Nông dân khó vay, doanh nghiệp thiếu vốn

Chính phủ chủ trương ưu tiên vốn cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên tại ĐBSCL,dù cá tra nguyên liệu đang khan hiếm trầm trọng nhưng vẫn có ít người nuôi vìthiếu vốn.

Chính phủ chủ trương ưu tiên vốn cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên tại ĐBSCL,dù cá tra nguyên liệu đang khan hiếm trầm trọng nhưng vẫn có ít người nuôi vìthiếu vốn.

Nhiều hộ nuôi cho biết ngân hàng không cho vay hoặc nếu có cho thì họ cũng khôngvay vì lãi suất quá cao.

Cần nhiều, cho vay ít

Vốn có bốn ao nuôi ở ấp Vĩnh Nhuận, xã Vĩnh Bình, Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), mấy nămnay đợt thu hoạch cá nào ông Cao Văn Niết cũng thua lỗ. Gần đây thấy giá cá tăngcao ông quyết định nuôi tiếp. Khổ nỗi khi đã thả giống xong thì thức ăn, thuốcmen phòng trị bệnh cho cá cứ tăng giá vùn vụt mà ngân hàng lại không cho vayvốn, buộc gia đình ông phải cầm cố đất vay nóng bên ngoài với lãi suất 3%/tháng.

“Tài sản thế chấp gồm có đất đai, trang trại, nhà cửa, kho chứa lúa... trị giáhàng chục tỉ đồng. Vợ chồng tôi xin vay 2 tỉ đồng nhưng chẳng ngân hàng nào giảiquyết. Nơi nào cũng bảo không cho vay nuôi cá” - ông Niết kể.

Khát vốn nhưng khó vay ngân hàng là tình cảnh chung của người nuôi cá tra ởĐBSCL. Liên trạm thủy sản Thốt Nốt - Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) cho biết Thốt Nốt vàVĩnh Thạnh có 950ha chuyên nuôi cá tra xuất khẩu, do thua lỗ liên tục, hàng loạthộ bỏ nghề nên cuối năm 2010 chỉ còn 500ha. Gần đây, giá cá vượt 25.000 đồng/kgnhưng diện tích thả nuôi tăng không đáng kể.

“Chi phí nuôi cá đã tăng gần gấp đôi so với ba năm trước. Đang thiếu vốn mà ngânhàng lại hạn chế cho vay, không đủ khả năng đầu tư nên bà con chủ yếu nuôi cágiống” - bà Phan Thị Hừng, phó liên trạm, nói.

Nhiều nông dân cho biết ngân hàng có cho vay với mức thấp hơn nhiều so với trướcvà lãi suất cao ngất ngưởng. Một người nuôi cá nói mỗi hecta ao nuôi cho sảnlượng 200 tấn cá thì riêng phần đầu tư thức ăn, con giống, thuốc men phải cần từ4 tỉ đồng. Tài sản thế chấp là đất trị giá trên 1,5 tỉ đồng nhưng ngân hàng chỉcho vay chừng 250 triệu đồng.

Nông dân khó vay, doanh nghiệp thiếu vốn
Thiếu nguyên liệu, nhiều nhà máy chế biến thủy sản phải hoạt động cầm chừng (Ảnh: Đ.Vịnh)

Ông Nguyễn Văn Chín (ở Khánh Hòa, Châu Phú, An Giang) cho biết với 1,6ha đất ôngđược vay 400 triệu đồng nhưng phải đóng lãi trước ba tháng hơn 20 triệu đồng,buộc ông phải vay nóng thêm bên ngoài mới đủ tiền nuôi cá.

Cuối tuần qua nhiều ngân hàng đã đồng loạt nâng lãi suất vay lên 1,8%/tháng.Không ít hộ khi thu hoạch bán cá xong đem tiền trả nợ cho ngân hàng thì sau đókhông được vay lại hoặc được vay số tiền thấp hơn trước.

Ông Nguyễn Văn Thạnh, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, cho hay hiện toàn tỉnhvẫn còn 40% diện tích nuôi cá treo ao do khó khăn về vốn. “Chi phí đầu tư đãcao, lãi suất ngân hàng lại quá cao nên nông dân ngán vay vốn để sản xuất trởlại”.

Liên kết lỏng lẻo vì thiếu vốn

Theo các ngân hàng ở ĐBSCL, hiện không hề có nguồn vốn cho vay ưu đãi đối với đầu tư nuôi cá tra, dù đây là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Vì thế lãi suất cho vay với ngành sản xuất này ở mức cao, 17-18%/năm.

* Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn gửi Hiệp hội Điều VN khẳng định doanh nghiệp ngành điều là đối tượng được hưởng ưu đãi tín dụng của Chính phủ. Nơi này cũng đề nghị các doanh nghiệp điều chủ động làm việc với các tổ chức tín dụng để được vay vốn theo quy định hiện hành.

Đ.V. - T.Mạnh

Trước tình hình khan hiếm cá nguyên liệu, một số doanh nghiệp tính đầu tư vùngnuôi để chủ động nguồn nguyên liệu nhưng lực bất tòng tâm vì thiếu vốn. “Đầu tưvùng nuôi 100ha cần hàng trăm tỉ đồng. Trong tình hình hiện nay rất khó vay ngânhàng. Ngay cả những đơn vị có tiềm lực, có uy tín lâu nay khi vay để thực hiệnhợp đồng xuất khẩu mà cũng đã rất khó rồi” - bà Trần Thị Vân Loan, tổng giám đốcCông ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long, chia sẻ.

Mấy năm gần đây, để chủ động nguồn nguyên liệu, không ít đơn vị liên kết đầu tưcho nông dân nuôi gia công. Tuy nhiên, theo ông Dương Nghĩa Quốc - giám đốc SởNN&PTNT kiêm chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp, do giá thức ăn chăn nuôi cóxu hướng tiếp tục tăng, cộng thêm việc doanh nghiệp đang khó khăn về tài chínhnên diện tích nuôi theo hình thức này có chiều hướng giảm dần, hiện toàn tỉnhcòn chừng vài chục hecta.

Thốt Nốt là vùng nuôi cá tra xuất khẩu trọng điểm của Cần Thơ, tập trung gầnchục nhà máy chế biến thủy sản, thế nhưng theo trưởng Phòng kinh tế Nguyễn VănDẫn, đến nay ở đây vẫn chưa có doanh nghiệp nào liên kết với nông dân nuôi cá.

“Nhiều doanh nghiệp than rằng vốn đầu tư cho vùng nuôi quá lớn, ngay cả nếu cóvay được để đầu tư thì doanh nghiệp cũng cân nhắc vì lãi suất 18%/năm là quácao, đầu tư như thế không hiệu quả” - ông Dẫn giải thích.

Ngân hàng không an tâm cho vay

Ông Lê Trọng Nghĩa, giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh An Giang, cho biết tổng dưnợ cho vay của các đơn vị tín dụng đối với nông dân nuôi cá tra trên địa bàntỉnh vào tháng 12-2010 là 1.060 tỉ đồng, chỉ bằng 84,56% so với đầu năm. Gần đâygiá cá tăng cao nhưng tổng dư nợ đến tháng 1-2011 cũng chỉ tăng 14 tỉ đồng. Điềuđó cho thấy nông dân vẫn treo ao.

Lãnh đạo nhiều ngân hàng ở ĐBSCL cho rằng hiện giá cá tra tăng cao nhưng thịtrường chưa lấy gì đảm bảo ổn định lâu dài. Nghề nuôi cá tra vốn nhiều rủi ro,vẫn chưa được tổ chức quản lý sản xuất theo quy hoạch nên phát triển thiếu bềnvững, khiến họ rất dè dặt đối với cho vay vốn nuôi cá.

Ông Nguyễn Tấn Phước, phó giám đốc Ngân hàng NN&PTNT An Giang, nhìn nhận hiệnnay nông dân rất cần vốn đầu tư nuôi cá. Tuy nhiên đơn vị chỉ có thể cho vay vớiđịnh mức 50% giá trị đất nông nghiệp theo khung giá đất do Nhà nước quy định.Riêng đối với doanh nghiệp vay nuôi cá thì cũng phải thế chấp tài sản, lãi suấtvay 17-18%/năm. Do phần lớn các đơn vị này đều đã thế chấp vay nên không thể vaythêm.

Theo ông Hà Hồng Ngọc - giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP Cần Thơ, hiện các ngânhàng không thiếu vốn nhưng do phần lớn nông dân chưa đủ điều kiện đảm bảo nuôiđạt hiệu quả, chưa có hợp đồng tiêu thụ nên... khó vay.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch, giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Tháp, cho biết cácngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng cho vay có chọn lọc. “Cho vay chủ yếu là nhữnghộ nuôi cá trong vùng quy hoạch, đủ tiềm lực kinh tế, có liên kết bao tiêu sảnphẩm với doanh nghiệp; còn với hộ nuôi nhỏ lẻ thì hầu như không thể” - ông Thạchnói.

Trong khi đó, việc liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân chưa được tổ chứcthực hiện nên việc vay vốn để đầu tư nuôi cá theo hình thức này bị ách lại.

Theo Đức Vịnh
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.