DN Nhà nước: Thay tên đổi họ, luật chơi không đổi?

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là nếu việc chuyển đổi hoàn thành thì có thực tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng hay tăng năng lực cạnh tranh công nghiệp nội địa không?

Chỉ còn gần một tuần nữa là Luật doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hết hiệulực theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 (l/7/2010 là hạn cuối cùng) và theođúng cam kết WTO. Theo đó, hơn 1.500 DNNN sẽ chuyển sang mô hình Cty trách nhiệmhữu hạn (TNHH) một thành viên và hoạt động theo Luật DN. 

DN Nhà nước: Thay tên đổi họ, luật chơi không đổi?
Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là nếu việc chuyển đổi hoàn thành thì có thựctạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng hay tăng năng lực cạnh tranh côngnghiệp nội địa không?

Câu trả lời được TS. Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện khoa học giá cả thịtrường (Bộ Tài Chính) đưa ra là, việc chuyển đổi này chỉ mang tính hình thức chođúng với cam kết của WTO, bình mới nhưng rượu vẫn cũ, chỉ đổi tên mà không thayđổi về bản chất. 

Theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ, những đối tượng của việc chuyển đổilà doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn và doanh nghiệp thuộc diện cổphần hóa nhưng khó có khả năng hoàn thành trước ngày 1/7/2010, cần tạm thờichuyển sang công ty TNHH một thành viên, sau đó chuyển đổi tiếp sang công ty cổphần.

Như vậy về thực chất, việc chuyển đổi chỉ là thay đổi tên gọi mang tính hìnhthức (vì không cần xử lý tài chính, lao động), vẫn phải thực hiện nhiều lầnchuyển đổi lòng vòng đối với một doanh nghiệp (từ DNNN thành lập theo quy địnhcủa Luật DNNN sang công ty TNHH một thành viên và từ công ty TNHH một thành viênsang công ty cổ phần), gây tốn kém về tiền bạc của Nhà nước, thời gian, nhân lực...

Trong chuyển đổi doanh nghiệp, điều quan trọng nhất cần chuyển đổi và quyết địnhhiệu quả của việc chuyển đổi là vấn đề tài chính và tổ chức, lao động. Việcchuyển đổi hiện nay bất cập ở chỗ vẫn giữ nguyên cơ chế tài chính, tài sản, cơchế tổ chức, lao động thì không thể xem là chuyển đổi doanh nghiệp, mà đơn thuầnchỉ là chuyển “tên” doanh nghiệp. Theo đó, mục đích và hiệu quả của việc chuyểnđổi sẽ không cao và việc chuyển đổi chỉ mang tính hình thức.

DN Nhà nước: Thay tên đổi họ, luật chơi không đổi?
Việc chuyển đổi DNNN sang cty TNHH một thành viên liệu có phải chỉ là hình thức?

Nói cách khác, rõ ràng khichuyển sang cty TNHH một thành viên không nâng cao khả năng về mặt quản trị củaDN vì không có sự thay đổi về bộ phận lãnh đạo, nguồn vốn và quan hệ với đối tác. 

Từ góc độ trong nước, việc “sáp nhập” doanh nghiệp nhà nước vào “sân chơi chung”,dù có thay đổi ít nhiều về luật chơi, doanh nghiệp Nhà nước vẫn là của Nhà nước. 

Theo nghị định trên, sau khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên, chủ sở hữu của các công ty này là Thủ tướng, hay Bộ, hay ủy ban nhândân, và các công ty mẹ (trong mô hình công ty mẹ-công ty con, hay tập đoàn kinhtế nhà nước). Đội ngũ kinh doanh dĩ nhiên do các chủ sở hữu này chỉ định, vàđiều tất yếu là nhân sự vẫn sẽ chỉ loanh quanh “ông nọ bà kia”. 

Ngoài ra, nếu chuyển DNNN sang cty TNHH một thành viên thì có nghĩa Nhà nước sẽphải chịu trách nhiệm về phần vốn đã góp vào DN, nếu DN làm ăn phá sản thì cũngđồng nghĩa Nhà nước sẽ mất toàn bộ vốn. Tuy nhiên, ở VN gần như Nhà nước vẫnđứng đằng sau đảm bảo cho hoạt động, DN hết vốn thì Nhà nước sẽ cung ứng chohoặc đứng ra bảo lãnh và đi vay về cho DN.

Một điểm nữa là sau chuyển đổi, quyền chủ động của từng doanh nghiệp Nhà nước cụthể được tăng thêm, sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động dễ dàng hơn. Song, nhìn từgóc độ của doanh nghiệp tư nhân điều này sẽ làm tăng thêm mức độ bất bình đẳngtrên sân chơi chung.

Doanh nghiệp Nhà nước với thế mạnh được dùng vốn Nhà nước (không kể các lợi thếkhác như danh tiếng Nhà nước, mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước từ trước) sẽđược tự cho phép tham gia cạnh tranh bất cứ lĩnh vực nào có lợi nhuận. Việc nàygây hậu quả chèn ép, bất công bằng, đối với khối doanh nghiệp tư nhân.

  • Theo N.Yến
    Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.