Khủng hoảng, “đại gia” cũng khất nợ

Trong số những "con nợ" lớn mà Tổng cục Thuế nhắc đến trong năm vừa qua có những cái tên Hoàng Anh Gia Lai, Vinashin, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội...

Trong số những "con nợ" lớnmà Tổng cục Thuế nhắc đến trong năm vừa qua có những cái tên Hoàng Anh GiaLai, Vinashin, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội...

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong năm 2011, tỷ trọngnợ khó thu trên tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) ở mức 1,1%, tăng so năm2010 (năm 2010 là 1%).

Phía Tổng cục lý giải, do trong những năm vừa qua, nhiềudoanh nghiệp thành lập chỉ với mục đích buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, khôngcó hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi mua và sử dụng một số quyền hóađơn rồi bỏ trốn không chấp hành nộp tiền thuế đã kê khai với cơ quan thuế.

Một số doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đầu vào bất hợp phápvới mục đích gian lận tiền thuế của Nhà nước, khi cơ quan chức năng pháthiện, ra quyết định truy thu tiền thuế và phạt theo quy định thì doanhnghiệp bỏ trốn.

Khủng hoảng, “đại gia” cũng khất nợ
(ảnh Bích Diệp).

Thậm chí, có doanh nghiệp tự giải thể, ngừng hoạtđộng vẫn còn nợ thuế nhưng không thông báo với cơ quan thuế. Số tiềnthuế nợ của đối tượng này chiếm 56,7% trong tổng nợ khó thu.

Về phần nợ “có khả năng thu”, số liệu của Tổng cục chobiết đến này tỷ trọng của hạng mục này trên tổng thu NSNN năm 2011 là 5,9%,tăng so mức 5,1% hồi 2010.

Với một năm kinh doanh khó khăn như 2011, nhiều doanhnghiệp không tránh khỏi thua lỗ, bao gồm cả những “đại gia” trong các ngànhnghề mà báo cáo của Tổng cục Thuế cũng phải “điểm mặt chỉ tên”.

Chẳng hạn, tình trạng “đóng băng” ở thị trường bất độngsản đã khiến Hoàng Anh Gia Lai phải nợ thuế lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Hay như những doanh nghiệp có số nợ hàng chục tỉ đồng,nhưng thời gian nợ lại kéo dài như Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam(Vinashin) – Công ty TNHH một thành viên, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, côngty Cavico xây dựng cầu hầm, CTCP Bia và nước giải khát Phú Yên, CTCP tậpđoàn Thành Công…

Phía cơ quan thuế nhà nước ghi nhận, nguyên nhân dẫn đếntình trạng này nằm ở những yếu tố khách quan, do sức tiêu thụ hàng hóa chậm,ngân hàng thắt chặt cho vay nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt chậmđể chiếm dụng tiền thuế làm vốn kinh doanh.

Việc thanh toán tiền hàng trong giao dịch mua bán giữacác bên cũng bị kéo dài, mục đích cũng nhằm chiếm dụng vốn lẫn nhau, dẫn đếntình trạng nợ đọng thuế.

Số tiền thuế nợ của đối tượng này theo đánh giá của Tổngcục chiếm 72,3% tổng số nợ thuế, trong đó trên 90 ngày chiếm 63,3%. Dù vậy,cơ quan chức năng vẫn cho rằng “số nợ này còn có khả năng thu hồi được”.

Hiện, tổng nợ thuế đang chiếm tỷ trọng 6,9% trên toàn bộtổng thu NSNN năm 2011.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.