"Doanh nghiệp xăng dầu kéo rủi ro về phía người tiêu dùng"

Sự “nhảy múa” của giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu, trong đó có xăng dầu là một trong những vấn đề khá nóng khi Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội, sáng 225.


Vấn đề không ổn hiện naylà doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã kéo rủi ro về cho chính người tiêu dùngcủa mình

Sự “nhảy múa” của giá cả nhiềumặt hàng thiết yếu, trong đó có xăng dầu là một trong những vấn đề khá nóng khiQuốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội, sáng 22/5.

"Doanh nghiệp xăng dầu kéo rủi ro về phía người tiêu dùng"
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng cần xem lại việc điều hành giá xăng dầu

Trao đổi với báo chí, TS Trần Du Lịch, Phótrưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM cho rằng,vấn đề không ổn hiện nay là doanh nghiệp đã kéorủi ro về cho chính người tiêu dùng của mình.

Thưa ông, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng áplực lạm phát thời gian qua một phần bắt nguồn từviệc ồ ạt tăng giá các mặt hàng thiết yếu trongđó có xăng dầu?

Trước hết phải nói là giá chỉ tăng mạnh từ trongtháng 3 và quý 1. Từ tháng 4 chậm lại rồi. Việctăng giá vừa rồi một phần là do chi phí đẩy,nhưng tôi cho rằng ngay từ đầu năm khi Chính phủđiều chỉnh giá một loạt mặt hàng như vậy thì yếutố về tâm lý là rất quan trọng.

Yếu tố tâm lý tạo ra lạm phát ỳ. Giá cả lên nócứ nằm đó và không xuống nữa. Chính cái lạm phátỳ này cần phòng ngừa khi chúng ta đồng loạt tănggiá quá nhiều thứ. Và khi cộng yếu tố tâm lý thìchi phí đẩy tạo mặt bằng giá cao hơn. Để giảiquyết yếu tố tâm lý, trong những đợt tăng lươngnhư thế này tránh việc điều chỉnh giá các mặthàng thiết yếu khác để người ta thấy an tâm rằnglương tăng không làm tăng giá thứ khác.

Riêng về câu chuyện giá xăng dầu, trong khi giádầu thô thế giới liên tục đi xuống trong nhiềutuần qua nhưng giá bán lẻ xăng trong nước chưachịu giảm. Ý kiến của ông thế nào?


Tôi cho rằng điều hành giá xăng dầu vừa qua cầnxem xét lại. Khi có biến động trên thị trườngthế giới thì ào ào thuyết phục làm sao tăng giácho bằng được. Nhưng khi giá giảm xuống thấy ôngnào cũng im re. Vì vậy việc điều hành cần tínhtới vai trò tổ chức một quỹ bình ổn giá như thếnào của quốc gia để bảo vệ thị trường chứ cứ nhưthế này thì tôi thấy không ổn.

Hiện nay chúng ta đang tính tới việc đánh thuếcả môi trường, rồi thu về phí giao thông vớixăng dầu. Tôi cho rằng phải tránh tối đa việc đểmột lít xăng phải gánh quá nhiều loại thuế vàphí. Chúng ta nghĩ rằng đây là loại gián thu,thu cái gì qua xăng dầu cũng dễ nhất, sướng nhất.

Nhưng chúng ta không nên nghĩ vậy. Vì xăng dầuvừa là chi phí sản xuất và vừa là chi tiêu củangười dân. Phương tiện đi lại chủ yếu của ngườidân là xe hai bánh. Trong chi tiêu của họ cóxăng, chi phí vận tải. Khi tăng giá xăng như vậythì chi phí vận tải tăng, và tăng dây chuyền chứkhông tăng bình thường. Thành ra đây là vấn đềcần tính.

Theo tôi trong điều hành hiện nay phải nâng caovà phát huy đúng vai trò của quỹ bình ổn giáxăng dầu do Nhà nước điều khiển chứ không phảidoanh nghiệp.

Thưa ông, ngay cả khi giá dầu đã giảm mạnh,nhưng các doanh nghiệp xăng dầu đầu mốitrong nước vẫn than lỗ. Ông nghĩ như thế nàovề trách nhiệm của doanh nghiệp trong câu chuyệngiá xăng dầu hiện nay?

