Đứa trẻ có tính cách quá hào phóng, lớn lên khó thoát khỏi 3 loại kết cục, cha mẹ nên dạy con học cách từ chối

Một nhân cách "lấy lòng" sẽ làm cho trẻ sống rất mệt mỏi, cũng sẽ làm trẻ trở nên quá để tâm đến quan điểm của người khác, rất câu nệ.

Hầu hết trẻ em có một điểm chung về những gì chúng thích, đó là muốn sở hữu, không cho bất cứ ai.

Điều này cũng dẫn đến nhiều bậc cha mẹ sẽ giáo dục con cái của mình học cách chia sẻ để có được hạnh phúc.

Nhưng trên thực tế, tính cách của đứa trẻ quá hào phóng cũng không phải là một điều tốt, cha mẹ đừng vui mừng quá sớm.

Một đứa trẻ có tính cách hào phóng, không biết từ chối, không hẳn là tốt.

Con của chị Lý từ nhỏ đã ngoan ngoãn hiểu chuyện, ở trường rất hòa thuận với bạn bè, có nhiều quan hệ tốt.

Điều này cũng nhờ vào sự dạy dỗ của chị, người luôn dạy con phải rộng lượng, khi có cái gì tốt, cái gì đẹp thì nên chia sẻ cho những đứa trẻ khác, như vậy tất cả mọi người đều hạnh phúc.

Nhưng dần dần, chị nhận ra con mình hào phóng quá mức. 

Đứa trẻ có tính cách quá hào phóng, lớn lên khó thoát khỏi 3 loại kết cục, cha mẹ nên dạy con học cách từ chối-1

Để con không bị đói khi ở trường, chị Lý thường cho con mang một túi bánh nhỏ để ăn trong thời gian nghỉ giữa các tiết học. Nhưng lần nào con chị về nhà cũng kêu đói. Hỏi mới biết thì ra cậu bé đã chia túi bánh nhỏ của mình cho các bạn.

Không chỉ vậy, vào mỗi giờ tan học, con chị Lý thường xuyên không ra cổng trường đúng giờ, khiến chị đợi bên ngoài rất lo lắng. Chị cứ nghĩ vì con làm gì sai nên bị cô giáo giữ lại phạt, hóa ra lại là thằng bé vì ngại từ chối yêu cầu của bạn cùng lớp nên rất thường xuyên ở lại thêm giờ để giúp các bạn trực nhật.

Chứng kiến con như vậy, trong lòng chị Lý ưu sầu không thôi. Chị vốn muốn dạy con điều tốt nhưng tốt quá mức lại thành không tốt nữa. Xem ra đứa trẻ có tính cách quá hào phóng và không biết từ chối, sẽ sống rất mệt mỏi.

Tại sao trẻ lại quá hào phóng?

Hầu hết các bậc cha mẹ và giáo viên sẽ dạy trẻ hào phóng, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Dưới sự dạy dỗ ngày này qua ngày khác, khái niệm hào phóng tự nhiên sẽ ăn sâu bám rễ vào tâm trí trẻ, khi gặp bất cứ sự việc gì, điều đầu tiên trẻ nghĩ đến là phải hào phóng. 

Sự hiểu lầm ý nghĩa nội tại của từ “hào phóng” 

Trẻ em không thực sự hiểu được ý nghĩa của từ hào phóng. Trẻ chỉ đơn giản nghĩ rằng chia sẻ với mọi người, giúp đỡ người khác là hào phóng.

Sự hiểu biết sai lầm như vậy sẽ làm cho đứa trẻ quá hào phóng và nghĩ rằng chỉ cần giúp người khác nghĩa là đã làm được một việc tốt và rất thành tựu.

Một đứa trẻ có tính cách quá hào phóng, lớn lên khó thoát khỏi 3 loại kết thúc:

Không biết từ chối, cay đắng cho chính mình

Đứa trẻ có tính cách quá hào phóng, lớn lên khó thoát khỏi 3 loại kết cục, cha mẹ nên dạy con học cách từ chối-2

Một đứa trẻ quá hào phóng, tương lai có thể phát triển thành không biết từ chối người khác; bất kể người khác đưa ra yêu cầu gì, trẻ sẽ ngại từ chối nên đồng ý.

Điều này sẽ vô tình khiến trẻ thêm rất nhiều việc và cũng vất vả hơn mà đó đều không phải là việc của trẻ, khiến chính bản thân mình khổ cực. 

Quá vì người khác

Những đứa trẻ quá hào phóng sẽ luôn luôn quá quan tâm đến suy nghĩ của người khác, quá vì lợi ích của người khác. Bất kể là làm chuyện gì, đều sẽ nghĩ đến người khác trước, sợ mình làm chuyện gì sai nên không dám ý kiến mà phải thăm dò mọi người.

Một nhân cách "lấy lòng" như vậy sẽ làm cho trẻ sống rất mệt mỏi, cũng sẽ làm trẻ trở nên quá để tâm đến quan điểm của người khác, rất câu nệ.

Bản thân trở nên không quan trọng

Quá hào phóng sẽ làm trẻ cảm thấy suy nghĩ và cảm xúc của chúng không quan trọng, tất cả mọi thứ đều dựa trên ý tưởng của người khác.

Dù rất muốn làm chuyện hay thứ mình thích, chỉ cần người khác không đồng ý, chúng sẽ tự động đem suy nghĩ cùng cảm nhận của mình vứt bỏ, trở nên rất hèn mọn.

***

Vì vậy, cha mẹ trong việc giáo dục con cái, phải nắm bắt mức độ tốt, không chỉ yêu cầu trẻ em nắm được ý nghĩa thực sự của hào phóng mà còn dạy trẻ biết cách từ chối, dạy trẻ hiểu rằng suy nghĩ của chính bản thân con cũng rất quan trọng. 

Theo V.A - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.