Ngân hàng chật vật tăng vốn

Dù lộ trình tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng đặt ra từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn còn 20 ngân hàng thương mại cổ phần chưa đủ mức vốn này.

Dù lộ trình tăng vốn điềulệ lên 3.000 tỉ đồng đặt ra từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn còn 20 ngân hàngthương mại cổ phần chưa đủ mức vốn này.

Hiện có khoảng 20 NH chưa đủvốn điều lệ 3.000 tỉ đồng, trong đó có một số NH vốn điều lệ đang ở mức1.000 tỉ đồng.

Sẽ không gia hạn

Trong buổi gặp gỡ báo chí mớiđây, Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định sẽ không gia hạn cho việctăng vốn của các NH, bởi lộ trình này đã có từ năm 2006, đủ thời gian để các NHchuẩn bị và thực hiện tiến trình này. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, mộtsố NH  đang gặp không ít khó khăn trong việc tăng vốn. Thị trường chứng khoáncũng không mấy thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu. Vì vậy cũng không ít NHtính đến việc giữ lại lợi nhuận để tăng vốn nhưng lợi nhuận của các NH vốn nhỏlại không nhiều. Và một hình thức được chọn hiện nay là phát hành trái phiếu đểkhi cần thì chuyển đổi thành cổ phiếu. Tuy vậy, theo phân tích của một chuyêngia tài chính, về tổng thể, các NH nhỏ lại khó phát hành trái phiếu hơn so vớicác NH lớn.

Ngân hàng chật vật tăng vốn

Đại Á là một trong những ngân hàng đang nỗ lực tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng trong năm nay. Ảnh: Hồng Thúy

Mua bán, sáp nhập: Khôngdễ!

Bà Dương Thu Hương, Tổng Thưký Hiệp hội NH, cho biết cái khó của NH là ở lộ trình tăng vốn tiếp theo từ3.000 tỉ đồng lên 5.000 tỉ đồng trong một tương lai không xa. Nhưng tâm lýcủa các NH không ai muốn thương hiệu bao nhiêu năm gầy dựng của mình bị muabán, sáp nhập. TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Kinh doanh Trường ĐH Ngân hàngTPHCM, cho rằng mua bán, sáp nhập NH thường được xem như là điều  nhạy cảmvà dễ gây tâm lý “dị ứng” nhưng đó là điều rất bình thường, thậm chí sẽ tốtnếu các NH đuối sức trong việc tăng vốn.

TS Lê Thẩm Dương cũng chobiết thông tư hướng dẫn việc mua bán, sáp nhập, giải thể của NH đã đượchướng dẫn cụ thể nhưng vấn đề không phải dễ dàng. Bởi việc tăng vốn còn phảichịu thêm một áp lực khác đó là quản trị sao cho tốt vì vốn lớn, quy mô lớnđồng nghĩa với rủi ro cao, đòi hỏi phải có sự điều hành quản lý chuyênnghiệp.

Mặt khác, nếu hai NH cùngnhỏ, nhập  lại với nhau thì gần như là một người “đi hai chiếc dép trái” nêncũng không mấy thuận lợi. Còn nếu như một NH nhỏ sáp nhập NH lớn thì dễ xảyra chuyện NH lớn muốn thôn tính... Chưa kể, về mặt kỹ thuật, hình thức sápnhập cũng nhiêu khê, như đánh giá năng lực nội tại của NH, các khoản nợ xấu,nợ quá hạn...

Theo Sơn Nhung
NLĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.