Tăng tốc đưa hàng vào Nhật

Nhiều mặt hàng như thủy sản, dệt may, rau quả... đãtận dụng được cơ hội từ việc cắt giảm hàng ngàn dòng thuế theo hiệp định đối táckinh tế Việt Nhật (và hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN NhậtBản để thâm nhập thị trường Nhật.

Nhiều mặt hàng như thủy sản,dệt may, rau quả... đã tận dụng được cơ hội từ việc cắt giảm hàng ngàn dòng thuếtheo hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (JVEPA) và hiệp định đối tác kinh tếtoàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) để thâm nhập thị trường Nhật.

Theo các chuyên gia của nhiềungành hàng, vẫn còn nhiều dư địa để doanh nghiệp trong nước tận dụng những lợiích hiệp định này mang lại trong năm 2010.

Chỉ đáp ứng 40-50% nhu cầu

Ông Lê Văn Quang, tổng giám đốcCông ty CP hải sản Minh Phú, cho biết nhiều năm qua xuất khẩu tôm VN vào thịtrường Nhật luôn chịu sức cạnh tranh so với sản phẩm của Thái Lan, Indonesia...do giá cao hơn.

Sau hơn một năm hiệp định JVEPAvà AJCEP có hiệu lực, ông Nguyễn Văn Kịch - tổng giám đốc Công ty CP Cafatex,đơn vị có 65% sản lượng xuất khẩu vào thị trường Nhật - thấy rằng việc giảm thuếđã có tác dụng cải thiện sức cạnh tranh của thủy sản VN.

“Bởi hiện tại dù chất lượng thủysản của chúng ta rất tốt nhưng do các chi phí về vận chuyển, hành chính, lãisuất... quá cao nên giá bán luôn cao hơn sản phẩm cùng loại của các nước trongkhu vực" - ông Kịch nhận xét.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuấtkhẩu thủy sản VN, năm 2009 thị trường Nhật vẫn đứng ở vị trí thứ hai trong tốpcác thị trường nhập khẩu thủy sản VN với hơn 750 triệu USD.

Tăng tốc đưa hàng vào Nhật

Sản xuất hàng xuất khẩu sang Nhật tại Xí nghiệp may Hiệp Bình Phước (Công ty cổ phần Sài Gòn 3) (Ảnh: T.V.N.)

Dù giảm 8,5% nhưng các nhà xuất khẩu thủy sảntrong nước cho biết việc cắt giảm thuế đối vớinhiều mặt hàng thủy sản đã góp phần tăng khảnăng cạnh tranh của hàng VN đối với các nướctrong khu vực cùng xuất khẩu vào Nhật.

Trong đó, đặc biệt là mặt hàngtôm xuất khẩu, bởi Nhật đang là thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất củaVN (chiếm 29,76% giá trị xuất khẩu) với kim ngạch ước đạt gần 400 triệu USD.

Xuất khẩu rau quả vào Nhật cũngkhởi sắc từ cuối năm 2009 khi có nhiều doanh nghiệp Nhật đến nhờ Hiệp hội Rauquả VN tìm đối tác mua nông sản VN với đơn hàng lên tới hàng ngàn tấn mỗi tháng,nhưng tiếc rằng các doanh nghiệp trong nước chỉ mới đáp ứng 40-50% nhu cầu.

Tình hình xuất khẩu đầu năm 2010khởi sắc hơn khi ông Huỳnh Quang Đấu, giám đốc Công ty Dịch vụ kỹ thuật nôngnghiệp An Giang, cho hay khối lượng hàng xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản đãtăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái cho các mặt hàng đậu đũa, khoai môn, khoailang tím...

Đã có không ít doanh nghiệp xuấtkhẩu rau quả khẳng định năm 2010 mặt hàng rau quả vào thị trường Nhật sẽ khảquan hơn do tác động kép của việc giảm thuế và phục hồi kinh tế.

Hiện Nhật Bản là thị trường xuấtkhẩu rau quả lớn thứ ba của VN (sau Trung Quốc và Nga), chiếm 12% tổng kim ngạchxuất khẩu.

Tiềm năng lớn chờ khai thác

Một trong những doanh nghiệp xuấtkhẩu hàng dệt may lớn nhất sang thị trường Nhật hiện nay là Công ty cổ phần SàiGòn 3, hiện đã ký được hợp đồng xuất khẩu đến hết năm 2010 với tổng giá trị hợpđồng ước lên đến 50 triệu USD, tương ứng 6 triệu sản phẩm.

Thủy sản dẫn đầu

Với việc khoảng 70% kim ngạch (trên 500 triệu USD) trong năm 2009, hàng thủy sản VN hiện đứng đầu bảng trong nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sang Nhật, vượt cả ngành dệt may về tỉ lệ sử dụng C/O form AJ từ hiệp định.

Trong hai tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 89,7 triệu USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2009.

Ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch HĐQT công ty, chobiết so với năm ngoái lượng đơn đặt hàng tăng ítnhất 20%, trong đó gần 50% từ AJCEP mang lại.Chỉ cần sản phẩm dệt may xuất khẩu từ VN cónguồn gốc nguyên liệu từ VN, Nhật, các nướcASEAN sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu bằng 0%thay vì 10% như trước.

“Cơ hội từ hiệp định rất lớn nếudoanh nghiệp chọn đối tác đúng” - ông Hồng nhận xét.

Tuy nhiên để hiệu quả phát huy,ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, cho rằng thịtrường Nhật vẫn có nhiều phân khúc như các thị trường khác, trong đó thị trườngcao cấp tuy chiếm tỉ trọng cao nhưng đang có xu hướng thu hẹp do nền kinh tếNhật vẫn ở giai đoạn phục hồi, còn nhiều khó khăn.

Còn thị trường loại trung bình vàđặc biệt là sản phẩm dành cho giới trẻ ngày càng mở rộng.

Giới trẻ Nhật tuy không kén chọnvề chất liệu nhưng đòi hỏi tính thời trang cao và mẫu mã cũng thay đổi nhanh.

Kinh nghiệm từ ông Phạm Xuân Hồngcũng chỉ ra nếu muốn làm ăn thật lâu dài và vững chắc với thị trường Nhật, cácdoanh nghiệp cần bắt đầu với những đơn hàng nhỏ dưới sự giúp sức của khách hàngđể mua nguyên liệu từ Thái Lan hoặc Indonesia, trong đó tại Thái Lan có khánhiều nhà máy được đầu tư từ nguồn vốn của Nhật.

Ở góc độ rộng hơn, Hiệp hội Dệtmay VN cũng cho biết vừa tham gia vào một dự án của ASEAN gọi là “ASEANresource” nhằm giúp các doanh nghiệp ngành dệt may các nước liên kết với nhautrong việc tổ chức sản xuất sản phẩm may mặc xuất khẩu.

Đây cũng là một cơ hội lớn chocác doanh nghiệp đưa sản phẩm dệt may có xuất xứ ASEAN vào Nhật.

Theo Trần Vũ Nghi - TrầnMạnh
Tăng tốc đưa hàng vào Nhật



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.