Em bé 4 tháng tuổi đột nhiên mở miệng nói chuyện, phát âm rõ ràng khiến cả gia đình phát hoảng

Thật khó tin, một em bé 4 tuổi đã có thể đối đáp được với bố, khiến dân mạng phải trầm trồ: “Thần đồng”.

Mới đây, trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện một đoạn video em bé 4 tháng tuổi bất ngờ lên tiếng đối đáp rõ ràng với bố. Trong video cả gia đình đang ở trong phòng khách, người bố đang đùa giỡn với em bé bên nôi. Người bố hỏi: "3 năm nữa con sẽ đi học mẫu giáo, có vui không?" Không ngờ, em bé 4 tháng tuổi đột nhiên trả lời rõ ràng: "Vui". Một màn thần kỳ nhất thời này khiến cả nhà sợ ngây người.

Em bé 4 tháng tuổi đột nhiên mở miệng nói chuyện, phát âm rõ ràng khiến cả gia đình phát hoảng-1

Mẹ của em bé vui vẻ nói: "Bình thường tôi cũng sẽ dạy con trai gọi cha mẹ, thằng bé lại không nói. Nhưng ngày hôm đó rất kỳ diệu, bố hỏi em bé, em bé rõ ràng đáp “vui. Cả gia đình chúng tôi rất vui.  Sau tất cả, con trai tôi mới chỉ 4 tháng tuổi nên tôi cảm thấy rất sốc khi thằng bé có cảm giác thần đồng!”

Cảnh tượng này khiến cả gia đình sợ ngây người, dân mạng thì bình luận:

- "4 tháng tuổi biết nói, chắc chắn là thần đồng rồi”

- “Phát âm rõ ràng như vậy, thật sự là thiên tài nhỏ”

- Lợi hại như vậy, có phải là cậu bé “xuyên không”đến đây không?

Em bé 4 tháng tuổi đột nhiên mở miệng nói được 1 từ khó, là tình cờ hay thực sự là một thần đồng? Em bé bình thường bao nhiêu tuổi sẽ bắt đầu biết nói?

Em bé 4 tháng tuổi đột nhiên mở miệng nói chuyện, phát âm rõ ràng khiến cả gia đình phát hoảng-2

Theo các bác sĩ Nhi khoa, trẻ em thường đến 1-3 tuổi, có thể bắt đầu nói từ từ, nhưng trên thực tế, sự phát triển cụ thể của mỗi đứa trẻ là khác nhau, thời gian cũng sẽ có sự khác biệt.

Một số trẻ em, nói muộn hơn, chẳng hạn như hơn 3 tuổi hoặc thậm chí là hơn, có thể là vì bố mẹ chưa có sự hướng dẫn đủ, quá nuông chiều hoặc do trẻ bị chậm phát triển.

Em bé từ 7, 8 tháng tuổi, có thể phát ra âm thanh "yan-ah", sau đó là giai đoạn học ngôn ngữ tăng vọt, nói chung là 1-3 tuổi đã có thể từ từ mở miệng để nói chuyện. Trẻ em học ngôn ngữ dựa vào bắt chước, và bắt chước chủ yếu từ cha mẹ, vì vậy cha mẹ trong giai đoạn này nên kiên nhẫn giao tiếp với trẻ em, khuyến khích trẻ nói nhiều hơn.

Khả năng nói và biểu hiện của trẻ cần phải được nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ. Em bé hy vọng cha mẹ có thể hiểu được điều mình nói, muốn thông qua giao tiếp cha mẹ để có được khả năng ngôn ngữ. Nếu trẻ đang cố gắng để nói, nhưng cha mẹ quá lo lắng, không để trẻ nói hết, trẻ sẽ mất động lực nói chuyện.

Theo V.A - Vietnamnet


Thần đồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.