Hỡi ôi! Chuyện làm đẹp

“Bạn em nói uống thuốc nội tiết tố giúp ngực to ra, chỉ cần uống bốn viên thôi, nhưng em không biết ngực có to vĩnh viễn không?”, “Em thấy quảng cáo thuốc ngừa thai D giúp mịn da, giảm cân, em tính uống để giảm cân nhưng không biết có sao không”...

“Bạn em nói uống thuốc nộitiết tố giúp ngực to ra, chỉ cần uống bốn viên thôi, nhưng em không biếtngực có to vĩnh viễn không?”, “Em thấy quảng cáo thuốc ngừa thai D giúp mịnda, giảm cân, em tính uống để giảm cân nhưng không biết có sao không”...

Những thắc mắc trên xuất hiệnngày càng nhiều ở các phòng khám chuyên khoa và các diễn đàn sức khỏe. Vìmuốn làm đẹp nhanh chóng và rẻ, nhiều chị em tự ý mua thuốc nội tiết tố uốnghoặc để các “chuyên gia thẩm mỹ” tiêm silicon lỏng vào cơ thể, kết cục lànhận những hậu quả nặng nề.

Những lầm tưởng “chếtngười”

Bác sĩ Phạm Thị Ánh Tuyết (chuyênkhoa 2 khoa sản Bệnh viện Nhân Dân Gia Định) cho biết nội tiết sinh dục nữgồm các nội tiết tố của trục hạ đồi - tuyến yên, tuyến sinh dục và tuyếnthượng thận, trong đó các nội tiết tố GnRH, LH, FSH và các nội tiết tốsteroid sinh dục có tính quyết định trong chức năng sinh sản.

Hỡi ôi! Chuyện làm đẹp

Đừng để mình phải gánh chịu thảm họa của việc làm đẹp quá đà

Các steroid chủ yếu do buồngtrứng và bánh nhau thai kỳ sản xuất dưới tác động của vùng hạ đồi tuyến yên,gồm estrogen, progesterone và androgen, trong đó estrogen và progesterone làthành phần chủ yếu của các loại thuốc nội tiết tố (gọi tắt của thuốc nộitiết sinh dục nữ) hiện nay.

“Estrogen và progesteronekích thích hệ thống ống dẫn sữa tăng trưởng, nang tuyến sữa phát triển, gâycảm giác vú căng lên; riêng estrogen còn giúp tích tụ mô mỡ dưới da ở vú làmvú to lên. Tuy nhiên khi ngưng thuốc thì ngực cũng hết căng. Do vậy chị emphụ nữ không nên dùng nội tiết tố để “nâng cấp” vòng 1, vì không hiệu quả màcòn bị tác dụng phụ như nám da, tức ngực, buồn nôn, thay đổi tâm tính; nguyhiểm nhất là gây ức chế hoạt động của buồng trứng đưa đến rối loạn kinhnguyệt như rong kinh, có thể thúc đẩy nhanh hơn nguy cơ ung thư ở nhữngngười có mầm mống bệnh...”, bác sĩ Tuyết nói.

Đối với da, ThS.BS Lê TháiVân Thanh (giảng viên bộ môn da liễu Đại học Y dược TP.HCM) cho biết thuốcnội tiết tố chỉ có ưu điểm trị mụn trứng cá, tuy nhiên nó chỉ là lựa chọnthứ hai của các bác sĩ chuyên khoa, vì không phải dạng mụn trứng cá nào cũngdo ảnh hưởng của nội tiết tố.

Với những trường hợp bịmụn ở tuổi dậy thì, dùng thuốc nội tiết tố sẽ gây ức chế hệ thống trục hạđồi - tuyến yên chưa hoàn chỉnh dẫn đến ức chế hoạt động của buồng trứng, cóthể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này” - bác sĩ Tuyết cảnh báo.

Riêng phụ nữ mãn kinh hoặctiền mãn kinh muốn dùng thuốc nội tiết tố để tiếp tục có kinh, với hi vọng“níu kéo” tuổi trẻ và sắc đẹp, bác sĩ Tuyết giải thích: dùng thuốc nội tiếttố thay thế đương nhiên có kinh, nhưng không thể giữ được vẻ tươi trẻ. Vấnđề của họ là cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thểdục, cố gắng giảm stress.

Chỉ sử dụng khi có nhữngtriệu chứng thiếu hụt nội tiết tố rõ rệt; trước khi dùng cần khám sức khỏekỹ và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Tiền mất tật mang

Hỡi ôi! Chuyện làm đẹp

Silicon không gây chết người, nhưng nếu kỹ thuật tiêm không đúng hoặc số lượng silicon quá nhiều... đều có thể khiến bệnh nhân tử vong

TS.BS Nguyễn Anh Tuấn (trưởngkhoa tạo hình - thẩm mỹ Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM) cho biết gần đây anh vừamổ cho một bệnh nhân từng bơm silicon vào ngực. “Bệnh nhân tới bệnh việntrong tình trạng bộ ngực gần như bị cắt toàn bộ, chỉ còn da. Nguyên do saukhi tiêm silicon một thời gian, ngực bệnh nhân bị u cục, đau đớn... buộcphải mổ lấy silicon ra. Tuy nhiên do silicon di trú sang nơi khác, lẫn vàocác mô, không thể phát hiện hết nên cứ sau một thời gian bệnh nhân lại bịđau, lại phải mổ...” - ông kể.

Đây chỉ là một trong số nhiềutrường hợp bị biến chứng sau khi tiêm silicon lỏng để làm đẹp. Điều đáng longại là phần lớn những người này không tìm hiểu kỹ về “chất làm đẹp” mà họsắp dùng, miễn là rẻ và có thể giúp họ bù đắp khiếm khuyết của cơ thể.

Theo TS.BS Nguyễn Anh Tuấn,silicon có ba dạng: đặc, gel và lỏng. Tuy nhiên silicon lỏng đã bị cấm dùngcho người, trừ một số trường hợp đặc biệt (chủ yếu dùng trong nhãn khoa).Nguyên nhân silicon lỏng có thể gây biến chứng như viêm (viêm phản ứng môtại chỗ), di chuyển tới nơi khác (di trú)... với những biểu hiện như đổi màuda, vón cục, gây đau...

Silicon không gây chếtngười, nhưng nếu kỹ thuật tiêm không đúng hoặc số lượng silicon quá nhiều...đều có thể khiến bệnh nhân tử vong”, BS Tuấn cho biết.

Ông cảnh báo rằng để đánh lừanhững người có hiểu biết, gần đây một số người đã dùng silicon lỏng dưới cáitên “mỡ nhân tạo”.

Theo Tuổi Trẻ




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.