Khi lập quỹ bình ổn giá xăng dầu thì cần quyđịnh luôn trách nhiệm của các thành viên thamgia. Hiện nay gọi là các doanh nghiệp xăng dầunhưng chỉ có một vài doanh nghiệp nắm thị phầnchi phối. Cái đó gọi là độc quyền tự nhiên.Thành ra cần có vai trò của Nhà nước can thiệpthông qua quỹ bình ổn chứ không thể để họ tự làmnhư hiện nay.

Và cần hướng tới buộc các doanh nghiệp phải thamgia vào thị trường quốc tế để chia sẻ rủi ro. Vềnguyên tắc kinh tế thị trường, anh tham gia thịtrường tương lai để chia sẻ rủi ro biến động giácho thị trường thay vì anh kéo rủi ro về chochính người tiêu dùng của mình. Cần nâng vai tròcủa doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế,chứ như hiện nay cứ rủi ro là doanh nghiệp mangvề hết cho người tiêu dùng của mình. Đấy là vấnđề không ổn.

Theo ông thì có giải pháp nào để kiểm chứngsự lỗ, lãi thật sự của các doanh nghiệp kinhdoanh xăng dầu?

Đây là do hiện nay còn độc quyền tự nhiên. Đánhgiá lại chi phí giá thành của các doanh nghiệplớn cần có kiểm toán độc lập dựa trên nhiều yếutố. Anh đã tham gia kinh doanh thì Nhà nước phảicó quan điểm tương đối độc lập và định hướngbuộc doanh nghiệp phải theo. Trong trường hợpanh không làm được thì để người khác làm chứkhông thể theo anh được. Đơn giản là vậy.

Với câu chuyện về giá còn nhiều vấn đề như vậythì theo ông lạm phát năm nay sẽ ở mức nào?

Cứ với đà này, cả năm có thể giữ lạm phát ở mứcmột con số. 7% thì khó nhưng 8-9% có thể đạtđược.

Theo kinh nghiệm của tôi, nguy cơ bột phát giácả do vấn đề tiền tệ không còn nữa. Năm ngoáidoanh nghiệp tận dụng lãi suất hỗ trợ 4% để nhậpvật tư nguyên liệu rất nhiều và đủ để tăng nănglực sản xuất trong năm nay. Và trong điều kiệnsức sản xuất đang tăng khiến tăng cung, thì tổngcầu được cân đối.

Yếu tố tâm lý hiện không còn lớn, mà tác độngtới lạm phát hiện chủ yếu là chi phí đẩy. Cáinày dễ kiểm soát hơn, nếu mỗi tháng chỉ số giágiữ ở mức 0,4-0,5% thì đến cuối năm 8-9% hoàntoàn có thể đạt được.

Thế còn ảnh hưởng do biến động từ thị trườngthế giới đã được tính đến chưa, thưa ông?

Biến động từ thị trường tiền tệ thế giới, nguycơ lớn nhất là dầu thô tăng. Yếu tố đó chúng tachưa tiên liệu được. Nhưng bây giờ đặt trong bốicảnh hiện nay tương đối ổn. Theo dự báo củachúng tôi thế giới đang phục hồi một cách chậtvật, thành ra là cái biến động các loại hàng hóalớn có lẽ không xảy ra từ nay đến cuối năm.

Còn với cuộc khủng hoảng đồng euro và nợ của HyLạp chủ yếu tác động tới thị trường tài chínhchứng khoán chứ không biến động ở thị trườnghàng hóa. Chúng tôi thấy cái may trong năm 2010này là khả năng thanh toán quốc tế (ngoại hối)các nguồn dự báo là dương, nhờ vậy có thể ổnđịnh được tỷ giá. Cái này rất quan trọng.

Nghị quyết Quốc hội kỳ trước đưa ra chỉ tiêugiữ lạm phát ở mức 7%. Vậy theo ông thì  kỳ họpnày có cần điều chỉnh chỉ tiêu này cho sát vớidự báo 8-9%?

Tôi nghĩ không cần điều chỉnh. Chúng ta cứ giữnhư nghị quyết trước đây để cố gắng phấn đấu.

Theo Minh Hằng
"Doanh nghiệp xăng dầu kéo rủi ro về phía người tiêu dùng"



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.