Tăng thuế để bảo vệ thịt nội

Thực phẩm giá rẻ, trong đó có thịt ngoại ngày một ồ ạt tràn vào thị trường nội địa. Nguy cơ đẩy nông dân chăn nuôi đến chỗ thất nghiệp là điều dễ thấy.

Thực phẩm giá rẻ, trong đócó thịt ngoại ngày một ồ ạt tràn vào thị trường nội địa. Nguy cơ đẩy nôngdân chăn nuôi đến chỗ thất nghiệp là điều dễ thấy. 

Để bớt khó cho nông dân, cứunguy ngành chăn chăn nuôi, Thông tư số 133 của Bộ Tài chính vừa ban hành, cóhiệu lực từ ngày 24/10, quy định hầu hết các loại thực phẩm nhập khẩu sẽphải chịu thuế từ 30 - 40%. 

Ồ ạt nhập thịt

Theo Bộ NN-PTNT, riêng 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khoảng 60.000tấn thực phẩm các loại. Chưa kể số liệu không thể thống kê qua đường tiểungạch và nhập lậu. 

Tăng thuế để bảo vệ thịt nội

Thông tư 133 bảo hộ tạm thời cho ngành chăn nuôi trong nước đến năm 2012. Ảnh: Trung Kiên.

Chăn nuôi trong nước liên tụcgánh chịu dịch bệnh tai xanh, cúm gia cầm, giá thức ăn chăn nuôi và nguyênliệu đầu vào tăng cao. Tại khu vực An Giang, giá thịt gà hơi từ 65.000 –70.000 đồng một kg, gà nguyên con làm sẵn từ 80.000 – 85.000 đồng một kg.Trong khi đó, thịt nhập khẩu chỉ khoảng 1,2 – 1,3 USD một kg đối với thịtgà, chưa bằng một nửa giá trong nước. Các loại thịt heo  nhập cũng chỉ từ1.700 - 1.800 USD một tấn, bằng với giá thịt heo hơi trong nước. Do giá thịtngoại quá rẻ, nên thịt nhập khẩu trên thị trường không ngừng tăng.

Theo TS Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, mức chênh lệchgiữa thịt nhập khẩu và thịt sản xuất trong nước, mà nông dân hiện phải chịu,là một điều không công bằng cho ngành chăn nuôi. Bởi giá thức ăn chăn nuôitừ đầu năm đến nay tăng liên tục, hiện đã tăng trên 20%, trong khi thực phẩmchỉ tăng có 7%. Nông dân không thể cạnh tranh nổi, giữa lúc dịch bệnh lạiliên tục, khiến nền chăn nuôi trong nước bị đe dọa. “WTO cho phép đánh thuếnhập khẩu thịt gà là 40%, thịt lợn 25% và trứng gia cầm lên tới 80%, đây làmột trong những chính sách hỗ trợ và bảo hộ nền nông nghiệp, mà WTO cho phéptại mọi quốc gia, thì không lý gì không áp dụng để bảo vệ ngành chăn nuôitrong nước”, ông Vang nói.

Tăng thuế là điều cần thiết

Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT, cho biết tăng thuếnhập khẩu thịt sẽ ảnh hưởng tới một bộ phận người tiêu dùng, bởi giá nhữngmặt hàng này trong siêu thị sẽ tăng lên. Tuy nhiên, đó là điều cần thiết đểđảm bảo lợi ích lâu dài, phát triển ngành chăn nuôi trong nước. Trước đó,Cục chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cũng đã trình phương án tăng thuế nhập khẩu đốivới thịt gia cầm và thịt lợn.

Về phía người tiêu dùng, ông Vang lý giải, một bộ phận nhỏ người tiêu dùngcó thói quen ăn thịt nhập khẩu sẽ phải chịu mức thuế cao hơn. Nhưng về vĩmô, lợi ích xã hội sẽ tăng lên rất nhiều, cứu nguy cho ngành chăn nuôi đangkhốn đốn. Ngoài ra, chất lượng thịt nhập khẩu cũng khiến nhiều người tỏ ralo ngại, khi nhiều trường hợp thịt nhập vào nước ta được sản xuất trước đócả năm hoặc lâu hơn.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo lắng, Thông tư 133 chắc chắn góp phần đáng kểgiải quyết khó khăn của ngành chăn nuôi trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng sẽhết thời hạn theo khung quy định của WTO đến năm 2012. Nếu ngành chăn nuôitrong nước không cải thiện, thì khốn khó quay lại với nông dân. Phải giúpnông dân tăng vốn đầu tư, cơ sở vật chất, nguyên liệu chăn nuôi và những yếutố phụ trợ, nhằm tăng sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng, mới mong khôngbị thua trước thực phẩm ngoại giá rẻ.

Theo Đất Việt


 
 


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.