Tín dụng nông nghiệp vẫn nghẽn từ chính sách

Trong khi lĩnh vực nông nghiệp luôn khát vốn đầu tưhạ tầng, phát triển kinh tế nông nghiệp thì hiệu quả hoạt động của kênh tíndụng nông thôn lại rất thấp.

Trong khi lĩnh vực nông nghiệpluôn khát vốn đầu tư hạ tầng, phát triển  kinh tế nông nghiệp thì hiệu quả hoạtđộng của kênh tín dụng nông thôn lại rất thấp. Bất cập này đang là rào cản lớntrong quá trình phát triển thị trường tín dụng nông thôn.

Vốn đến nông dân rất khiêm tốn

Thông qua việc cho nông dân vayvốn, nhiều người đã có cơ hội vươn lên phát triển sản xuất, thoát nghèo và làmgiàu. Ông Hoàng Việt Trung, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Hà Nộicho biết, toàn thành phố hiện có 376 ngân hàng thương mại, công ty tài chính,quỹ tín dụng nhân dân, tất cả tạo thành kênh huy động vốn và cho vay tại chỗ đểchuyển tải vốn đến hộ nông dân có nhu cầu.

Với chính sách cho vay có nhiềucải tiến, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đã giúp hàng vạn hộ nôngdân đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo mùa vụ, mởrộng ngành nghề, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

Trong tổng số 585.000 tỷ đồng vốnhuy động (tính đến 31-12-2009), các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã giải ngâncho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt 24,8 nghìn tỷ đồng, trong đó, trồngtrọt là 9.000 tỷ đồng, chế biến bảo quản nông lâm thủy sản 2.000 tỷ đồng, ngànhnghề nông thôn 9.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các ngân hàng chính sách xã hội trên địabàn cũng cho các hộ nghèo vay 1.097 tỷ đồng và 275 tỷ đồng cho các chương trìnhnước sạch nông thôn.

Tuy nhiên, dù đã có sự ưu đãi, cơchế cho vay thông thoáng, song thực tế tổng nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn, chỉ chiếm 6,6% tổng vốn cho vaycủa các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Theo ông Trung, nguyên nhân làdo người dân thiếu thông tin về hệ thống tín dụng, lượng vốn cũng chưa đủ để đápứng nhu cầu dẫn đến khó khăn trong tiếp cận vốn.

Tín dụng nông nghiệp vẫn nghẽn từ chính sách

Nông dân vẫn khát vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp

Bên cạnh đó, cơ chế, thủ tục vay rườm rà, phứctạp, món vay nhỏ khiến bà con ngại đến với cáctổ chức tín dụng. Đôi khi những người có phươngán đầu tư hiệu quả lại không được tiếp cận vớicác chương trình cho vay vốn, tỷ lệ hoàn vốn chovay còn thấp, kênh tín dụng phân tán... Nhữngbất cập này đang là rào cản lớn trong quá trìnhphát triển thị trường tín dụng nông nghiệp, nôngthôn khu vực kinh tế ngoại thành đầy tiềm năng.

Có thể áp dụng cơ chế vay vốnđặc thù

Tại hội nghị xây dựng đề án hoạtđộng tín dụng phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành vừa qua, Phó Chủtịch UBND TP Hoàng Mạnh Hiển nhấn mạnh, trong hoàn cảnh TP đang tái cấu trúc lạinền kinh tế sau khi mở rộng cho thấy, vị trí quan trọng của khu vực kinh tế nôngnghiệp, nông thôn trong nền kinh tế chung của Thủ đô.

Vì vậy, việc đáp ứng đủ nguồn tíndụng cho khu vực này là rất cần thiết để tạo động lực thúc đẩy kinh tế pháttriển, nâng cao đời sống người dân. Theo Phó Chủ tịch Hoàng Mạnh Hiển, tín dụngnông nghiệp, kinh tế ngoại thành những năm tới phải xác lập được nhu cầu, con sốcụ thể trong từng lĩnh vực. Bởi vậy, cần đổi mới cho vay tín dụng bắt đầu từ cơchế, chính sách, trong đó phương thức vận hành làm sao để người dân tiếp cậnnhanh nhất.

Ông Hoàng Việt Trung cho biết,tại đề án hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, kinh tế ngoại thành đanggấp rút được xây dựng sẽ đưa ra giải pháp hàng đầu là đa dạng các hình thức, đổimới quy chế, quy trình tín dụng.

“Tuy nhiên, Hà Nội phải xây dựngcơ chế, chính sách đặc thù, có thể nới lỏng hơn những địa phương khác nhưng vẫnbảo đảm an toàn nguồn vốn cho vay, đồng thời giúp người dân tiếp cận ngân hàngđược dễ dàng”, ông Trung phân tích. Còn về lâu dài, phải nghiên cứu xây dựng cơchế kết hợp nguồn vốn có sự đóng góp của hệ thống ngân hàng, vốn ngân sách, cácquỹ đầu tư và từ nhân dân.

Như vậy sẽ góp phần giảm tính rủiro vì từ trước đến nay, việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa thu hútđược nhiều đơn vị, doanh nghiệp do tính rủi ro cao.

Tuy nhiên, ông Trung cũng chorằng, để đề án hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thànhthực sự đi vào cuộc sống, nguồn vốn thực sự đến được với người nông dân, cầnphải rà soát tìm ra các điểm “nghẽn” trong cơ chế, chính sách kể cả với hoạtđộng vay và cho vay. Trong đó không loại trừ khả năng, cấp chính quyền cơ sởcũng có thể đứng ra bảo lãnh tín chấp cho các hộ vay vốn của các tổ chức tíndụng.

Theo Hạ Quỳnh
Tín dụng nông nghiệp vẫn nghẽn từ chính sách



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.