ với khủng hoảng. (Năm2009, Chính phủ cũng đã quyết định giảm và giãnthuế). Thông qua đó, Nhà nước gửi một thông điệprõ ràng là đứng về phía DN khi gặp khó khăn. DNcũng sẽ thấy mình không bị đơn độc khi gặp khó. 

Tôi nghĩ đó là điểm tích cực, có tác động tốt vềmặt tâm lý, và không đong đếm ngay được.

Giảm để tránh trốn thuế: Lý thuyết!

Theo ông, với nền kinh tế Việt Nam hiện nay,một năm thu 100 - 120 nghìn tỷ đồng thuế  thunhập doanh nghiệp đã  gọi là thu đủ chưa? Cónhiều DN tìm mọi cách khai báo nhiều khoản chiphí, giảm lãi ròng để tránh phải nộp thuế cao?

Đây là hiện tượng chung của các nước đang pháttriển, không chỉ riêng Việt Nam. Như Campuchia,nguồn thu từ thuế chỉ chiếm khoảng 10% GDP, ởViệt Nam tổng thu từ thuế chiếm khoảng hơn 20%GDP, trong đó khoảng non một nửa là từ thuế thunhập doanh nghiệp.

Ở các nước phát triển, hệ thống hành pháp mạnh,họ thu được nhiều thuế hơn, do mức “thuế suấthiệu lực” của họ cao hơn.

Nhiều DN “kêu” mức thuế thunhập doanh nghiệp 25% là quá cao nên họ buộc phải khai thêm chi phí, để trốnthuế. Ý kiến của ông như thế nào?

Mức thuế thu nhập doanh nghiệp 25% phù hợp với thông lệ khu vực, tương tự TrungQuốc. Theo tôi việc thay đổi mức thuế suất có lẽ phụ thuộc vào xu hướng trongkhu vực vì liên quan đến cạnh tranh trong môi trường đầu tư.

Về nguyên tắc, thuế càng thấp, doanh nghiệp càng có động cơ tích lũy, tăng cườngmở rộng sản xuất kinh doanh. Nhưng như vậy nguồn thu nhà nước bị  giảm, phảiđánh vào các loại thuế gián thu khác như giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặcbiệt, v.v.. cũng sẽ gây những ảnh hưởng khác cho xã hội, và các cá nhân và doanhnghiệp vẫn phải chịu thuế dưới hình thức này hay hình thức khác. 

Mặt khác, ở Việt Nam, cũng như nhiều nước đang phát triển khác, khung thuế phảiđóng (pháp quy) và số thuế thực sự doanh nghiệp đóng có độ chênh lớn, có nghĩalà thuế suất hiệu lực còn thấp. Có nghiên cứu cho rằng thuế suất hiệu lực củaViệt Nam chỉ khoảng 12%. Gánh nặng về thuế thực chất là mức thuế suất này, do đó,thực chất thì thuế thực nộp của doanh nghiệp hiện nay chưa hẳn đã là cao.

Có  thể kỳ vọng, giảm  mức thuế thu nhập doanh nghiệp pháp quy xuống, còn 15%chẳng hạn, tập cho doanh nghiệp thói quen đóng thuế, rồi dần dần sẽ nâng đượcmức thuế suất lên?

Phương pháp  đó nghe về mặt lý thuyết rất hay. Tuy nhiên, trên phương diện thựctế chính trị xã hội, thì chưa chắc đã là biện pháp khôn ngoan. Chính phủ vốnngại mang tiếng không thân thiện với doanh nghiệp, nên việc tăng thuế sẽ gây mấtổn định môi trường kinh doanh, rất bất lợi cho điều hành chính sách. Nếu để thuếthu nhập DN 15% rồi, nếu sau có nhu cầu, tăng lên sẽ rất khó vì sẽ gặp sự khángcự dữ dội của các nhóm lợi ích.

Theo tôi, có thể vẫn duy trì một mức thuế suất pháp định cao (như thông lệ quốctế), rồi tạm chấp nhận một mức thuế suất hiệu lực chưa cao, thì có thể coi nhưcòn dư địa cho chính sách, vì nếu khi nhu cầu chi tiêu tăng cao, thì tăng dầnmức thuế suất hiệu lực lên. Tức là làm chặt hơn với đối tượng chịu thuế. Như vậy,vẫn không phải nhiều lần thay đổi luật, mà về lý cũng không có sự bất nhất nào.

Giãn thuế thu nhập DN sẽ hạ nhiệt thị trường?
Mức thuế  thu nhập doanh nghiệp 25% phù hợp với thông lệ khu vực, tương tự Trung Quốc

Không nên ép tăng thuế suất hiệu lực khi hạtầng chưa đảm bảo

Là một nhà nghiên cứu chính sách, theo ông,khi nào thuế suất hiệu lực  ở Việt Nam có thể tăng?

Việc siết chặt việc đóng thuế thu nhập cần phảiđược làm đồng bộ để tránh bất bình đẳng giữanhững người chịu thuế, cả đối với cá nhân lẫndoanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi chính quyền phảicó khả năng kiểm soát tốt thu nhập của đối tượngchịu thuế. Muốn làm như vậy, lại cần một hạ tầnghành chính - xã hội tốt, thông tin minh bạch.

Nếu không, việc siết chặt thuếthu nhập sẽ làm những người làm công ăn lương, những doanh nghiệp làm ăn minhbạch, chính đáng bị thua thiệt trước tiên. Còn những cá nhân và doanh nghiệp cóthế lực và quan hệ, có thể có nhiều điều kiện tránh thuế hơn, làm đào sâu thêmnhững bất bình đẳng.

Tôi tin vào sự tiến bộ xã hội. Việt Nam sẽ giốngnhư các nước trong khu vực đi trước mình, mức độvăn minh sẽ được cải thiện khi mức sống tăng.Nhưng đó là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sựcải cách xã hội không ngừng nghỉ. Nếu phải nóivề thời gian, tôi nghĩ chắc phải hơn 10 năm nữa. 

Khi chi tiêu của Nhà nước còn chưa được minhbạch, người dân không biết tiền thuế của mình điđâu, có được chi đủ vào các dịch vụ công haykhông, thì động lực đóng thuế không cao, họ sẽcó khuynh hướng tránh thuế mà không lấy làm áingại. 

Khi người dân và doanh nghiệp chấp nhận đóngthuế cao, họ sẽ đòi hỏi chất lượng dịch vụ côngtốt hơn. Vì bản chất của thuế là để duy trì cácdịch vụ công thông qua đại diện là Nhà nước. 

Với Việt Nam, theo tôi, không nên ép tăng thuếsuất hiệu lực sớm quá, khi nền tảng hạ tầng kiểmsoát thu nhập chưa đảm bảo, chất lượng dịch vụcông thấp và thông tin còn thiếu minh bạch.

Theo Hoàng Hạnh
Giãn thuế thu nhập DN sẽ hạ nhiệt thị trường?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.