Ra vỉa hè bán cà phê mang đi chỉ 15.000 đồng/cốc, người phụ nữ tỉnh lẻ 'sống khỏe' giữa đất Hà thành

Chỉ với cốc cà phê giá 15.000 đồng, người phụ nữ đến từ huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã có thể kiếm được hơn 300.000 - 400.000 đồng/ngày và "sống khỏe" ở Thủ đô.

Khoảng một năm trở lại đây, cà phê mang đi (take away – PV) trở nên phổ biến hơn ở Hà Nội. Loại hình cà phê này chủ yếu được bán vào buổi sáng các ngày trong tuần nhằm phục vụ nhu cầu uống cà phê buổi sáng của dân văn phòng.

Ghi nhận của phóng viên, tại một số tuyến phố ở Hà Nội như Tôn Thất Thuyết, Duy Tân (Cầu Giấy), Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), Xã Đàn (Đống Đa)… có rất nhiều xe đẩy bán cà phê mang đi.

Chị Đinh Thị Kiều (quê ở Anh Sơn, Nghệ An) từng lựa chọn công việc chế biến đồ uống (bartender) để mưu sinh tại Hà Nội.

Ra vỉa hè bán cà phê mang đi chỉ 15.000 đồng/cốc, người phụ nữ tỉnh lẻ sống khỏe giữa đất Hà thành-1

Công việc bán cà phê của chị Kiều chủ yếu diễn ra trong buổi sáng, mức thu nhập trung bình thu khoảng 300.000 - 400.000 đồng/ngày.

Thế nhưng, vì cuộc sống khó khăn sau dịch COVID-19 phải nghỉ việc, chị Kiều đã quyết định tự tin sắm cho mình chiếc xe đẩy để bắt đầu ra vỉa hè, khởi nghiệp với cốc cà phê có giá từ 15.000 đồng.

Tỉ mẩn xếp lại dụng cụ pha chế và từng chiếc cốc để thuận tay nhất khi làm cà phê cho khách, chị Kiều cho biết: "Trước đây, em làm pha chế cho một quán cà phê nhưng do kinh tế khó khăn, khách ít nên công việc kinh doanh của quán phải dừng. Nhận thấy nhu cầu của khách cũng như xu hướng hiện nay là bán đồ uống mang đi, sẵn có tay nghề nên em quyết định ra vỉa hè bán cà phê".

"Nếu như trước đây, có rất ít cà phê xe đẩy có mặt ở vỉa hè Hà Nội thì khoảng một vài năm trở lại đây, một tuyến phố ở Hà Nội có đến hàng chục chiếc xe đẩy. Đây chính là xu hướng của loại hình kinh doanh này vì nhu cầu của người dân làm công việc văn phòng. Đầu giờ sáng, khi không có thời gian để ngồi nhâm nhi cà phê, họ sẽ mua đến văn phòng để vừa khởi đầu ngày mới bằng cốc cà phê, vừa bắt đầu công việc", chị Kiều cho hay.

Theo lời chị Kiều, vốn ban đầu để khởi nghiệp với xe cà phê mang đi cũng không nhiều và chị đã đầu tư chưa đầy 2 triệu đồng cho quầy cà phê di động, bao gồm: dụng cụ pha chế, nguyên liệu cà phê, cốc, nhựa, túi bóng…

Ra vỉa hè bán cà phê mang đi chỉ 15.000 đồng/cốc, người phụ nữ tỉnh lẻ sống khỏe giữa đất Hà thành-2

Với một cốc cà phê có giá từ 15.000 đồng, chị Kiều cho rằng, người tiêu dùng sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì mức giá này hợp túi tiền.

Với mức giá bán ra là 15.000 đồng/cốc, chị Kiều cho rằng đây là mức giá rất hợp lý, vừa túi tiền người lao động trong bối cảnh thời buổi khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên, theo chị Kiều, điều quan trọng hơn là người tiêu dùng bỏ 15.000 đồng để thưởng thức 1 cốc cà phê không đắt đỏ như ở quán sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn.

Chị Kiều cho biết: "Em chọn công việc này vì mình chủ động được thời gian. Chủ yếu bán vào buổi sáng từ 6h đến tầm hơn 10h là có thể về nghỉ. Bình quân mỗi ngày em cũng có thu nhập khoảng 300.000 – 400.000 đồng, hôm nào may mắn đông khách thì thu nhập nhỉnh hơn. Với mức thu nhập này, em thoải mái hơn cho chi tiêu ở Hà Nội".

Cũng khởi nghiệp bằng xe cà phê vỉa hè, chị Lê Nguyễn Hồng Hà (ở đường Mễ Trì, Nam Từ Liêm) cho biết, chị dành nguyên thời gian buổi sáng cho việc bán cà phê để kiếm thêm thu nhập, từ buổi chiều đến tối, chị tập trung cho việc học.

Chị Hà cho rằng, công việc bán cà phê khá vất vả vì phải thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị cà phê. Hơn nữa, bám đường để mưu sinh từ sáng sớm cho đến trưa, đòi hỏi người bán phải có sức khỏe.

Bởi việc xe cộ qua lại liên tục, tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời… rất vất vả với phụ nữ.

Theo chị Hà, hiện nay, có nhiều người bán cà phê mang đi, có người còn đi bán cà phê dạo nhưng "trăm người bán, vạn người mua".

Theo Sức khỏe đời sống

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ra-via-he-ban-ca-phe-mang-di-chi-15000-dong-coc-nguoi-phu-nu-tinh-le-song-khoe-giua-dat-ha-thanh-172231009171102117.htm

cà phê


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.