Mỹ, Anh có nguy cơ mất định mức tín nhiệm Aaa

Hai quốc gia có hạng mức tín nhiệm nợ cao nhất Aaacó nguy cơ không giữ được “điểm số” này trong một vài năm tới khi mà nợ chínhphủ của họ chất cao như núi.

Hai quốc gia có hạng mức tínnhiệm nợ cao nhất Aaa có nguy cơ không giữ được “điểm số” này trong một vài nămtới khi mà nợ chính phủ của họ chất cao như núi. Cảnh báo trên được đưa ra trongbối cảnh nhiều nước châu Âu đã và đang có nguy cơ phải đương đầu với khủng hoảngnợ chính phủ.

Theo tờ New York Times, hãng địnhmức tín nhiệm Moody’s ngày 15/3 lên tiếng cảnh báo về rủi ro bị đánh tụt hạngmức tín nhiệm nợ của Mỹ, Anh và một số quốc gia phương Tây khác như Pháp và Đức.

Moody’s cho hay, trái phiếu kho bạc Mỹ có thể không giữ được hạng mức tín nhiệmAaa hiện nay nếu Washington để khối nợ liên bang vượt tầm kiểm soát. Theo tổchức này, Mỹ và Anh đang tiến rất sát tới chỗ bị mất mức điểm tín nhiệm nợ caonhất.

Triển vọng định mức tín nhiệm mà Moody’s dành cho Mỹ hiện nay là “ổn định”,nhưng Moody’s cho rằng, xét ở mọi góc độ, “khoảng cách tới chỗ bị đánh tụt địnhmức tín nhiệm chỉ còn rất ngắn”.

Mỹ, Anh có nguy cơ mất định mức tín nhiệm Aaa

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama ước tính, thâm hụt ngân sách của nước này năm tài khóa hiện tại sẽ tăng lên mức 10,6% GDP, cao nhất từ năm 1946 (Ảnh: Reuters)

New York Times nhận định, nếu việc đánh tụt hạngmức tín nhiệm xảy ra, thì mất mát đối với nướcMỹ sẽ không chỉ là niềm tự hào. Rủi ro lớn nhấtsẽ là Chính phủ Mỹ không còn khả năng vay nợtrên thị trường quốc tế với mức lãi suất “hời”để chi tiêu thoải mái, vượt cả thu ngân sách từthuế, như hiện nay.

Định mức tín nhiệm nợ của một quốc gia hay tổchức phát hành nợ cho phép các nhà cho vay vànhà đầu tư khả năng thanh toán nợ của quốc giahay tổ chức đi vay đó. Định mức tín nhiệm caođồng nghĩa với việc chủ nợ không phải lo lắngnhiều, và ngược lại, định mức tín nhiệm thấpthường dẫn tới việc giới đầu tư trái phiếu đòihỏi mức lãi suất cao hơn.

Nếu một nước phải trả lãi suất trái phiếu cao,gánh nặng nợ nần có thể buộc chính phủ nước đógiảm chi tiêu và tăng thuế, hoặc áp dụng cùnglúc cả hai biện pháp này. Gần đây, khó khăn nàyphản ánh rõ nét ở Hy Lạp, nơi các cuộc đình côngvà tuần hành liên tục diễn ra để phản đối cácbiện pháp thắt lưng buộc bụng mà Athens đề ra.

“Tăng trưởng kinh tế sẽ không thể một mình giảiquyết được vấn đề nợ nần ngày càng phức tạp”,Moody’s tuyên bố. Theo tổ chức này, để giữ địnhmức tín nhiệm Aaa, tỷ lệ giữa số tiền lãi mà cácquốc gia phải trả so với thu ngân sách của nướcđó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về chi tiêucông tới mức mà, trong một số trường hợp, có thểdẫn tới phản ứng mạnh từ phía người dân.

Hiện tại, mức nợ của Mỹ được xem là còn nằmtrong khả năng chi trả, với tỷ lệ tiền lãi sovới thu ngân sách chính phủ trong năm tài khóahiện tại đã giảm còn 8,7%, từ mức 10% cách đâyhai năm.

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama ước tính,thâm hụt ngân sách của nước này năm tài khóahiện tại sẽ tăng lên mức 10,6% GDP, cao nhất từnăm 1946, và nợ liên bang cũng lên tới 64% GDP.Chi tiêu của Chính phủ Mỹ năm nay cũng có thểlên tới 25,4% GDP, một tỷ lệ cao nhất kể từ thờiChiến tranh Thế giới thứ 2.

Tại Anh, tỷ lệ nợ công so với GDP cũng đượcChính phủ nước này dự báo duy trì ở mức 90%.Giới phân tích thì cho rằng, con số trên còn cóthể tăng cao hơn, đe dọa định mức tín nhiệm nợcủa đảo quốc này.

Từ trước tới nay, các nước Mỹ, Anh, Pháp và Đứcluôn được Moody’s dành cho định mức tín nhiệm nợAaa. Theo các chuyên gia của Moody’s, trong nhómnước này, rủi ro “mất điểm” của Mỹ và Anh là lớnhơn cả do mức nợ công và thâm hụt ngân sáchkhổng lồ.

Mỹ, Anh có nguy cơ mất định mức tín nhiệm Aaa
Tỷ lệ nợ công so với GDP của Mỹ, Anh, Đức, Pháp

Tháng 5/2009, Moody’s đã hạ định mức tín nhiệmnợ của Nhật Bản từ Aaa xuống còn Aa2 do gánhnặng nợ nần quá lớn của đất nước mặt trời mọc.

Ông Arnaud Mares, tác giả chính của báo cáo,nhận định, nếu sự phục hồi tăng trưởng khôngdiễn ra đủ mạnh, chính phủ các nước này có thểđối mặt với khó khăn lớn trong việc giảm bớt cácbiện pháp hỗ trợ nền kinh tế và thực hiện chínhsách thắt lưng buộc bụng. Khi đó, ngân hàngtrung ương có thể buộc phải tăng lãi suất trướckhi nền kinh tế đủ điều kiện cho phép, đẩy sốtiền lãi nợ vay tăng lên, làm khoản nợ quốc giathêm phình to.

Sau Hy Lạp, một quốc gia châu Âu ngấp nghé bờvực khủng hoảng khác là Tây Ban Nha mới đây cũngphải đưa ra các biện pháp thu hẹp thâm hụt ngânsách công, dù đây là một lựa chọn khó khăn vàvấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân.

Theo Mai Phương
Mỹ, Anh có nguy cơ mất định mức tín nhiệm Aaa



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.