Ngành thép nội địa: Nghèo mà xài sang

Theo thống kê của Hải quan, tổng lượng thép và nguyên liệu thép nhập khẩu vào VN từ đầu năm 2010 đến ngày 1552010 đạt hơn 3,6 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 2,2 tỷ USD, trong đó mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ cũng lên tới 97% đối với phôi thép và tăng 121% đối với sản phẩm thép cuộn.

Hiệp hội Thép VN (VSA) cho biết, theo lộ trình cam kết WTO, năm 2010, lượng théptừ các nước ASEAN, Trung Quốc và Nga nhập khẩu vào VN ngày càng nhiều do đượcgiảm thuế (ít nhất 1% với mỗi mặt hàng). Ngành thép trong nước sẽ khó khăn hơnkhi không còn được Nhà nước hỗ trợ nhiều nữa, nên khó có thể cạnh tranh với thépngoại.

Ngành thép nội địa: Nghèo mà xài sang
Theo thống kê của Hải quan, tổng lượng thép và nguyên liệu thép nhập khẩuvào VN từ đầu năm 2010 đến ngày 15/5/2010 đạt hơn 3,6 triệu tấn, kim ngạchnhập khẩu đạt hơn 2,2 tỷ USD, trong đó mức tăng thấp nhất so với cùng kỳcũng lên tới 97% đối với phôi thép và tăng 121% đối với sản phẩm thép cuộn.

Kêu cứ kêu

Trước tình hình đó, và theo kiến nghị của các DN thép ngày 20/5/2010, Bộ CôngThương đã ban hành Thông tư số 22/TT-BCT về áp dụng Giấy phép nhập khẩu tự độngđối với một số sản phẩm thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, v.v) là nhữngsản phẩm trong nước đã thừa công suất so với nhu cầu nhằm thực hiện mục tiêukiềm chế nhập siêu năm 2010 của Chính phủ. Thông tư có hiệu lực thi hành từ5/7/2010 đến hết 31/12/2010.

Bản thân Hiệp Hội Thép cũng đã có văn bản kiến nghịthêm một số mặt hàng thép sản xuất trong nước đã ở mức cung vượt cầu quá xa đểBộ Công Thương xem xét bố sung như: ống thép, thép mạ kim loại và sơn phủ màu,đồng thời điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sơn phủ màu từ 5% lên 15%để bảo vệ sản xuất trong nước... Trên thực tế, trong niều năm qua, mỗi khi bịthép ngoại cạnh tranh, các DN trong nước lại kiến nghị lên Chính phủ và cácngành chức năng, đề nghị được bảo hộ.

Theo Bộ Công thương, việc ban hành Bộ quychuẩn thép cán nguội VN là hết sức cần thiết. Đây không chỉ là chuyện bảo vệthương hiệu sản phẩm thép trong nước mà còn là tiêu chí để phân loại, xếp hạngsản phẩm. Đó cũng là điều kiện, là áp lực buộc DN phải đầu tư công nghệ hiện đại.Rào cản này được các nước phát triển áp dụng để chặn bớt hàng nhập khẩu, bảo vệsản xuất trong nước.

Ngành thép nội địa: Nghèo mà xài sang
Tính đến thời điểm này, số lượng dự án thép được cấp phép trên cả nước đã có tổng công suất 40 triệu tấn/năm, gấp đôi so với quy hoạch

Tuy nhiên, điều đáng nói là, mặc dù được Bộ Công thương sửdụng với mục đích bảo vệ thép trong nước, nhưng chính các DN thép trong nướccũng sẽ gặp khó với những quy định này.

VSA cho biết, hàng rào kỹ thuật sẽ ápdụng với cả hàng nội và khi đó DN trong nước sẽ đối diện với nhiều trở ngại. Đólà thiết bị, công nghệ của ngành thép còn hạn chế, các rào cản kỹ thuật có thểsẽ đẩy chi phí lên; những cản trở về giá, điều kiện vận chuyển; các nhà cung ứngmuốn giữ công nghệ tốt nhất cho mình để làm lợi thế cạnh tranh...

Với những trởngại đó, nếu xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao, quá khắt khe theo chuẩnquốc tế với những công nghệ hiện đại nhất, sẽ có ít DN trong nước đáp ứng được.Và câu chuyện lại biến thành một vòng tròn không có kết thúc: DN kêu- được bảohộ - khi được bảo hộ - lại kêu.

Hoang vẫn cứ hoang

Mới đây VSA lại có công văn số 62/HHTVN ngày 3/6/2010 đến Chính phủ, phản ánhtình trạng cấp phép xây dựng các dự án thép tràn lan, sai quy hoạch; công suấtđầu tư vào ngành thép vượt quá xa so với nhu cầu trong nước. Theo thống kê mớinhất của Hiệp hội Thép VN, năng lực sản xuất của các nhà máy gang thép của VNthừa đáng lo ngại:

Cụ thể, công suất thép cán nguội hiện là 2,5 triệu tấn/nămtrong khi sản xuất năm 2009 chỉ có trên 481 ngàn tấn, thừa hơn 2 triệu tấn côngsuất. Công suất thép cán xây dựng là 7,83 triệu tấn nhưng sản xuất chỉ trên 4triệu tấn, thừa gần một nửa năng lực.

Công suất các nhà máy sản xuất phôi théplà 5,73 triệu tấn nhưng thực tế sản xuất chỉ đạt khoảng 2 triệu tấn. Công suấtống thép hàn là 1,3 triệu tấn/năm nhưng sản xuất chỉ đạt trên 473 ngàn tấn/năm.Công suất thép lá mạ kim loại là 1,2 triệu tấn/năm nhưng sản xuất chỉ đạt 816ngàn tấn/năm...

Quy hoạch phát triển ngành thép đến năm 2025 với tổng công suất20 triệu tấn/năm. tuy nhiên tính đến thời điểm này, số lượng dự án thép được cấpphép trên cả nước đã có tổng công suất 40 triệu tấn/năm, vượt gấp đôi so với quyhoạch.

Và có một thực tế là bản thân các địa phương, vì mục tiêu thu hút đầu tư nên...đua nhau cấp phép cho các dự án thép, bất chấp các dự án này... nằm ngoài quyhoạch chung của ngành thép. Hiệp hội Thép VN kiến nghị Thủ tướng chỉ thị các địaphương thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ trong việc cấp giấy phépđầu tư cho ngành thép.

Trong thời gian tới chỉ cấp phép đầu tư để sản xuất cácsản phẩm thép VN chưa sản xuất được như thép dẹt cán nóng, thép chế tạo, théphợp kim, thép chất lượng và các nguyên liệu cho ngành thép...

Chính phủ và cácđịa phương cần nhanh chóng rà soát lại tiến độ thực hiện các dự án, đặc biệt làcác dự án đầu tư lớn của nước ngoài triển khai chậm trễ, lưu ý khả năng tàichính để tiếp tục thực hiện dự án, nếu không có lý do chính đáng thì có thể phảirút giấy phép để tránh lãng phí, vì diện tích đất của các dự án chiếm rất lớn,việc triển khai kéo dài có thể cản trở các nhà đầu tư khác có tiềm lực.

Hiệp hội Thép VN cũng kiến nghị, Chính phủ cần rà soát lại việc cấp phép củacác địa phương trong thời gian gần đây, nếu không thực hiện đúng như quyđịnh của Chính phủ và các bộ, ngành quản lý thì yêu cầu địa phương phảichỉnh sửa lại.

Theo Minh Thảo
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.